• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu 4 (2 điểm): Văn hóa truyền thống Ấn Độ :

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu 4 (2 điểm): Văn hóa truyền thống Ấn Độ :"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC (Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 1 NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10

(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm): Nêu đặc trưng kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông .

Câu 2 (1,5 điểm): Nguyên nhân ra đời thành thị trung đại Tây Âu? Tại sao nói thành thị trung đại là “ bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại” ?

Câu 3 (1,5 điểm): Trình bày những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo? Tác động của Nho giáo đến văn hóa Việt Nam thời phong kiến như thế nào?

Câu 4 (2 điểm): Văn hóa truyền thống Ấn Độ :

a. Được cấu thành bởi những yếu tố nào? Trình bày những yếu tố đó.

b. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á?

Câu 5 (3 điểm): Những cơ sở và điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang? Đặc điểm của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

---- Hết ----

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm

(2)

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC (Đáp án thi gồm có 02 trang)

HD CHẤM ĐỀ KSCL ĐỘI TUYỂN HSG LẦN 1 NĂM HỌC 2017- 2018

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10

Câu Ý Nội dung trình bày Điểm

1 * Đặc trưng kinh tế

- Nông nghiệp: là ngành kinh tế chính, chủ yếu là trồng cây lúa nước… 0,5 - Ngoài ra còn có một số nghề phụ: thủ công nghiệp, chăn nuôi... 0,25

* Đặc trưng xã hội

- Xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 giai tầng: quý tộc, nông dân công xã và

nô lệ. 0,25

- Quý tộc: chiếm một bộ phận nhỏ trong xã hội, có vị thế cả về kinh tế và

chính trị. 0,25

- Nông dân công xã: là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, có vai trò nuôi sống xã hội, họ nhận ruộng đất để canh tác song phải nộp một phần hoa màu thu hoạch được và làm không công cho quý tộc…

0,5

- Nô lệ: chủ yếu là tù binh và các thành viên công xã bị mắc nợ…, phải làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc…

0,25 2 1 Nguyên nhân ra đời thành thị

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất, biểu hiện trước hết trong nông nghiệp với kỹ thuật phát triển, năng suất lao động tăng…, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp…

0,25

- Một số thợ thủ công bỏ trốn khỏi các lãnh địa, ra các ngã ba đường, bến sông lập chợ, sau phát triển thành thị trấn và trở thành các thành thị…

0,25 - Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. 0,25 2 Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại

- Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên trong các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế

hàng hóa giản đơn phát triển. 0,25

- Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ

phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. 0,25 - Mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề hình

thành các trường đại học lớn…

0,25 3 1 Thành tựu tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo: giữ vai trò quan trọng, do Khổng Tử thời hán Vũ Đế khởi xướng.

Nhanh chóng trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc

0,5

- Phật giáo: thịnh hành, nhất là thời Đường… 0,25

2 Tác động đến Việt Nam

- Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam thông qua chính sách cai trị của các

triều đại phương Bắc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc nhằm đô hộ nước ta... 0,25 - Nho giáo dần được Việt hóa, trở thành tư tưởng của chế độ phong kiến Việt

Nam, là nội dung trong thi cử, tạo thành dòng văn học chính thống thời

0,5

(3)

phong kiến; hòa nhập vào cuộc sống của người dân…

4 1 Văn hóa truyền thống Ấn Độ gồm bốn yếu tố: tôn giáo, kiến trúc, chữ viết và văn học.

0,25 - Tôn giáo: Phật giáo ra đời khoảng thế kỉ VI TCN do nhà hiền triết Sit – đác

– ta khởi xướng, được truyền bá rộng rãi khắp Ấn Độ; Hin đu giáo khởi nguồn từ những tín ngưỡng dân gian, thờ 4 vị thần chính…

0,25

- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng, đặc sắc tạo cho

văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị vĩnh cửu: Cột A sô ca, chùa Hang… 0,25 - Chữ viết: ra đời sớm như chữ cổ vùng sông Ấn từ 3000 năm TCN…, từ

thời A sô ca với chữ Brami, sau phát triển, nâng lên thành hệ chữ Phạn… và được dùng phổ biến trong thời Gúp ta…

0,25

2 Ảnh hưởng đến Đông Nam Á

- Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Đông Nam Á, chủ yếu

trên 4 yếu tố: tôn giáo, chữ viết, văn học và kiến trúc. 0,25 -Cư dân Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo đã tạo nên đặc sắc văn hóa riêng

của mỗi quốc gia: tiếp thu cả đạo Phật và Hin đu giáo; trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã tự sáng tạo ra chữ viết của riêng mình;…

0,75

5 1 Điều kiện ra đời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

- Điều kiện tự nhiên: ra đời ở lưu vực các dòng sông Hồng, sông Mã, sông

Cả (đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều…) 0,5 - Điều kiện kỹ thuật: công cụ đồng thau trở nên phổ biến, con người đã biết

rèn sắt, sử dụng sức kéo của trâu bò và dùng cày…

0,5 - Điều kiện kinh tế: nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn biết chăn nuôi, săn

bắn, đánh cá và làm thủ công nghiệp… 0,5

- Điều kiện xã hội: Sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc, nhà nước ra đời...

Cộng đồng dân cư tương đối ổn định (công xã nông thôn), gắn bó bởi ý thức về dòng giống chung và đoàn kết trong đấu tranh chống tự nhiên và đấu tranh xã hội.

0,5

- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời. 0,25

2 Đặc điểm nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc

- Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành chủ yếu ở khu vực

đồng bằng Bắc Bộ (nên còn có tên là văn minh sông Hồng) 0,25 - Là nền văn minh của những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, của cộng

đồng làng xóm… 0,25

- Là nền văn minh đầu tiên thời dựng nước. Tuy còn sơ khai nhưng đã định hình bản sắc truyền thống của văn hoá Việt, tạo nền móng cho văn hóa dân tộc thời kì sau.

0,25

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Dưới thời phong kiến, cư dân Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết – văn học; kiến trúc –

- Dưới thời vương triều Gúp-ta, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tự về văn hóa, trên các lĩnh vực: tôn giáo, văn học, thiên văn học, y học và kiến trúc, điêu

- Văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc ảnh hưởng đến văn hoá Đông Nam Á rất sâu sắc và toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, chữ viết, văn học, kiến

- Tiếp thu hệ thống chữ viết, văn học của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết và các tác phẩm văn học riêng của dân tộc mình..

- Trên cơ sở văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập, có phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ Việt Nam

Bài viết này sẽ tiến hành việc tiếp cận Yêu ngôn qua góc nhìn văn hóa - ngôn ngữ, ngõ hầu giải mã sức mê hoặc của tác phẩm; cũng là để góp một phần vào việc nhận

Đạo hiếu Phật giáo có nhiều điểm tương đồng với đạo hiếu truyền thống vì vậy những nội dung cơ bản của đạo hiếu Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến văn hóa của người Việt

Hiện nay, những thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội cho thấy sự lệch chuẩn của gia đình, sự xuống cấp đạo đức, lối sống của dân tộc, trong đó có giá trị truyền