• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1. Xử lí thông tin

Quá trình xử lí thông tin gồm bốn hoạt động cơ bản:

- Thu nhận thông tin: Nhờ các giác quan, con người nhận được thông tin (Ví dụ:

âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ, mùi vị, …)

- Lưu trữ thông tin: Thông tin được bộ não ghi nhớ lại. Nếu não không nhận được, thông tin sẽ bị mất và các thao tác khác sẽ không thực hiện được.

- Xử lí thông tin: Bộ não liên kết các thông tin đã có, so sánh, phân tích, suy luận,

… từ đó đưa ra quyết định. Đó là quá trình biến đổi thông tin ban đầu thành thông tin mới.

- Truyền thông tin: Thông tin được truyền đến các bộ phận cơ thể chuyển hóa thành hành vi hoặc được chia sẻ với người khác.

Ví dụ: Trong giờ học giáo viên mời Khoa trả lời câu hỏi trên bảng, hoạt động xử lí thông tin của Khoa:

- Thu nhận thông tin: Quan sát câu hỏi trên bảng.

- Lưu trữ thông tin: Ghi nhớ câu hỏi vào trong não bộ.

- Xử lí thông tin: Phân tích, suy luận câu hỏi để tìm đáp án.

- Truyền thông tin: Não bộ tryền thông tin điều khiển thành Khoa trả lời câu hỏi.

Hình 2.1: Các hoạt động xử lí thông tin của con người

(2)

2. Xử lí thông tin trong máy tính

- Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin:

+ Thiết bị vào (Thu nhận thông tin): bàn phím, chuột, máy quét, … + Bộ nhớ (Lưu trữ thông tin): đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ.

+ Bộ xử lí thông tin (Xử lí thông tin): bằng cách thực hiện chương trình máy tính do con người viết ra.

+ Thiết bị ra (Truyền, chia sẻ thông tin): màn hình, máy in, loa, …

Hình 2.2: Các hoạt động xử lí thông tin của máy tính

- Máy tính là một công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin:

+ Máy tính giúp con người thu nhận thông tin dễ dàng, đa dạng và nhanh chóng.

Ví dụ: Để chuẩn bị thông tin cho bài tham luận của mình, em có thể sử dụng thông tin dạng văn bản, hình ảnh, video trên mạng hay máy quét, điện thoại thông minh.

+ Máy tính xử lí thông tin, thực hiện tính toán với tốc độ cao, chính xác, bền bỉ.

Ví dụ: Máy tính có thể thực hiện hàng trăm tỉ phép tính trong một giây, còn có thể làm việc liên tục không ngừng suốt ngày đêm.

+ Máy tính có thể lưu trữ lượng thông tin rất lớn.

Ví dụ: Chỉ với một chiếc thẻ nhớ nhỏ có thể lưu trữ nội dung của hàng nghìn cuốn sách, …

(3)

+ Máy tính giúp mọi người có thể trao đổi thông tin ở khắp nơi trên thế giới.

Ví dụ: Sử dụng Internet để trao đổi hay tìm kiếm thông tin về bất cứ lĩnh vực nào

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trên máy tính?... Cấu trúc lưu trữ thông tin trong

- Các trình duyệt có chức năng chính và cách sử dụng tương tự nhau. Để truy cập một trang web cần nhập địa chỉ trang web vào thanh địa chỉ của trình duyệt.. - Trang

Thông tin được chia sẻ với người khác qua các thao tác khác nhau như nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện,… của con người được gọi là thao tác

Máy tính không thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên mà sử dụng ngôn ngữ riêng được gọi là ngôn ngữ máy tính nên dữ liệu để được xử lí cần phải mã hóa thành dãy bit. một chữ

a) Thu nhận thông tin: Máy ghi âm, máy ảnh thay cho việc ghi chép hay vẽ lại sẽ không được chính xác, dễ dàng, đa dạng và nhanh chóng hơn rất nhiều. b) Lưu trữ

Cách 1: Các bạn mở tệp Thư mục trong máy tính lên (chọn vào biểu tượng ) và chọn vào thư mục This PC để kiểm tra dung lượng của các ổ đĩa. Cách 2: Nháy nút

Ví dụ: Em nhìn, ngửi thấy và sờ vào bông hoa vừa nở trong vườn trường có mùi thơm, nghe thấy tiếng trống vừa điểm, em ăn kẹo nho thấy vị chua ngọt.. - Con người

Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghê - Với khả năng thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây, máy tính giúp con người đạt được