• Không có kết quả nào được tìm thấy

57. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Sở GDĐT Ninh Bình (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "57. Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021-2022 môn Hóa Học - Sở GDĐT Ninh Bình (Lần 1) (File word có lời giải) - Thư viện tải tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GDĐT NINH BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) (40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ THI THỬ TN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 067 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.

Câu 41: Số nguyên tử cacbon trong phân tử alanin là:

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 42: Trong phân tử Gly-Ala-Val-Lys thì amino axit đầu C là:

A. Gly. B. Val. C. Lys. D. Ala.

Câu 43: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.

B. Nicotin (có nhiều trong thuốc lá) có thể gây ung thư phổi.

C. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc.

D. Khí SO2 là tác nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 44: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO. C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca.

Câu 45: Saccarozơ là một loại đisasaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là:

A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C2H4O2. D. C6H12O6.

Câu 46: Etyl propionat có mùi thơm quả dứa, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp. Etyl propionat được điều chế từ axit và ancol nào sau đây?

A. C2H5COOH, C2H5OH. B. CH3COOH, C2H5OH.

C. C2H5COOH, CH3OH. D. CH3COOH, CH3OH.

Câu 47: Loại polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong mạch polime?

A. Tơ nilon-6,6. B. Protein. C. Tơ olon. D. Tơ lapsan.

Câu 48: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. Alanin. B. Gly-Ala. C. Metylamin. D. Etyl fomat.

Câu 49: Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp các oxit Al2O3, CuO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn gồm:

A. Al, Cu, MgO. B. Al2O3, Cu, MgO. C. Al2O3, Cu, Mg. D. Al, Cu, Mg.

Câu 50: Nước cứng là nước chứa nhiều ion:

A. Cu2+, Fe3+. B. Na+, K+. C. Ca2+, Mg2+. D. Al3+, Fe3+. Câu 51: Số đồng phân este có công thức phân tử C3H6O2 là:

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 52: Để điều chế kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp:

A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy.

C. nhiệt luyện. D. điện phân dung dịch.

Câu 53: Trong y học, glucozơ là “biệt dược” có tên gọi là:

A. Đường mía. B. Đường máu. C. Huyết tương. D. Huyết thanh ngọt.

Câu 54: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. Anilin. B. Lysin. C. Axit glutamic. D. Metylamin.

Câu 55: Ở nhiệt độ thường kim loại Na phản ứng với nước, thu được các sản phẩm là:

A. NaOH và O2. B. Na2O và O2. C. NaOH và H2. D. Na2O và H2.

(2)

Câu 56: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất:

A. xà phòng và glixerol. B. glucozơ và glixerol.

C. xà phòng và ancol etylic. D. glucozơ và ancol etylic.

Câu 57: Cho dãy chuyển hóa sau: X + CO2 + H2O → Y; Y + NaOH → X. Công thức của X là:

A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. Na2O. D. NaOH.

Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, hai chức, mạch hở) thu được CO2, H2O và 1,12 lít khí N2. Cho m gam X tác dụng hết vưới dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là:

A. 0,2 mol. B. 0,1 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.

Câu 59: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. PE được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp.

C. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.

Câu 60: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2

0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí và m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 0,64. B. 1,96. C. 1,28. D. 0,98.

Câu 61: Hòa tan hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,08 lít khí. Phần trăm khối lượng của Al trong X là:

A. 39,13%. B. 20,24%. C. 76,91%. D. 58,70%.

Câu 62: Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại Fe và X dư. X là kim loại nào sau đây?

A. Na. B. Fe. C. Mg. D. Cu.

Câu 63: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở cả dạng mạch hở và mạch vòng.

(b) Trong phân tử saccarozơ, hai gốc monosaccarit liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

(c) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(d) Dung dịch saccarozơ, glucozơ đều phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 64: Cho các phát biểu sau:

(a) Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(b) Ở điều kiện thường, alanin là chất rắn.

(c) Ở điều kiện thích hợp, tripanmitin tham gia phản ứng cộng H2.

(d) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.

Số phát biểu đúng là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 65: Cho các dung dịch: CH3COOH, C3H5(OH)3, glucozơ, anbumin (có trong lòng trắng trứng). Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là:

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 66: Cho các nhận định sau:

(a) Cho khí H2 dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO nung nóng thu được Fe và Cu.

(b) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.

(c) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.

(d) Crom là kim loại cứng nhất trong các kim loại.

Số nhận định đúng là:

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 67: Cho 8,9 gam alanin tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn khan thu được là:

A. 15,1 gam. B. 16,9 gam. C. 11,1 gam. D. 22,2 gam.

Câu 68: Khi thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ là:

(3)

A. C6H5COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C6H5ONa.

C. CH3COONa và C6H5OH. D. CH3COOH và C6H5ONa.

Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm propilen và 2 amin no mạch hở đồng đẳng kế tiếp trong oxi dư thu được 16,8 lít CO2, 2,016 lít N2 và 16,74 gam H2O. Khối lượng của amin có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn là:

A. 1,8 gam. B. 1,35 gam. C. 2,16 gam. D. 2,76 gam.

Câu 70: Cho các phát biểu sau:

(a) Tetrametylen-1,4-điamin là amin bậc hai.

(b) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, metylamin, axit glutamic.

(c) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, đun nóng) thu được tripanmitin.

(d) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.

(e) Xenlulozơ trinitrat được dùng là thuốc súng không khói.

Số phát biểu đúng là:

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 71: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

(1) X (dư) + Ba(OH)2 → Y↓ + Z + H2O.

(2) X + Ba(OH)2 (dư) → Y↓ + T + H2O.

Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất X là NaHCO3. Cho các nhận định sau:

(a) Y là BaCO3.

(b) Z là NaOH, T là Na2CO3.

(c) T có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

(d) X + Z → T + H2O.

Số nhận định đúng là:

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 72: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Khối lượng dung dịch giảm p (gam) theo thời gian điện phân t (giây) được biểu diễn như hình vẽ:

INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2022/03/0045.png" \*

MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE "http://hoctap.dvtienich.com/wp-content/uploads/2022/03/0045.png" \

* MERGEFORMATINET

Biết hiệu suất quá trình điện phân là 100%. Giá trị của m là:

A. 6,555. B. 8,74. C. 7,144. D. 9,325.

Câu 73: Hỗn hợp X gồm etyl fomat, etyl axetat và đietyl oxalat. Đun nóng 23,5 gam X với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 21,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong X là:

A. 27,23%. B. 40,85%. C. 35,62%. D. 20,55%.

Câu 74: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:

(a) 2CH4 (1500°C/làm lạnh nhanh) → X1 + 3H2. (b) X1 + H2 (Pd/PbCO3,t°) → X2.

(c) 3X2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3X3 + 2MnO2 + 2KOH.

(4)

(d) X4 + CH3OH → X5 + H2O.

(e) 2X4 + X3 → X6 + H2O.

Cho biết X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. X5 là monome để điều chế thủy tinh hữu cơ. Phân tử khối của X6 là:

A. 198. B. 184. C. 146. D. 170.

Câu 75: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và 35,64 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là:

A. 32,46. B. 12,87. C. 8,61. D. 12,48.

Câu 76: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.

(b) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(c) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Au.

(d) Khi cho thêm CaCl2 vào nước cứng tạm thời sẽ thu được nước cứng toàn phần.

(e) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và MgO nung nóng, thu được Fe và Mg.

(f) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.

Số phát biểu đúng là:

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

Câu 77: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2

dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Cho các nhận định sau:.

(a) Giá trị của m là 88,285 gam.

(b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.

(c) Phần trăm khối lượng FeCO3, trong X là 18,638%.

(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.

(e) Số mol Mg có trong X là 0,15 mol.

Số nhận định đúng là:

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 78: Hỗn hợp X gồm ba este đều mạch hở, trong mỗi phân tử este có số liên kết π không quá 5 và chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoản toản 31,88 gam X, thu được 62,48 gam CO2 và 18,36 gam H2O.

Đun 31,88 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm các muối (đều có mạch cacbon không phân nhánh) và hỗn hợp Z gồm các ancol đều no, đơn chức có tỉ khối so với He bằng 11,675. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là:

A. 55,1%. B. 54,1%. C. 45,9%. D. 46,6%.

Câu 79: Hỗn hợp X gồm ba este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 8,08 gam X trong O2, thu được H2O và 0,36 mol CO2. Mặt khác, cho 8,08 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2,98 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và dung dịch chứa 9,54 gam hỗn hợp ba muối. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc, thu được tối đa 2,26 gam hỗn hợp ba ete. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là:

A. 58,12%. B. 23,04%. C. 37,13%. D. 38,74%.

Câu 80: Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+3O5N3, có số nguyên tử C lớn hơn 6) và chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 1,3 mol O2, thu được N2. CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan có cùng số nguyên tử C trong phân tử (trong đó có một muối của α-aminoaxit). Giá trị của a là:

A. 33,5. B. 35,3. C. 35,8. D. 38,5.

(5)

ĐÁP ÁN VÀ GIẢI CHI TIẾT

41A 42C 43D 44A 45B 46A 47D 48C 49B 50C

51C 52B 53D 54A 55C 56A 57B 58B 59A 60D

61A 62C 63D 64A 65B 66D 67A 68B 69D 70B

71C 72B 73B 74A 75D 76A 77D 78C 79C 80C

Câu 43:

D sai, khí SO2 là một trong các khí gây nên mưa axit. Khí CO2 là tác nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 44:

Dãy A: Fe, Ni, Sn vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với AgNO3:

Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2 Ni+ 2HCl —> NiCl2 + H2 Sn + 2HCl —> SnCl2 + H2

Fe + 2AgNO3 —> Fe(NO3)2 + 2Ag Ni+ 2AgNO3 —> Ni(NO3)2 + 2Ag Sn + 2AgNO3 —> Sn(NO3)2 + 2Ag

Dãy B có CuO chỉ tác dụng với HCl, dãy C, D có Cu, Hg chỉ tác dụng với AgNO3.

Câu 48:

Metylamin (CH3NH2) không phản ứng với dung dịch NaOH.

Các chất còn lại:

Ala + NaOH —> AlaNa + H2O

Gly-Ala + 2NaOH —> GlyNa + AlaNa + H2O HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH Câu 49:

CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al

—> Chất rắn thu được gồm Al2O3, Cu, MgO.

Câu 51:

C3H6O2 có 2 đồng phân este: HCOOC2H5 và CH3COOCH3 Câu 57:

(6)

X là Na2CO3, Y là NaHCO3:

Na2CO3 + CO2 + H2O —> 2NaHCO3 NaHCO3 + NaOH —> Na2CO3 + H2O Câu 58:

nN2 = 0,05 —> nHCl phản ứng = nN = 2nN2 = 0,1 Câu 59:

A. Đúng, PE được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH2.

B. Sai, xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp (nhân tạo) C. Sai, amilozơ có mạch không phân nhánh

D. Sai, tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên Câu 60:

2H2O + 2e → 2OH + H2

→ nOH = 2nH2 = 0,04

Tốn 0,02 mol OH để trung hòa axit. Phần còn lại tạo Cu(OH)2

→ nCu(OH)2 = 0,01 mol = 0,98 gam Câu 61:

Đặt x, y là số mol Al, Fe —> mX = 27x + 56y = 13,8 nH2 = 1,5x + y = 0,45

—> x = 0,2; y = 0,15

—> %Al = 39,13%

Câu 62:

X dư khử được Fe3+ thành Fe —> X là Mg:

Mg dư + Fe3+ —> Mg2+ + Fe

Na khử H2O trước, còn Fe và Cu chỉ khử được Fe3+ về Fe2+.

Câu 63:

(a) Đúng, hai dạng vòng chuyển hóa qua lại thông qua dạng mạch hở.

(b) Đúng (c) Đúng

(d) Sai, tinh bột không phản ứng.

Câu 64:

(a) Sai, tơ nitron điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN

(b) Đúng, alanin tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có dạng tinh thể (thể rắn) điều kiện thường (c) Sai, tripanmitin là chất béo no

(d) Sai, saccarozơ không bị thủy phân trong kiềm

(7)

Câu 65:

Cả 4 chất đều phản ứng với Cu(OH)2: CH3COOH có phản ứng trung hòa, C3H5(OH)3 và glucozơ có phản ứng tạo phức xanh lam, anbumin có phản ứng màu biure.

Câu 66:

(a) Đúng

(b) Sai, Na khử H2O trước

(c) Đúng, vì dẫn điện, dẫn nhiệt đều do electron tự do gây ra.

(d) Đúng Câu 67:

nAla = 0,1

—> Chất rắn gồm AlaNa (0,1) và NaOH dư (0,1)

—> m rắn = 15,1 gam Câu 68:

Phenyl axetat (CH3COOC6H5) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được các sản phẩm hữu cơ là CH3COONa và C6H5ONa.

Câu 69:

C3H6 = 3CH2

Amin no, mạch hở = CH4 + ?CH2 + ?NH

Quy đổi X thành CH4 (a), CH2 (b) và NH (0,18, tính từ nN2) nCO2 = a + b = 0,75

nH2O = 2a + b + 0,18.0,5 = 0,93

—> a = 0,09; b = 0,66

Số N = nNH/a = 2 —> nAmin = nN2 = 0,09

—> nC3H6 = 0,21

—> nCH2(Amin) = b – 0,21.3 = 0,03

—> CH6N2 (0,06) và C2H8N2 (0,03) mCH6N2 = 2,76

Câu 70:

(a) Sai, NH2-(CH2)4-NH2 là amin bậc 1

(b) Đúng, valin không làm đổi màu quỳ tím, metylamin làm quỳ tím hóa xanh và axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.

(c) Sai, hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.

(d) Đúng (e) Đúng Câu 71:

(8)

(1) 2NaHCO3 dư + Ba(OH)2 —> BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (2) NaHCO3 + Ba(OH)2 dư —> BaCO3 + NaOH + H2O (a) Đúng

(b) Sai, Z là Na2CO3, T là NaOH

(c) Sai, T có thể làm mềm nước cứng tạm thời (d) Sai, X không phản ứng với Z.

Câu 72:

Đoạn 1: Thoát nCu = nCl2 = x

—> p = 64x + 71x = 2,7 —> x = 0,02

Đoạn 2 diễn ra trong khoảng thời gian bằng đoạn 1 nên ne đoạn 2 = 2x = 0,04 Nếu đoạn 2 thoát nH2 = nCl2 = 0,02 thì:

m giảm đoạn 2 = 0,02.2 + 0,02.71 < 4,3 – 2,7: Loại Vậy đoạn 2 thoát nCu = 0,02 và nO2 = 0,01

—> nCuSO4 = nCu tổng = 0,04 và nNaCl = 2nCl2 = 0,04

—> m = 8,74 Câu 73:

nC2H5OH = nNaOH = x, bảo toàn khối lượng:

23,5 + 40x = 21,7 + 46x —> x = 0,3

—> %O = 32x/23,5 = 40,85%

Câu 74:

X1 là C2H2 X2 là C2H4 X3 là C2H4(OH)2

X5 là monome để điều chế thủy tinh hữu cơ —> X5 là CH2=C(CH3)-COO-CH3

—> X4 là CH2=C(CH3)-COOH

—> X6 là [CH2=C(CH3)-COO]2C2H4

—> MX6 = 198 Câu 75:

Đặt 3x, 2x, x là số mol axit panmitic, axit oleic và triglixerit.

—> nNaOH = 3x + 2x + 3x = 0,12 —> x = 0,015 nH(X) = 3x.32 + 2x.34 + x.HY = 1,98.2

—> HY = 100

Y dạng (C15H31COO)y(C17H33COO)3-yC3H5

—> HY = 31y + 33(3 – y) + 5 = 100 —> y = 2

(9)

Vậy Y là (C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5 (0,015 mol)

—> mY = 12,48 gam Câu 76:

(a) Sai, catot xảy ra quá trình khử H2O tạo H2.

(b) Đúng:

Zn + Cu2+ —> Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám vào thanh Zn làm xuất hiện cặp điện cực Zn-Cu cùng tiếp xúc dung dịch điện li nên có ăn mòn điện hóa.

(c) Sai, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag (d) Đúng

(e) Sai, CO không khử được MgO nên thu được Fe và MgO (f) Đúng: AgNO3 dư + FeCl2 —> AgCl + Ag + Fe(NO3)3 Câu 77:

nSO42- = nBaSO4 = 0,605 mol nNH4+ = nNH3 = 0,025 mol

—> m kim loại trong X = 42,9 – 17(1,085 – 0,025) = 24,88 Đặt a, b là số mol O và CO2 trong X. Đặt x là số mol H2.

—> 16a + 44b = 31,12 – 24,88 = 6,24 (1) nNO + nNO2 = 0,2 – b – x

Bảo toàn N: nKNO3 = nNO + nNO2 + nNH3

—> nKNO3 = 0,225 – b – x

Sau phản ứng với NaOH thu được phần dung dịch chứa K2SO4 và Na2SO4, bảo toàn điện tích:

1,085 + 0,225 – b – x = 0,605.2 (2)

Bảo toàn H: 2nH2SO4 = 4nNH4+ + 2nH2 + 2nH2O

—> nH2O = 0,555 – x Bảo toàn khối lượng:

31,12 + 0,605.98 + 101(0,225 – b – x) = 24,88 + 39(0,225 – b – x) + 0,025.18 + 0,605.96 + 0,2.29,2 + 18(0,555 – x) (3)

Giải hệ (1)(2)(3):

a = 0,28 b = 0,04 x = 0,06

m = 24,88 + 39(0,225 – b – x) + 0,025.18 + 0,605.96 = 88,285 —> Nhận định a) ĐÚNG nKNO3 = 0,225 – b – x = 0,125 —> Nhận định b) sai

%FeCO3 = 0,04.116/31,12 = 14,91% —> Nhận định c) sai

(10)

nO = 4nFe3O4 + nFeCO3 —> nFe3O4 = 0,06 —> Nhận định d) sai

Số mol Mg chỉ tính được khi cho rằng Z không có Fe3+, bấm hệ nOH- và m kết tủa tính được Fe2+

(0,38) và Mg2+ (0,15) ---> (e) ĐÚNG

Bản word phát hành trên website Tailieuchuan.vn

Câu 78:

nCO2 = 1,42; nH2O = 1,02

—> nO = (mX – mC – mH)/16 = 0,8

—> nNaOH = 0,4

Z dạng CnH2n+OH (0,4 mol)

—> MZ = 14n + 18 = 11,675.4 —> n = 2,05 Bảo toàn khối lượng —> m muối = 29,2 nC(muối) = 1,42 – 0,4n = 0,6

nO(muối) = 2nNaOH = 0,8

—> nH(muối) = (m muối – mC – mO – mNa)/1 = 0

Muối không có H và không quá 5pi —> (COONa)2 (0,1) và C2(COONa)2 (0,1)

—> %(COONa)2 = 45,89%

Câu 79:

nH2O = (mY – mEte)/18 = 0,04 —> nY = 0,08

—> MY = 37,25 —> Y gồm CH3OH (0,05) và C2H5OH (0,03) nEste của ancol = 0,08 và nEste của phenol = x

Bảo toàn khối lượng:

8,08 + 40(2x + 0,08) = 9,54 + 2,98 + 18x

—> x = 0,02

Quy đổi muối thành HCOONa (0,08 + 0,02 = 0,1), C6H5ONa (0,02), CH2 (u), H2 (v) m muối = 0,1.68 + 0,02.116 + 14u + 2v = 9,54

Bảo toàn C —> 0,1 + 0,02.6 + u + nC(Y) = 0,36

—> u = 0,03; v = 0

—> Muối gồm HCOONa (0,07); CH3COONa (0,03) và C6H5ONa (0,02) Các este gồm:

HCOOCH3: 0,05 —> %HCOOCH3 = 37,13%

CH3COOC2H5: 0,03 HCOOC6H5: 0,02 Câu 80:

Đặt x, y là số mol X, Y nE = x + y = 0,2

(11)

nO2 = x(1,5m – 1,75) + y(1,5n – 0,25) = 1,3 nH2O = x(m + 1,5) + y(n + 1,5) = 1,3

—> x = y = 0,1, mx + ny = 1

—> m + n = 10

Với m > 6 —> m = 7, 8, 9 và n = 3, 2, 1 tương ứng.

Sản phẩm gồm 2 muối cùng C (1 muối của a-amino axit) + 1 khí làm xanh quỳ ẩm nên:

X là CH3COONH3-CH2-CONH-CH2-COONH3-CH3 Y là CH3COO-NH3-CH3

Muối gồm CH3COONa (0,2), GlyNa (0,2)

—> m muối = 35,8 gam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 22: Cho dung dịch chứa 9 gam glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag.. Số chất vừa tác dụng với

Câu 30: Cho hỗn hợp bột hai kim loại Zn, Ag vào dung dịch CuCl 2 sau một thời gian thu được hỗn hợp kim loại X.. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu

Cho X tác dụng với NaOH thu được ancol etylic, amin Z và hỗn hợp T gồm 2 muối, trong đó có một muối của axit cacboxylic không có phản ứng tráng bạc và một muối

Cho X tác dụng với NaOH thu được ancol etylic, amin Z và hỗn hợp T gồm 2 muối, trong đó có một muối của axit cacboxylic không có phản ứng tráng bạc và một muối

(b) Xenlulozơ bị thủy phân khi đun nóng (có xúc tác axit vô cơ) (c) Axit glutamic được dùng sản xuất thuốc hỗ trợ thần kinh (d) Trùng ngưng axit

(b) Xenlulozơ bị thủy phân khi đun nóng (có xúc tác axit vô cơ) (c) Axit glutamic được dùng sản xuất thuốc hỗ trợ thần kinh (d) Trùng ngưng axit

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 89,86 gam muối sunfat trung hòa và 3,36 lít khí X gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa

Lọc tách kết tủa, đun nóng phần dung dịch cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa nữa.. Sau khi hản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giản