• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 10/4/2021 Tiết: 57 Bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI

ĐỘNG VẬT VÀ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI(Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được một số ví dụ khác nhau cho thấy thực vật là nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật.

- Hiểu được vai trò gián tiếp của thực vật trong việc cung cấp thức ăn cho người, thông qua ví dụ cụ thể về dây chuyền thức ăn ( TV- ĐV- Con Người ).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

- KNS: Tích cực trong việc cải tạo môi trường sống, nâng cao chất lượng môi trường sống thông qua việc trồng cây ở địa phương, tuyên truyền vận động mọi người để thấy được vì sao phải trồng cây.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ bảo vệ thực vật.

4. Năng lực, phẩm chất a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tổng hợp thông tin .

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

c. Phẩm chất: trung thực, tự tin, tự lập.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Sưu tầm một số ảnh của một số loài thực vật có lợi và có hại đối với đời sống con người.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình, hợp tác nhóm nhỏ.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 13/04/2021

6B 13/04/2021

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

(2)

Câu hỏi: Khí Oxi do thực vật nhả ra có ý nghĩa như thế nào đối với các loài sinh vật? Lấy ví dụ về vai trò của thực vật làm nơi ở cho động vật?

3. Tổ chức các hoạt động học tập Tiết 2

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (22’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu được 2 vai trò của thực vật đối với động vật, vậy đối với đời sống con người thì thực vật có vai trò như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức(25’)

Mục tiêu: Học sinh biết được vai trò của thực vật đối với đời sống con người, biết được một số loài thực vật có lợi và có hại.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:

1.Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hàng ngày ? 2. Để phân biệt cây cối theo công dụng người ta đã phân loại thành những nhóm nào?

- GV yêu cầu HS kẻ bảng SGK vào tập, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng - GV nhận xét -> yêu cầu HS rút ra công dụng của thực vật.

- HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:

1. Cung cấp thức ăn, gỗ làm nhà, trái cây, thuốc quý, rau xanh,…

2. Nhóm cây ăn quả, cây làm thuốc, cây lương thực, cây làm cảnh, cây công nghiệp…

- HS kẻ bảng SGK vào tập, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng -> đại diện nhóm lên hoàn thành bảng phụ.

- HS rút ra công dụng của thực vật -> ghi bài.

II. THỰC VẬT VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

(3)

1: Những cây có giá trị sử dụng.

Thực vật có công dụng nhiều mặt: như cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ ...

Có khi cùng một cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau tuỳ bộ phận sử dụng.

Đó là nguồn tài nguyên quý giá, chúng ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ Quốc.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 48.3, 48.4 trả lời câu hỏi:

1. Kể tên cây có hại và tác hại cụ thể của chúng?

2. Ngoài những cây đã nêu trong SGK, em còn biết những cây có hại nào ngoài thực tế?

- GV giới hiệu về cây thuốc phiện: chất moocphin trong cây thuốc phiện là loại chất ma túy gây bệnh xã hội nguy hiểm nhưng lại có tác dụng giảm đau, an thần khi dùng với liều lượng nhẹ. Điều này giải thích vì sao trong ngành Dược người ta có thể sản xuất một số thuốc có moocphin (giảm đau, gây mê).

- GV cho HS thảo luận:

3. Tác hại của ma túy đối với sức khỏe con người

4. Thái độ của em trước tệ nạn ma túy -> hành động cụ thể nào?

- GV nhận xét, cho HS ghi bài

- GV cung cấp thêm thông tin: Nhiều khi tác dụng hai mặt của thực vật lại thể hiện ngay trê cùng một cây:

+ Cây trúc đào có lá rất độc, ăn phải có tểh gây nguy hiểm nhưng lại cho hoa đẹp dùng làm cảnh

+ Cỏ củ gấu (sốt ban), cây rau bợ (chữa sỏ thận) là những cây cỏ dại, mọc lẫn với cây trồng gây giảm năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng làm thuốc + Cây cà độc dược các bộ phận của cây đều có độc, dặc biệt là hạt nhưng lá có thể dùng chữa bệnh hen.

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình trả lời câu hỏi đạt:

1. Thuốc lá, thuốc phiện, cần sa: gây nghiện, gây ho lao, suy nhược thần kinh.

2. HS tự nêu: Cây trúc đào, cà độc dược, mã tiền, bã đậu…

- HS lắng nghe

- Các nhóm thảo luận -> nêu lên được hành động cụ thể:

+ Không sử dụng ma túy + Không hút thuốc lá

(4)

+ Tham gia phong trào tuyên truyền, phòng chống ma túy.

- HS ghi bài

2: Những cây có hại cho sức khỏe con người.

- Đối với những cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng khi khai thác, hoặc tránh sử dụng.

Đồng thời chống hút thuốc lá và sử dụng chất ma tuý.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (6') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Hầu hết các bộ phận của cây nào dưới đây đều chứa độc tố và gây hại đến sức khoẻ con người ?

A. Rau ngót B. Cần tây C. Trúc đào D. Chùm ngây

Câu 2. Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây ?

A. Duốc cá B. Đinh lăng C. Ngũ gia bì D. Xương rồng Câu 3. Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì ? A. Hêrôin B. Nicôtin C. Côcain D. Solanin

Câu 4. Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp ?

A. Họ Cúc B. Họ Lúa C. Họ Dừa D. Họ Bầu bí

Câu 5. Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa” ?

A. Tảo B. Rêu C. Dương xỉ D. Thông Câu 6. Cây nào dưới đây được dùng để sản xuất chất gây nghiện ? A. Anh túc B. Chè C. Ca cao D. Cô ca

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm

(5)

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Hãy kể tên những cây có hại cho sức khỏe con người?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (3’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV yêu cầu HS tuyên truyền về những cây có ích và những cây có hại cho sức khỏe để phát triển, nhân rộng những cây có ích và không trồng những cây có hại, và biết cách phong tránh. Biết và tìm hiểu một số cây có hại để nhận diện và phòng tránh.

4. Hướng dẫn về nhà(2’)

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.

- Đọc em có biết.

(6)

Ngày soạn: 10/04/2021 Tiết: 58 Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.

2. Kĩ năng

- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đồi sống con người và nền kinh tế.

- KNS: Giáo dục kỹ năng gìn giữ và phát triễn những giá trị của cuộc sống, trong đó có những giá trị về môi trường, phát triễn sự bền vững của môi trường, cải tạo môi trường sống.

3. Thái độ

- Tự xác định vai trò, trách nhiệm tuyên truyền bảo vệ thực vật ở địa phương.

4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

(7)

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

c. Phẩm chất: trung thực, tự tin, tự lập.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Tranh một số thực vật quý hiếm.

- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng.

2. Học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình, hợp tác nhóm nhỏ.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp(1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 14/04/2021

6B 16/04/2021

2. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày như thế nào? Cho ví dụ cụ thể.

- Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào?

3. Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (3’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Tập hợp tất cả những loài TV với các đặc trưng của chúng (hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống …) tạo sự đa dạng thực vật. Hiện nay sự đa dạng đó dang bị suy

giảm, vậy làm gì để bảo vệ sự ĐDTV?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (25’)

Mục tiêu: sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng

(8)

lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS:

1. Kể tên một số loài thực vật mà em biết?

2. Chúng thuộc ngành nào?

Sống ở đâu?

- GV bổ sung và chuyển ý:

Như vậy là chúng ta vừa làm một công việc nhận xét rất khái quát về tình hình thực vật ở địa phương nhưng chúng ta chưa biết được cụ thể thực vật ở đây có bao nhiêu loài, vì muốn thế phải nghiên cứu, điều tra kĩ, và đó là công việc của các nhà thực vật học khi nghiên cứu thực vật ở vùng nào đó. Bây giờ, chúng ta hãy xem các các nhà thực vật học cung cấp thông tin gì về tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam.

- HS thảo luận nhóm:

1. Một vài HS trình bày tên thực vật -> HS khác bổ sung.

2. Một HS nhận biết chúng thuộc ngành nào và sống ở những môi trường nào.

- HS lắng nghe và ghi bài.

1: Đa dạng của thực vật là gì?

Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.

a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục SGK tr.157 -> thảo luận: Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật?

- GV nhận xét, tổng kết lại về tình đa dạng của thực vật ở Việt Nam.

- GV yêu cầu HS kể tên một vài loài có giá trị kinh tế và khoa học.

b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam:

- HS đọc thông tin trong mục SGK tr.157 -> thảo luận trả lời:

+ Đa dạng về số lượng loài + Đa dạng về môi trường sống

- HS kể tên một vài loài có giá trị kinh tế và khoa học.

- HS lắng nghe và làm bài tập.

2: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam

a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật:

Việt nam có tính đa dạng về thực vật, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học

b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam:

* Nguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa

(9)

- GV nêu vấn đề: ở Việt nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100.000- 200.000 ha rừng nhiệt đới.

* Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới suy giảm tính đa dạng của sinh vật:

Hãy đánh dấu vào câu cho từng trường hợp đúng:

1. Chặt phá rừng làm rẫy 2. Chặt phá rừng để buôn bán lậu

3. Khoanh nuôi rừng 4. Cháy rừng

5. Lũ lụt

6. Chặt cây làm nhà - Căn cứ vào kết quả bài tập, thảo luận: Nêu nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật và hậu quả?

- GV liên hệ: Qua đọc báo, nghe đài,…, em có thể kể một vài mẩu tin về nạn phá rừng và cho biết ý kiến của mình?

- GV cho HS đọc thông tin về thực vật quý hiếm -> trả lời câu hỏi:

1. Thế nào là thực vật quý hiếm?

2. Kể tên một vài loài cây quý hiếm mà em biết?

- GV nhận xét.

* Đáp án: 1, 2, 4, 6.

- HS thảo luận trả lời:

+ Nguyên nhân: chặt phá rừng làm rẫy, để buôn bán lậu, cháy rừng, chặt cây làm nhà.

+ Hậu quả: (HS có thể nói về ảnh hưởng đối với việc bảo vệ môi trường như đã học) đối với các loài cây bị khai thác kiệt quệ.

- HS thông báo thông tin sưu tầm được.

- HS đọc thông tin về thực vật quý hiếm -> trả lời câu hỏi đạt:

1. Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức

2. HS tự kể tên một vài loài:

Loài Bách xanh, Thông đỏ, Vân Sam hoàng liên ….

- HS ghi bài.

bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống.

* Hậu quả: nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc bị mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí một số lài có nguy cơ bị tiêu diệt.

* Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.

- GV đặt vấn đề: - HS thảo luận, trả lời đạt: 3. Các biện pháp bảo

(10)

1. Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

2. Nêu các biện pháp bảo vệ tính đa dạng của thực vật?

3. Em đã làm những gì để bảo vệ tính đa dạng đó?

- GV chốt ý

1. Mối quan hệ giữa thực vật – môi trường – con người

Tầm quan trọng của sự đa dạng của thực vật.

2. Như SGK tr. 158

3. Tham gia trồng cây; bảo vệ cây cối;…

- HS ghi bài.

vệ sự đa dạng của thực vật.

Cần phải bảo vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng.

Các biện pháp: SGK tr. 159

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (6') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây ? A. Số lượng các loài B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài C. Môi trường sống của mỗi loài D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 2. Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch ?

A. Khoảng trên 12 000 loài B. Khoảng gần 10 000 loài C. Khoảng gần 15 000 loài D. Khoảng trên 20 000 loài

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ? A. Do tác động của bão từ

B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt

C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người D.Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta ? A. Xà cừ B. Bạch đàn C. Tam thất D. Trầu không Câu 5. Loại cây nào dưới đây được dùng để làm thuốc ?

A. Hoa sữa B. Sâm Ngọc Linh

C. Thông thiên D. Ngô đồng

Câu 6. Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?

1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.

2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.

3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 7. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm ?

A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao B. Lim, sến, táu, bạch đàn

(11)

C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh Câu 8. Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta ? A. Tam Đảo B. Cát Tiên

C. Ba Vì D. Cúc Phương

Câu 9. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Các nhà thực vật học nước ta đã thống kê được trên … loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam.

A. 500 B. 200 C. 300 D. 100

Câu 10. Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây ?

A. Cầm máu, trị thổ huyết B. Tăng cường sinh lực

C. Bổ máu, tăng hồng cầu D. Tất cả các phương án đưa ra Đáp án

1. D 2. A 3. C 4. C 5. B

6. D 7. C 8. B 9. C 10. D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (4’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- Tích cực trồng cây ở địa phương để góp phần bảo vệ sư đa dạng của thực vật ở địa phương, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng.

4. Hướng dẫn về nhà(1’)

- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.

(12)

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

- Đọc phần Em có biết.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp dạy học:Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan!. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực

Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: Năng

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực:

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực:

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.. Định hướng phát triển năng lực: Năng

Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề vào quá trình dạy học môn Vật lý ở trung học phổ thông, bài báo này nghiên cứu tầm quan trọng của bài tập Vật lý, trong đó