• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Tuần 7 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 - Tuần 7 sách cùng học để phát triển năng lực - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 7

NGÀY MỚI BẮT ĐẦU BẰNG NIỀM VUI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS hiểu được lời khen đúng và chân thành mang lại niềm vui cho người khác.

- Nắm được nguyên tắc của lời khen: phải quan sát rồi mới khen, thể hiện sự thật lòng, chân thành. Qua đó, HS thấy được hàng ngày nên tìm ra những điểm tốt, đáng yêu ở những người xung quanh mình, biết cách tạo cảm xúc tích cực cho mình bằng việc mang đến cảm xúc tích cực cho người khác.

- Phát triển năng lực thích ứng với những thay đổi của cuộc sống.

II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM Trong lớp học. Bàn ghế kê theo dãy III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG Hình ảnh mặt cười trên tấm bìa

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Thời

gian

Hoạt động của học sinh 1. KHỞI ĐỘNG

- GV mời lớp trưởng nên cho cả lớp hát.

- Khen HS.

5p HS hát và vỗ tay theo nhịp bài hát

2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ

* Cho HS chơi trò chơi: “Lời khen”

- Yêu cầu HS quan sát bạn, phát hiện ra những điểm đáng yêu ở bạn và nói ra lời khen với bạn

- GV gợi ý cho HS khen bạn: tính cách, ngoại hình, trang phục,…

- Cho HS trình bày theo cặp đôi - GV cho HS thảo luận các câu hỏi:

+ Các em cảm thấy thế nào khi nhận được lời khen?

+ Em cảm thấy thế nào khi phát hiện ra điểm đáng yêu, đáng khen của bạn?

+ Khi bạn vui, em thấy thế nào?

- Nhận xét, đánh giá

15p

- HS thực hiện theo nhóm đôi

- HS trình bày VD:

+ HS1: Mình thấy bạn….(rất vui tính, rất thông minh, có đôi giày thật đẹp….)

+ HS2: Tớ cảm ơn bạn nhé!

- Cảm thấy vui, thích thú, phấn khởi, hạnh phúc,…

- HS trả lời

(2)

- Kết luận: Lời khen giúp mọi người cảm thấy vui hơn, tự tin hơn. Niềm vui có thể truyền từ người này sang người khác. Vì thế, chúng ta nên bắt đầu ngày mới bằng một lời khen.

- HS lắng nghe

3. MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ

* Hoạt động: “Niềm vui lan tỏa”

- GV kể cho HS nghe câu chuyện Bức vẽ (đoạn đầu)

- Yêu cầu HS suy nghĩ và đoán xem cô bé đã vẽ hình gì?

- Theo em, cô lao công có giúp lan tỏa niềm vui không?

- Cô lao công có thể gặp ai để tặng lại niềm vui?

- GV kể tiếp câu chuyện và tổ chức cho HS hoạt động ngoài sân trường:

Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ xếp thành 1 vòng tròn và các thành viên quay vào nhau, đập tay với nhau…

- GV đưa ra kết luận: Chúng ta có nhiều cách để mang đến niềm vui cho mọi người và cho chính bản thân mình.

10p

- HS lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời

- HS thực hành

- HS lắng nghe

4. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG

GV mời HS đeo chiếc vòng nhắc việc để nhớ, sáng hôm sau, trước khi đi học nói một lời khen với người thân của mình.

- HS thực hiện ngắm mình trong gương và tự khen mình để cảm nhận niềm vui của ngày mới.

5p

HS lắng nghe và thực hiện

SINH HOẠT LỚP

(3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau tiếp tục quan sát cuộc sống và những người xung quanh bằng ánh mắt tích cực để phát hiện được những điều thú vị, đáng yêu, đáng khen.

II. KHÔNG GIAN SINH HOẠT - Trong lớp học

III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG - Một bông hoa tươi, không gai.

IV. CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của GV Thời

gian

Hoạt động học sinh 1.HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT

- Yêu cầu HS nhận xét hoạt động trong tuần

- Gv tổng kết hoạt động tuần này và dự kiến hoạt động tuần sau.

10p

- Lớp trưởng, tổ trưởng lên nhận xét

- HS lắng nghe

2.CHIA SẺ CÁ NHÂN SAU TRẢI NGHIỆM LẦN TRƯỚC

- GV yêu cầu HS chia sẻ: Mình đã làm gì để mang lại niềm vui cho mọi người khi bắt đầu một ngày mới?

5p

Hs chia sẻ với bạn bên cạnh

3. HOẠT ĐỘNG NHÓM

* Hoạt động: “Cùng tạo niềm vui ngày mới”

- GV chia lớp làm 3 tổ.

- Nhiệm vụ: Các tổ bàn bạc và chọn một người trong trường để tặng niềm vui.

- HS có thể chọn các hình thức mang lại niềm vui cho người khác: vẽ tranh, viết lời chúc, dành một lời khen, một bài hát,

- Kết luận: Khi tặng niềm vui cho mọi người, mình cũng thấy hạnh phúc.

15p

- Hs tham gia theo tổ

- Hs chú ý lắng nghe và làm theo hướng dẫn

- HS lắng nghe

4.TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH

- GV cho HS đứng thành vòng tròn và 5p

(4)

thực hiện như sau:

HS nói lời khen với người bên phải mình, vừa nói vừa cầm bông hoa trao cho bạn như một món quà.

HS được khen trân trọng đón lấy bông hoa và nói cảm ơn bạn.

HS thực hiện lần lượt như vậy cho đến hết.

Hs lắng nghe và thực hiện

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bản chất: giáo viên giao cho mỗi đội một việc thực tế xung quanh đó học sinh có thể cảm giác cùng nhau lao động và thảo luận về các hình thức lao động mình có thể

-HS thấy được niềm vui rộn ràng khi làm việc nhà - Biết sử dụng dụng cụ gia đình một cách an

- Học sinh thấy được sự tham gia làm việc nhà theo sức của mình là cần thiết để có thể trở thành một chủ nhà đúng nghĩa.. - Học sinh tham gia tiểu phẩm Chủ nhà một cách

- HS hoạt động nhóm làm động tác thể hiện công việc mình đã làm, các thành viên khác theo dõi, đoán tên hoạt động.. đồ vật có trong

Tăng cường kỹ năng quan sát, nhạy cảm hơn với các tình huống trong cuộc sống: rèn luyện kỹ năng thích ứng với cuộc sống, kỹ năng ra quyết định.. Năng lực - phẩm chất:

- Hiểu được rằng lời nói có thể mang lại cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực cho người khác.. - Hiểu được rằng lời nói mang lại

- Biết và thực hiện được cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và cảm nhận được ý nghĩa của lời nói lịch sự ấy2.

Kết luận: Có rất nhiều cách thư giãn xả giận, xả căng thẳng, để vượt qua cảm xúc tiêu cực giúp mình được dễ chịu và không làm tổn thương đến những người xung quanh..