• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bên trái của hình chiếu đứng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bên trái của hình chiếu đứng"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 3 TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM

NHÓM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ

NỘI DUNG ÔN TẬP HKI KHỐI LỚP 8 2021 - 2022

A. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Hình chiếu đứng nằm ở đâu trên bản vẽ kĩ thuật?

A. Bên trái.

B. Bên phải.

C. Bên trên.

D. Bên dưới.

Câu 2: Hình chiếu bằng nằm ở đâu trên bản vẽ kĩ thuật?

A. Bên trái của hình chiếu đứng.

B. Bên phải của hình đứng.

C. Bên trên của hình chiếu đứng.

D. Bên dưới của hình chiếu đứng.

Câu 3: Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu đứng là hình gì?

A. Hình chữ nhật.

B. Hình tròn.

C. Hình tam đều.

D. Hình vuông.

Câu 4: Nếu đặt mặt đáy của hình hộp chữ nhật song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A. Hình tam giác cân.

B. Hình vuông.

C. Hình chữ nhật.

D. Hình tròn.

Câu 5: Nếu đặt mặt đáy của hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình vuông.

C. Hình tam giác đều.

D. Hình thang cân.

Câu 6: Nếu đặt mặt đáy của hình cầu song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A. Hình tròn.

B. Hình chữ nhật.

C. Hình tam giác đều.

D. Hình vuông.

(2)

Câu 7: Yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết gồm những nội dung nào?

A. Hình cắt, hình chiếu.

B. Khung tên.

C. Kích thước các bộ phận.

D. Gia công, xử lí bề mặt.

Câu 8: Hình biểu diễn của bản vẽ lắp gồm những nội dung nào?

A. Hình chiếu, hình cắt.

B. Khung tên.

C. Kích thước các bộ phận.

D. Gia công, xử lí bề mặt.

Câu 9: Thế nào là ren trong?

A. Ren hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.

B. Đường chân ren, đường đỉnh ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt.

C. Ren hình thành ở mặt trong của lỗ.

D. Ren của miệng chai nước suối.

Câu 10: Thế nào là ren ngoài?

A. Ren hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.

B. Đường chân ren, đường đỉnh ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét đứt.

C. Ren hình thành ở mặt trong của lỗ.

D. Ren của nắp chai nước suối.

Câu 11: Đường đỉnh ren của ren ngoài được vẽ bằng nét gì?

A. Nét liền mảnh.

B. Nét liền đậm.

C. Nét liền đứt.

D. Nét vẽ đứt đoạn.

Câu 12: Đường chân ren của ren bị che khuất được vẽ bằng nét gì?

A. Nét liền mảnh.

B. Nét liền đậm.

C. Nét đứt.

D. Nét thanh.

Câu 13: Hình chiếu đứng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì?

A. Hình tam giác đều.

B. Hình chữ nhật.

C. Hình bình hành.

D. Hình tròn.

Câu 14: Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì?

A. Hình tròn.

(3)

B. Hình chữ nhật.

C. Hình tam giác cân.

D. Hình tam giác đều.

Câu 15: Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?

A. 2 B. 4 C. 6 D. 8

Câu 16: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

B. Phần tự luận:

Câu 1: Xác định vật liệu kim loại là vật liệu như thế nào và chúng được phân loại ra sao?

- Vật liệu kim loại là vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiệt bị, máy và được phân loại như sau:

+ Kim loại đen: Thép và gang.

+ Kim loại màu: Đồng và hợp kim của đồng; Nhôm và hợp kim của nhôm.

Câu 2: Liệt kê các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?

- Tính chất cơ học: Tính cứng, tính dẻo và tính bền.

- Tính chất vật lí: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và khối lượng riêng.

- Tính chất hóa học: Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn.

- Tính chất công nghệ: Tính đúc, tính hàn, tính rèn và khả năng gia công cắt gọt.

Câu 3: Mô tả thế nào là chi tiết máy?

- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

- Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: Phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn nữa.

Câu 4: Thế nào là mối ghép cố định, mối ghép động?

- Mối ghép cố định: Mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

+ Mối ghép tháo được: Mối ghép bằng ren, then và chốt.

+ Mối ghép không tháo được: Mối ghép bằng đinh tán, bằng hàn.

- Mối ghép động: Mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.

Câu 5: Bài tập: Tính tỉ số truyền, số răng, đường kính, tốc độ truyền chuyển động.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng này đều song song với mọi đường thẳng nằm trên mặt phẳng kia?. Câu 5: Cho

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên bằng a 3 và hình chiếu của A’ lên mặt phẳng (ABC) trùng với trung điểm của BC.. Tính thể tích

Định nghĩa hình lăng trụ: Hình lăng trụ là một hình đa diện có hai mặt nằm trong hai mặt phẳng song song gọi là hai đáy và tất cả các cạnh không thuộc hai cạnh đáy

Câu 6: Nếu mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh sẽ có hình dạng là:.. Hình chữ nhật

Định nghĩa hình lăng trụ: Hình lăng trụ là một hình đa diện có hai mặt nằm trong hai mặt phẳng song song gọi là hai đáy và tất cả các cạnh không thuộc hai cạnh đáy

+ Là lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều + Các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau - Hình hộp: Là lăng trụ có đáy là hình bình hành + Hình hộp đứng có các cạnh

GV cho HS làm bài tập ?1 / SGK -Thể tích của lăng trụ đứng tam giác có bằng nửa thể tích của lăng trụ đáy hình chữ nhật tương ứng hay không?..

Cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy ABCD tham khảo hình vẽ... Hình lăng trụ đứng có các mặt bên là hình