• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ……/9/2019.

Ngày giảng: : ……/……/..……

Tuần 6 Tiết 6

CHỦ ĐỀ 3: TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

TỪ MƯỢN

A. Mục tiêu bài dạy 1.Kiến thức

- Qua bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là từ thuần Việt, từ Mượn. Cách viết từ mượn, nguyên tác mượn từ và nguyên tắc mượn từ.

2.Kĩ năng

*Kỹ năng bài dạy:

- Rèn kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng từ Thuần Việt và từ Hán Việt một cách chính xác, phù hợp, sử dụng từ điển.

*Kỹ năng sống:

- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt, nhất là các từ mượn trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày, suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ, đặc biệt là từ mượn trong tiếng Việt.

3.Thái độ

- Giáo dục cho các em lòng yêu qúi vốn từ dân tộc, có ý thức đúng đắn khi sử dụng từ mượn.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Yêu tiếng Việt nhưng cũng trân trọng những vốn ngôn ngữ mượn khác. Giáo dục tinh thần hợp tác quốc tế tích cực.

4. Phát triển năng lực học sinh

- Năng lực thực hành, năng lực khái quát, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, phấn màu… Bảng phụ chép một số ví dụ minh hoạ và bài tập.

2. Học sinh: Đọc, soạn bài. Nghiên cứu trước bài học…

C.Phương pháp

(2)

- Vấn đáp, kt động não, phân tích, thực hành…

D.Tiến trình giờ dạy

I. Ổn định tổ chức: (1’): Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy, từ phức. Cho ví dụ?

Đáp án:

- Từ có 1 tiếng từ đơn.

- Từ có 2 tiếng từ phức.

* Học sinh trả lời- học sinh nhận xét- bổ sung.

* GV nhận xét- cho điểm.

III.

Bài mới

Hoạt động 1: (PP Thuyết trình: 1’) Giới thiệu bài:

Tiếng Việt vốn rất phong phú, giàu có vè mặt từ ngữ, song trong tiếng việt ngoài vốn từ dân tộc riêng biệt, chúng ta còn sử những từ ngữ vốn có nguồn gốc từ nước ngoài. Những từ như thế nào là từ mượn? Để hiểu biết cụ thể về loại từ này, giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu từ mượn ...

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2:

-Thời gian: 6 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được khái niệm về từ thuần Việt và từ mượn.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, quy nạp, phân tích.

-Kĩ thuật dạy học: Động não

? Trong ví dụ trên, có những từ nào khi đọc lên ta có thể hiểu được ngay nội dung ý nghĩa của nó?

- Chú bé vùng dậy, vươn vai, một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

Gv: Những từ này là những từ dễ hiểu, dễ nhớ

I. Từ thuần Việt và từ mượn

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

*Ngữ liệu phần I sách giáo khoa trang 24.

(3)

vốn là do nhân dân ta sáng tạo ra sử dụng trong giao tiếp. Đó là những từ Thuần Việt.

? Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là từ thuần Việt?

? Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ: Trượng, tráng sĩ trong câu:

-“Trượng”: Đơn vị đo độ dài bằng 10 thước T.Quốc cổ (tức 3,33m); (ở đây hiểu là rất cao).

-“Tráng sĩ”: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.

? Theo em các từ đó có nguồn gốc từ đâu?

- Là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

? Vậy em hiểu thế nào là từ mượn ? - Là những từ mượn của nước ngoài.

? Xác định nguồn gốc một số từ mượn, từ nào mượn từ tiếng Hán, từ nào mượn từ những ngôn ngữ khác ?

+ Từ mượn gốc Hán: Sứ giả, giang sơn, gan.

+ Từ mượn ngôn ngữ Ấn Âu: Ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, Ra đi ô, điện, ga, bơm, Xô viết.

- Giáo viên: Bên cạnh những từ do nhân dân ta sáng tạo ra (từ thuần Việt), thì trong vốn ngôn ngữ nước ta còn có những từ mượn như đã thấy ở trên.

? Em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn này?

+ Từ mượn được Việt hoá cao: Viết như từ thuần Việt (mít tinh, xô viết, xà phòng).

+ Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: Khi viết dùng gạch ngang để nối các tiếng (Ra-đi-ô,

- Trượng, tráng sĩ: Là những từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc).

-Từ mượn được Việt hoá cao:

Viết như từ thuần Việt (mít tinh, Xô Viết, xà phòng).

-Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: Khi viết dùng gạch ngang để nối các tiếng

(4)

In-tơ-nét).

Học sinh đọc ghi nhớ Sgk- trang 25.

Hoạt động 3:

-Thời gian: 6 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nguyên tắc mượn từ.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, phân tích, quy nạp.

-Kĩ thuật dạy học: Động não

- Cho học sinh đọc ý kiến của Hồ Chí Minh.

? Em hiểu ý kiến đó như thế nào?

+ Mượn từ là làm giàu ngôn ngữ dân tộc, nhưng chỉ nên mượn những từ cần thiết chứ không được tuỳ tiện, tránh làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp.

(Phát huy năng lực cảm thụ của học sinh)

? Em thấy cách dùng từ của câu nào phù hợp hơn ?

1) Tôi đi xe lửa từ Hà Nội vào Sài Gòn.

2) Tôi đi hoả xa từ Hà Nội vào Sài Gòn .

- Giáo viên lưu ý HS giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

- Cho 2 học sinh đọc ghi nhớ.

- Giáo viên tổng kết, yêu cầu học thuộc.

Hoạt động 4:

-Thời gian: 20 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa được học vận dụng làm bài tập.

-Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thực hành, phân tích.

(Ra-đi-ô, In-tơ-nét).

2. Ghi nhớ 1: (SGK- trang 25) II. Nguyên tắc mượn từ

1.

Khảo sát, phân tích ngữ liệu

*Ngữ liệu mục II sách giáo khoa trang 24.

-Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ nhưng không nên tuỳ tiện.

2. Ghi nhớ 2:( SGK- trang 25) III. Luyện tập

(5)

-Kĩ thuật dạy học: Động não.

HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1 Hs đọc yêu cầu.

Hs trả lời.

Hs nhận xét bổ sung.

Gv nhận xét, chốt.

HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 2 Hs đọc yêu cầu

Hs trả lời

Hs nhận xét bổ sung Gv nhận xét, chốt

HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 3.

Hs đọc yêu cầu:

? Kể tên một số từ mượn?

a) Tên gọi các đơn vị đo lường?

b) Tên gọi các bộ phận xe đạp?

c) Tên gọi 1 số đồ vật?

-HS làm bài theo 3 nhóm, mỗi nhóm là một phần (3’).

-Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

-Nhận xét và sửa chữa.

-HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 4.

1. Bài tập 1(26)

a, Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (từ Hán Việt) b, Gia nhân. (Hán Việt).

c, In-tơ-nét (Tiếng Anh).

2 . Bài tập 2(26)

a) Khán giả: Khán: xem; giả:

người => người xem.

- Thính giả: Thính: nghe; giả:

người => người nghe.

- Độc giả: Độc: đọc; giả:

người => người đọc.

b) Yếu điểm: Yếu: quan trọng; điểm,

chỗ => chỗ quan trọng.

- Yếu lược: Yếu: quan trọng;

lược: tóm tắt.

3. Bài tập 3 (26)

a) Tên gọi các đơn vị đo lường: Mét, lít, km, kg...

b) Tên gọi các bộ phận xe đạp: Ghi đông, gác-đờ-bu, pê- đan...

c) Tên gọi 1 số đồ vật: Ra-đi- ô, Vi-ô-lông, bình tông....

(6)

Trong các cặp từ dưới đây, những từ nào là từ mượn? Có thể dùng các từ này trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?

a) Bạn bè tới tấp phôn / gọi điện đến.

b) Ngọc Linh là một fan / người say mê bóng đá cuồng nhiệt.

c) Anh đã hạ nốc ao / đo ván võ sĩ nước chủ nhà.

Nghe - viết

Mời 1 học sinh đọc cho cả lớp viết.

4. Bài tập 4: (26)

- Các từ mượn trong các câu này là: phôn, fan, nốc ao.

- Những từ này thường được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bạn bè thân mật hoặc với người thân. Có thể sử dụng trên các thông tin báo chí, với ưu thế ngắn gọn. Tuy nhiên, không nên dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

4. Bài tập 5 (26) Nghe - viết IV. Củng cố: (2’)

? Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn? Vì sao phải mượn từ mượn?

V. Hướng dẫn về nhà: (5’) - Học thuộc phần ghi nhớ sgk.

- Làm bài tập 4 sgk.

- Chuẩn bị bài : “Nghĩa của từ”.

* Học sinh chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi của giáo viên.

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

? Nếu lấy dấu (:) làm chuẩn thì các chú thích trên gồm mấy bộ phận?

?Đó là những bộ phận nào?

? Trong 2 câu từ “tập quán” và “thói quen” có thể thay thế cho nhau được không? Tại sao?

a) Người Việt có tập quán ăn trầu.

b) Bạn A có thói quen ăn quà vặt.

?Quan sát mô hình SGK(35) và cho biết nghĩa của từ ứng với phần nào?

- 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế cho nhau không? Vì sao?

E. Rút kinh nghiệm

(7)

...

... ...

...

...

***************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt) 1.Nói tên các loài chim trong những tranh sau:.. Đại bàng

Nhóm 1: Từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi Nhóm 2: Từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ... 1 Sắp xếp các từ dưới đây vào hai

1 Từ ngữ nào dưới đây chỉ người làm việc trên biển.. ngư dân bộ đội

hỏi về từng việc làm được vẽ trong các. tranh

Tôi sẽ rất buồn nếu không được khoe sắc cùng các bạn.... Các bạn học sinh đang tưới nước bắt sâu

- Bạn bè con chấy cắn đôi.. a) Miêu tả mái tóc. b) Miêu tả đôi mắt. c) Miêu tả khuôn mặt. d) Miêu tả làn da. e) Miêu tả vóc người. Tìm các từ ngữ miêu

- Công nhân: chỉ những người lao động chân tay, làm việc ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường,... - Nông dân: chỉ người lao động sản xuất nông nghiệp.

- Một cây làm chắng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau - Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy