• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chuyện cổ nước mình A. Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn gọn:

Trước khi đọc

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Trả lời:

Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta như: Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh…

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em thích những nhân vật nào trong những câu chuyện đó? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích những nhân vật như: cô Tấm, Sọ Dừa, Thạch Sanh,..

- Vì họ sống trong những hoàn cảnh khó khăn nhưng đều có những phẩm chất cao đẹp của những con người lao động hiền lành, chân thật, tình nghĩa.

Trong khi đọc

Câu 1 (trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hình dung: Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương.

Trả lời:

+ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi + Như con sông với chân trời đã xa Sau khi đọc

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Bài thơ được cấu tạo từ các cặp thơ lục bát.

+ Từ cuối cùng của câu lục vần với từ thứ 6 của câu bát tiếp theo.

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ đó là:

- "Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh

(2)

- "Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám - "Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.

Câu 3 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành”,

“ác giả, ác báo” của nhân dân ta.

Câu 4 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Câu thơ trên đã thể hiện thái độ biết ơn, trân quý của tác giả đối với truyện cổ. Nhờ những câu truyện cổ đậm chất dân gian mà tác giả hiểu và thương các cha ông ở thế hệ trước cùng những lời dạy và đạo lí làm người. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Câu 5 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Hai dòng thơ cuối bài thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những lời dạy có trong truyện cổ của cha ông. Đó là những lời dạy thấm đẫm nghĩa tình, mang đậm dấu ấn của một dân tộc bé nhỏ mà anh hùng, kinh tế chưa phát triển rực rỡ mà lòng người thì bao la nghĩa tình. Truyện cổ chính là lời dạy quý báu của cha ông dành cho con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ.

Câu 6 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Vì: Trải qua bao năm tháng, dù thời đại có phát triển như thế nào thì những lời dạy của cha ông xưa vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tình người, tình đời. Đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi Như cong sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Đoạn văn tham khảo

(3)

Đoạn thơ để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Đời cha ông với đời tôi là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh công sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, "nhận mặt ông cha"

nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta, chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chuyện cổ nước mình:

I. Tác giả

- Lâm Thị Mỹ Dạ (1949) - Quê quán: Quảng Bình.

- Thơ bà nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương.

(4)

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ:

Trích Tuyển tập, 2011.

2. Thể loại: Thơ lục bát 3. Bố cục: 5 đoạn

Đoạn 1: Từ đầu đến “phật tiên độ trì”

Đoạn 2: Tiếp theo đến “rặng dừa nghiêng soi”

Đoạn 3: Tiếp theo đến “ông chia của mình”

Đoạn 4: Tiếp theo đến “chẳng ra việc gì”

Đoạn 5: Còn lại 4. Tóm tắt:

Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Truyện cổ tích là một thế giới riêng, nơi cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Truyện cổ tích cho thấy ông cha thời xưa rất công minh, giàu tình thương người.

Truyện cổ tích còn răn dạy chúng ta những bài học kinh nghiệm, đạo đức quý giá trong cuộc sống

5. Giá trị nội dung:

Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam.

Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

6. Giá trị nghệ thuật:

(5)

- Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.

- Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Điều bí mật nhân vật “tôi” muốn chia sẻ là hành động vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để cảm nhận được những bông hoa, khu vườn hay chính con người đang

"Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc"→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc nhờ vào

- Bởi vì truyện Thạch Sanh là truyện cổ thể hiện được ước mơ của nhân dân về sự công bằng, sức mạnh, là câu chuyện mà người hiền lành được đền đáp xứng đáng và kẻ ác

A. Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn : Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh. -

Tôi đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì tôi không thấy nữa, tôi hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vừa

- Bởi vì, cái riêng của mỗi người là giá trị riêng giúp bản thân trở nên khác biệt, không làm chúng ta cảm thấy tự ti hay mặc cảm vì bị so sánh với người khácA. Mỗi

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Thái độ đối với người khuyết tật. - Noi gương những người thành công. - Đánh giá khả năng của bản

- Các loài trong quần xã cần quan hệ hỗ trợ để cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ và ràng buộc lẫn nhau để cùng tồn tại, duy trì, tạo nên sự cân bằng tuyệt hảo và nhịp sống