• Không có kết quả nào được tìm thấy

2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ: KHỐI 7 TUẦN 22, TIẾT 44

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII

BÀI 22: SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN (THẾ KỈ XVI- XVIII)

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT: theo công văn 4040 của BGD- ĐT

- Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ơt TK XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế.

- Đầu TK XVI những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xã hội. Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.

Câu hỏi cũng cố kiến thức cho học sinh:

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI.

1/ Triều đình nhà Lê:

Mục tiêu:Biết được sự sa đoạ của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị…

- Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình suy thoái của triều đình Lê sơ - Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông.

2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI.

Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân.

- Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân.

- Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì?

- Vì sao đời sống nhân dân cực khổ?

- Trước tình hình đó thái độ của nhân dân đối với tầng lớp thống trị như thế nào?

- Trong các cuộc khởi nghĩa trên thì cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất?

- Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân TK XVI?

- Các cuộc khởi nghĩa bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi trả lời các câu hỏi ở các mục, học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung:

Nội dung bài học:

(2)

1/ Triều đình nhà Lê:

- Đến TK XVI, vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, lâu đài tốn kém.

- Triều đình rối loạn, tranh giành quyền lực lẫn nhau.

2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI:

a. Nguyên nhân:

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.

-> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

b. Diến biến.

- Đầu năm 1511 các cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh) nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, vua Lê phải chạy vào Thanh Hóa.

c. Kết quả - Ý nghĩa.

- Tuy thất bại nhưng làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu. Bài tập: Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Tình hình nhà Lê sơ đầu TK XVI có điểm gì nổi bật?

A. Khủng hoảng suy vong. B. Phát triển ổn định.

C. Phát triển đến đỉnh cao. D. Phát triển không ổn định.

Câu 2: Thời Lê sơ đầu TK XVI mâu thuẩn nào diễn ra gay gắt nhất?

A. Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ.

B. Mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến.

C. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.

D. Mâu thuẩn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 3: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm"

A. Khởi nghĩa Trần Tuân. B. Khởi nghĩa Trần Cảo.

C. KHởi nghĩa Phùng Chương. D. Khởi nghĩa Trịnh Hưng.

(3)

Câu 4: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu TK XVI.

A. Góp phần làm nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.

B. Nhiều lần uy hiếp chiếm kinh thành.

C. Có lần khiến vua Lê hoảng sợ chạy khỏi kinh thành.

D. Trước sau đều bị dập tắ

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh làm các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

I. Tình hình chính trị, xã hội.

1/ Triều đình nhà Lê.

2/ Phong trào khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI.

Học sinh làm bài tập.

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

H tên h c sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Lịch sử 7

I.

1/

2/

Chuẩn bị nội dung làm bài tâp.

Học sinh chuẩn bị bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI- XVIII). TT

- Học sinh đọc trước bài và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài.

2/ Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII.

Liên hệ giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Kim Loan Môn dạy: Sử - GDCD

Điện thoại: 0385957581

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936- 1939; Mặt trận Đông Dương, ý nghĩa lịch sử của các phong trào đấu tranh2. Năng

- Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936- 1939; Mặt trận Đông Dương, ý nghĩa lịch sử của các phong trào đấu tranh.. Định

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng Việt Nam năm 1930?. Chính sách khủng bố trắng

thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương.. thắng lợi của chiến dịch Điện

Bài tập 1 trang 20 Vở bài tập Lịch sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào..

- Mặc dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đều lần lượt thất bại.. Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:. * Nguyên nhân

- Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày trên lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biến chính và ý nghĩa của