• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Tiết 07 Ngày dạy:

CHƯƠNG II: BẢN VẼ KĨ THUẬT

BÀI 8: KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT - HÌNH CẮT I.Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, nội dung và phân loại bản vẽ kĩ thuật.

- Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện trí tưởng tượng không gian của học sinh.

- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật.

3. Thái độ: Yêu thích môn vẽ kỹ thuật 4. Phát triển năng lực

+ Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, giao tiếp, TL nhóm + Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức vào cuộc sống II.Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Giáo án, sgk, Máy chiếu, bảng nhóm - Hình 8.1, hình 8.2 SGK

- Mô hình : Mô hình bổ dọc ống lót.

2. Học sinh:

-Vở, SGK, bút chì và các loại compa , thước kẻ.

- Mỗi nhóm 1 quả cam, 1 tấm nhựa trong.

3. Phương pháp dạy - học - Phương pháp trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp vấn đáp, thảoluận nhóm III. Tiến trình dạy - học

1. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống và sản xuất?

2. Bài mới

Như ta đã biết bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm. Nó được lập ra trong giai đoạn thiết kế, được dùng trong tất cả các quá trình sản xuất, từ chế tạo, lắp ráp, thi công đến vận hành, sửa chữa. Để biết được một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật, hiểu được khái niệm và công dụng của hình cắt, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “ Khái niệm về bản bẽ kĩ thuật – Hình cắt “

(2)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tìm hiểu khái niệm bản vẽ kỹ

thuật:

? Hãy trình bày lại vai trò của bản vẽ kĩ thuật đã học ở bài 1?

- GV: Gọi 1 học sinh đọc nội dung SGK phần 1.

GV- Muốn chế tạo các sản phẩm, thi công các công trình, sử dụng có hiệu quả và an toàn các sản phẩm, các công trình đó phải có bản vẽ kĩ thuật của chúng.

? Bản vẽ kỹ thuật theo em hiểu là gì ?

?. Em hãy kể ra một số lĩnh vực kĩ thuật đã học ở bài 1?

?HSKG: Các lĩnh vực kỹ thuật có chung một loại bản vẽ không ?, những loại bản vẽ thường gặp là những loại bản vẽ nào?

GV-> Các sản phẩm từ nhỏ đến lớn do con người sáng tạo và làm ra đều gắn liền với bản vẽ kĩ thuật.

-> Nội dung của bản vẽ kĩ thuật mà người thiết kế phải được thể hiện như: Hình dạng, kết cấu, kích thước và những yêu cầu khác để xác định sản phẩm

-> Người công nhân phải căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để chế tạo ra sản phẩm đúng như thiết kế

I. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật

* HS nhắc lại -.Bản vẽ kỹ thuật

+ Trình bày thông tin dưới dạng hình vẽ , ký hiệu.

+ Các ký hiệu , hình vẽ được chuẩn hoá.

+ Thường được vẽ theo tỉ lệ.

Vdụ: Cơ khí, điện lực, kiến trúc, NN, quân sự, xây dựng, giao thông…

*HSTB trả lời

* HSKG trả lời

- Mỗi lĩnh vực kĩ thuật có một loại bản vẽ của ngành mình. Thường có 2 loại bản vẽ thuộc 2 lĩnh vực quan trọng là:

+ Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị.

+ Bản vẽ xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng…

(3)

- Cho các em xem ví dụ 2 loại bản vẽ cơ khí và xây dựng - Giáo viên đưa ra kết luận/.

Tìm hiểu khái niệm hình cắt:

? Khi học về động vật, thực vật…muốn thấy cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận của cơ thể thì ta làm như thế nào?

- HS trả lời. GV nhấn mạnh.

- Gọi 1 HS đọc nội dung phần II khái niệm hình cắt .

- GV dùng mô hình giới thiệu các bước tạo ra hình cắt.

?Nâng cao: Hình cắt được vẽ như thế nào?

? Hình cắt dùng để để làm gì?

?Nâng cao: Làm thế nào để nhận biết phần vật thể bị mặt phẳng cắt đi qua?

- GV đưa ra kết luận và ghi bảng bằng BĐTD

- Yêu cầu HS vẽ lại hình 8.2 vào vở.

* HS quan sát

II. Khái niệm về hình cắt

* HS nhớ lại kiến thức môn sinh học và trả lời

- Để diễn tả các kết cấu bên tròn bị che khuất của vật thể (lỗ, rãnh của chi tiết máy) trên bản vẽ kĩ thuật cần phải dùng phương pháp cắt.

- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.

*HSKG trả lời

- Khi vẽ hình cắt, vật thể được xem như bị mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt thành 2 phần: Phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt được chiếu lên mặt phẳng chiếu để được hình cắt.

*HSTB trả lời

- Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt để biểu diện hình dạng bên trong của vật thể.

*HSKG trả lời

- Phần bị cắt được vẽ bằng nét gạch gạch.

3. Củng cố nội dung và bài tập - Đọc phần Ghi nhớ trong SGK.

- Củng cố tóm lược lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học trong bài. bằng BĐTD - Khen thưởng các học sinh tích cực.

- Trả lời câu hỏi cuối bài.

4. Dặn dò

- Học và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đọc trước và chuẩn bị bài 9: "Bản vẽ chi tiết".

+ Tìm hiểu nội dung và cách đọc bản vẽ chi tiết ?.

*Rút kinh nghiệm

...

...

(4)

Ngày soạn: Tiết 08 Ngày dạy:

BÀI 9: BẢN VẼ CHI TIẾT I. Mục tiêu

1.Kiến thức

- Biết được các nội dung của bản vẽ chi tiết.

- Biết được cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đọc bản vẽ kĩ thuật nói chung và bản vẽ chi tiết nói riêng.

3. Thái độ

- Tạo sự hứng thú yêu thích môn vẽ kỹ thuật nói chung và bản vẽ chi tiết nói riêng 4. Phát triển năng lực

+ Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, giao tiếp, TL nhóm + Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ, vận dụng kiến thức vào cuộc sống I. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Hình 9.1, hình 9.2 - Bảng 9.1

- Mô hình : Mô hình bổ dọc ống lót.

- Một số bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng.

2. Học sinh

-Vở, SGK, bút chì, giấy A4 và các loại compa , thước kẻ.

3. Phương pháp dạy - học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp TL nhóm III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Thông thường có mấy loại bản vẽ kĩ thuật và đó là những loại nào?

- Thế nào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì? Trình bày quá trình vẽ hình cắt 2. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tìm hiểu nội dung bản vẽ chi tiết:

- Gọi 1 học sinh đọc phần 1 -Trong SX để sản xuất ra 1 chiếc máy phải chế tạo các chi tiết máy rồi lắp ghép lại.

I. Nội dung bản vẽ chi tiết

* HSTBY đọc

* HSTB trả lời

(5)

? Vậy chi tiết là gì?

? Trên bản vẽ chi tiết chúng ta cần phải đọc những thông tin nào ?

- GV yêu cầu HS trình bày những thông tin của bản vẽ ống lót hình 9.1. Sau đó rút ra kết luận về từng thông tin.

- Tổng kết ý kiến HS và giải thích cho HS rõ từng mục thông tin. Căn cứ vào hình 9.1 cụ thể.

- Tóm lược bằng sơ đồ hình 9.2

*Nâng cao :

? Vậy bản vẽ chi tiết là bản vẽ như thế nào?Dùng để làm gì ?

? Chi tiết khác vật thể như thế nào?

Yêu cầu HS vẽ hình 9.2 vào vở.

Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết :

- GV: giới thiệu Bảng 9.1 trình tự đọc bản vẽ chi tiết.

? Giải thích cấu trúc của bảng và cách đọc?

- Hướng dẫn tuần tự các bước theo bảng và liên hệ thực tế trên bản vẽ chi tiết ống lót.

- Cho 1 HS đọc phần nội dung cần hiểu và 1 HS đọc

- Chi tiết cũng là vật thể được làm cùng 1 loại vật liệu có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện 1 chức năng hoặc nhiệm vụ nào đó trong hệ thống.

- Các thông tin cần đọc trên bản vẽ chi tiết gồm : + Hình biểu diễn: Gồm hình cắt, mặt cắt, diễn tả hình dạng và kết cấu của chi tiết.

+ Kích thước: Gồm các kích thước cần thiết cho việc chế tạo các chi tiết.

+ Yêu cầu kỹ thuật: Gồm các chỉ dẫn về gia công, nhiệt luyện, thể hiện chất lượng chi tiết.

+ Khung tên: Ghi các nội dung như tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế.

* HS trình bày

-> Là bản vẽ bao gồm hình biểu diễn, các kích thước và thông tin cần thiết. Nó cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra sản phẩm.

- Chi tiết có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời.

* HSKG trả lời

- HS vẽ hình 9.2

II. Đọc bản vẽ chi tiết

* HS quan sát bảng 9.1

Quy trình tuần tự gồm 5 bước : 1. Khung tên: Tên gọi; vật liệu; tỉ lệ.

2. Hình biểu diễn: Tên gọi hình chiếu; vị trí hình cắt.

(6)

phần bản vẽ ống lót tương ứng.

- Treo hình 9.1 lên bảng và gọi 1 Hs lên quan sát và đọc theo trình tự các thông tin.

GV theo dõi và bổ sung - Yêu cầu HS tập vẽ lại bản vẽ ống lót (hình 9.1)

3. Kích thước: Kích thước chung; kích thước các phần của chi tiết.

4. Yêu cầu kỹ thuật: Gia công; xử lí bề mặt.

5. Tổng hợp: Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết;

công dụng của chi tiết.

* HSKG đọc

* HSTBY đọc lại 3. Củng cố nội dung

- Củng cố tóm lược lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Bằng BĐTD - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ

- Khen thưởng các học sinh tích cực.

4. Dặn dò

- Học và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đọc trước nội dung và chuẩn bị bài 11: "Biểu diễn ren".

- Một số ốc vít, đai ốc, bu lông…

*Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu và báo cáo thực nghiệm các phương pháp biểu diễn nhân vật và so khớp các nhân vật của bài toán Tái nhận dạng nhân vật trên hai bộ

Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh một đường cố định (trục quay) của hình.. II.Hình chiếu của hình trụ, hình nón,

Nhìn chung, các tác giả đều nhận định rằng việc ứng dụng màng ối trong phẫu thuật cắt bè củng giác mạc trên thực nghiệm có tác dụng cải thiện chức năng bọng thấm và

Theo chúng tôi bệnh nhân trên 70 tuổi thì chỉ chọn bệnh nhân có ASA I, trong mổ không có chảy máu nặng thì tạo hình bàng quang đươc vì trong nghiên cứu của Peter J..

Luận án đưa ra được kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính 23G điều trị 3 hình thái bệnh lý dịch kính võng mạc về giải phẫu (độ trong của các môi trường nội nhãn, mức độ

Tính xác suất để mật khẩu đó là một dãy chữ cái mà các chữ cái nếu xuất hiện 1 lần thì không đứng cạnh nhau, đồng thời các chữ T, N giống nhau thì đứng cạnh nhauC.

Miền nghiệm của bất pt nào sau đây được biểu diễn bởi nửa mặt phẳng không bị gạch trong hình vẽ (kể cả bờ là đường thẳng)A. Bảng xét dấu sau là bảng xét

Biện pháp được dùng để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn là:A. Ngâm vào