• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Thánh Gióng Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Thánh Gióng Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thánh Gióng A. Soạn bài Thánh Gióng ngắn gọn:

Phần I

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Anh hùng là những con người sống và thực hiện những hành động dựa trên lý tưởng của bản thân và kỳ vọng của mọi người.

- Nhân vật anh hùng thường là những nhân vật có tài năng xuất chúng, có đạo đức, sức khỏe phi thường, làm việc tốt khiến em ngưỡng mộ.

Câu 2 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Người anh hùng Trần Quốc Tuấn:

- Tên: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - Phẩm chất:

+ Một vị tướng tài giỏi, mưu lược, dụng binh như thần của nước ta.

+ Vị quan lớn yêu nước, một lòng phụng sự vua diệt giặc ngoại xâm.

+ Một nhân cách đạo đức lớn, biết trọng dụng người tài.

- Chiến công: chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

Đọc văn bản

Câu 1 (trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hình dáng, sức mạnh của chủ nhân vết chân to lớn

Trả lời:

Đó là một người khổng lồ với sức mạnh phi thường mãnh mẽ. Có nhiều tài năng, phép thuật kì lạ.

Câu 2 (trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Lời của chú bé ba tuổi có gì đặc biệt?

Trả lời:

Lời của chú bé ba tuổi đặc biệt ở chỗ:

- Chú nói với giọng điệu khảng khái, mạnh mẽ, quyết đoán.

- Chú xưng hô là “ta” và gọi sứ giả là “ông” thể hiện cậu bé là một người đặc biệt.

- Cách nói của chú thể hiện quyết tâm cao độ của một anh hùng yêu nước.

Câu 3 (trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Cảnh bà con hàng xóm gom góp gạo nuôi chú bé.

Trả lời:

(2)

Đó là hình ảnh nhiệt tình vui vẻ, thể hiện tinh thần đoàn kết và khao khát đất nước hòa bình của bà con.

Câu 4 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Miếu thờ ban đầu trông như thế nào?

Trả lời:

Theo tưởng tượng của em, đó là miếu thờ đặt ở đầu ngôi làng của Gióng, có những khóm tre xung quanh tỏa bóng mát và trong đền lúc nào cũng tỏa hương thơm ngát của nhang khói mà nhân dân đến viếng cho Thánh Gióng.

Sau khi đọc

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Thời gian: đời vua Hùng thứ sáu.

- Địa điểm: làng Phù Đổng.

- Hoàn cảnh: quân đội vua Hùng gặp giặc Ân xâm lược nên sai sứ giả đi khắp nơi tìm bậc tướng tài cứu nước.

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Gióng được ra đời một cách kỳ lạ:

- Cha mẹ Gióng đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa có con.

- Bà mẹ đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ, từ đó bà có mang.

- Sau 12 tháng thai nghén, bà mới hạ sinh em bé.

- Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười.

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Ý nghĩa các chi tiết:

a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc cho!”→ sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

b. "Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc"→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc nhờ vào sự đoàn kết đồng lòng của cả dân tộc.

c. "Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ"→ thể hiện sức mạnh phi thường của dân tộc ta.

(3)

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc→ Chống giặc là một cuộc chiến khốc liệt và lâu dài, không thể dùng tay không mà đánh đuổi, chúng ta cần đến vũ khí chiến đấu và sự đoàn kết đồng lòng.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời→ Nhân dân ta nguyện cống hiến, xả thân vì đất nước, vì nghĩa lớn mà không mong được trả ơn, đền nghĩa.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Gióng đã làm nên chiến công phi thường, đánh tan hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Sau khi đánh tan giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc rồi bỏ lại áo giáp một mình một ngựa bay về trời.

→ Hình tượng Thánh Gióng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quật cường, mạnh mẽ của dân tộc.

Câu 5 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Truyện Thánh Gióng viết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm cứu nước.

Câu 6 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ:

- "Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng”

- “Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy.

Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà)".

→ Nhận xét về ý nghĩa lời kể:

- Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng.

- Vua phong là "Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người nhà Trời.

- Đến nay, ở huyện Sóc Sơn vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Điều này thể hiện sự biết ơn của dân tộc ta.

(4)

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Bài viết tham khảo

Hình ảnh Thánh Gióng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong em là khi Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Gióng là người anh hùng của toàn dân, đại diện cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Gióng vươn vai như một sự khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh trong mỗi người dân đất Việt. Đồng thời, chi tiết còn cho ta thấy được sự lớn lao trong người anh hùng với trách nhiệm, sứ mệnh bảo vệ quê hương. Người anh hùng không chỉ có ý chí lớn lao mà còn mạnh mẽ về tầm vóc. Vẻ đẹp của Gióng trong phút giây ra trận lớn lao khi mang theo sức mạnh, ý chí của toàn dân tộc ta!

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thánh Gióng:

1. Thể loại: Truyền thuyết 2. Bố cục: 4 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời kì lạ của Gióng.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng gặp sứ giả và sự lớn nhanh kì lạ của Gióng.

- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “biến mất”): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.

- Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời.

3. Tóm tắt:

Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

(5)

4. Giá trị nội dung:

Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

- Nghệ thuật nói quá, so sánh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm- cầu Thê Húc- đền Ngọc Sơn là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung..

Nhờ những câu truyện cổ đậm chất dân gian mà tác giả hiểu và thương các cha ông ở thế hệ trước cùng những lời dạy và đạo lí làm người.. Đó là những câu chuyện vừa

Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó

+ Mặt trời sau khi lên tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn… hồng hào, còn mặt bể là một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái

- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và không để lại cảm giác khiếp sợ mà cho thấy vẻ

- Sơn Tinh phải giao tranh với Thủy Tinh vì: Thủy Tinh tới chậm hơn, không lấy được vợ nên vô cùng tức giận và dâng nước nhằm cướp lại nàng Mị Nương. - Người thắng

Đa phần các tiểu thương ở đây cho biết nếu treo bảng hiệu mà để quá cao thì sẽ vướng gió, để quá thấp thì khách hàng sẽ không thấy, còn với cây bẹo thì chỉ cần đứng từ

- Bởi vì truyện Thạch Sanh là truyện cổ thể hiện được ước mơ của nhân dân về sự công bằng, sức mạnh, là câu chuyện mà người hiền lành được đền đáp xứng đáng và kẻ ác