• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 17

Ngày soạn : 23/12/2016

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2016 Tập đọc

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài toàn bài, biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ và người dẫn chuyện.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn bài: Trong quán ăn: “Ba cá bống” và trả lời câu hỏi của bài.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài(1’)

- Cho HS quan sát trên phông chiếu, tranh vẽ gì ?

b. Luyện đọc(8’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm đoạn đầu của bài:

- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? - Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ?

- Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?

- Tại sao họ cho rằng đó là lời đòi hỏi không thể thực hiện được ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- 3 học sinh đọc 3 đoạn và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát trên phông chiếu trả lời - 1 học sinh đọc toàn bài

- Học sinh đọc nối tiếp lần 1.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp.

- Học sinh đọc thầm để trả lời.

- Muốn có mặt trăng và cô cho rằng sẽ khỏi bệnh nếu có mặt trăng.

- Mời các vị đại thần, các nhà khoa học ..

- Không thể thực hiện được.

- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp ngàn lần đất nước của nhà vua

Công chúa muốn có mặt trăng và

(2)

- Nhà vua than phiền với ai ?

- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với cách nghĩ của các vị đại thần và nhà khoa học ?

- Tìm chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ khác cách nghĩ của người lớn ?

Gv tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu đọc đoạn còn lại: Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa ? - Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận quà ?

Gv tiểu kết chuyển ý.

- Nêu nội dung chính của bài ? Ghi ý chính.

Quyền trẻ em: GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền suy nghĩ riêng tư....

d. Đọc diễn cảm(10’) - Gọi 3 Hs đọc nối tiếp

- Gv đưa đoạn cần luyện đọc trên phông chiếu:“Thế là chú hề ... vàng rồi”.

- Gọi HS đọc đoạn trên phông chiếu - Yêu cầu hs đọc trong nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị: Rất nhiều mặt trăng ( tiếp theo).

nỗi lo của nhà vua - Chú hề.

- Phải hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào. Vì chú tin cách nghĩ của trẻ con sẽ khác người lớn.

- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay một chút, được làm bằng vàng.

Mặt trăng của nàng công chúa - Đặt thợ kim hoàn làm cho một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay ...

- Vui sướng, khỏi bệnh.

Nguyện vọng của công chúa được thực hiện

- Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Học sinh đọc lại

- 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn.

- HS quan sát trên phông chiếu.

- Lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- Học sinh đọc thể hiện.

- Học sinh đọc theo nhóm.

- 4 học sinh thi đọc.

- Bình chọn bạn đọc hay - HS trả lời

Toán

CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết cách chia một một có 5 chữ số cho một số có ba chữ số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính và thực hiện tính.

3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

(3)

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C CẠ Ọ Ơ Ả B N 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Đặt tính và tính 2098: 231; 5489: 123 - Muốn chia cho số có 3 chữ số ta làm như thế nào?

- Nhận xét.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài (1’)

b.Giới thiệu cách chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số (12’)

*Trường hợp chia hết

- GV nêu VD 41535 : 195 = ? - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.

- GV củng cố cho HS về cách đặt tính, thứ tự thực hiện phép tính. Lưu ý về cách ước lượng thương.

*Trường hợp chia có dư

- GV nêu VD 80120 : 245 = ?

- GV hướng dẫn HS kết luận với trường hợp này: số dư phải nhỏ hơn số chia.

- Muốn chia cho số có 3 chữ số ta làm như thế nào?

c.Thực hành Bài 1 (10’)

- GV theo dõi, giúp đỡ HS lúng túng

- Con đặt tính như thế nào, thực hiện tính như thế nào ?

- GV nhận xét, củng cố cho HS cách đặt tính, thực hiện tính, tập ước lượng.

3.Củng cố dặn dò (3’)

- Cách đặt tính và thực hiện tính chia một số có 5 chữ số cho một số có ba chữ số ? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về chuẩn bị cho tiết học sau.

- 2 HS làm bảng.

- 2 HS trả lời

- Lớp làm nháp, nhận xét.

- HS đặt tính và tính vào nháp - 1 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm.

- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS thực hiện tương tự như trên.

- Đặt tính và thực hiện tính

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng cùng làm 1 phép tính, lớp làm vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

62321 307 81350 187 00921 203 0655 435 000 0940 005 - 1 Hs nêu

- Lắng nghe

(4)

Chính tả (nghe - viết) MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Luyện viết đúng các chữ số có âm đầu và vần dễ lẫn.

2. Kĩ năng: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gv đọc cho học sinh viết: gieo trồng, da dẻ, rung động, dòng sông, reo lên.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn nghe - viết (22’) - Gv đọc bài

- Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về trên rẻo cao ?

*GDBVMT: Giáo viên giúp học sinh thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, bảo vệ môi trường...

- Yêu cầu học sinh tìm từ khó viêt, dễ lẫn:

- Gv đọc, yêu cầu học sinh viết

trườn xuống, chít bạc, khua lao xao, ...

- Gv lưu ý học sinh cách trình bày - Gv đọc lại bài viết 1 lần

- Gv đọc cho học sinh viết bài.

- Gv đọc cho học sinh soát lỗi.

- Gv thu 5 bài nhận xét.

- Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.

c. Hướng dẫn làm bài tập(8’)

Bài tập 1a: Điền vào chỗ trống những từ có âm đầu là l hoặc n phù hợp với...

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2a

- Tương tự như bài 1, giáo yêu cầu học

- 2 học sinh lên bảng viết.

- Lớp viết nháp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 hs đọc lại bài.

- Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng, ...

- Hs tìm, báo cáo

- 2 hs viết bảng.Lớp nháp.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs đặt câu với 1 từ vừa viết.

- Hs nghe, viết bài.

- Hs soát lỗi.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- đọc thầm đoạn văn.

- làm việc cá nhân.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét.

Đáp án: nhạc cụ, lễ hội, nổi tiếng.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Tự làm bài. Chữa bài

(5)

sinh đọc kĩ nội dung đoạn văn cho sẵn và lựa chọn từ thích hợp có trong phần ngoặc đơn ở dưới để điền vào chỗ trống.

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs, lưu ý hs cần dựa vào nội dung để chọn từ cho đúng.

- Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Mùa đông về đem theo những dấu hiệu gì?

- Nhận xét giờ học, chữ viết của HS.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.

Đạo đức

YÊU LAO ĐỘNG ( TIẾT 2 )

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được ích lợi của lao động.

2.Kĩ năng: Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

3.Thái độ: Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

- HS có ý thức làm những công việc nhà phù hợp với khả năng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.

- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nà ở trường.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ(5’) - Nêu ích lợi của lao động?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(15’): Kể chuyện các tấm gương yêu lao động.

- Tổ chức cho học sinh kể

- Nhận xét, tuyên dương những tấm gương lao động tốt

Hoạt động 2: (15’) Liên hệ bản thân - Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Kể về sự chăm chỉ lao động của bản thân hoặc của các bạn trong lớp, trong trường.

- Học sinh có thể giới thiệu những tấm gương về các anh hùng lao động - Nhận xét

- Học sinh viết, vẽ hoặc kể về một công việc hoặc nghề nghiệp trong

(6)

Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì ?

- Yêu cầu một vài em trình bày trước lớp.

- Gv nhận xét và nhắc nhở học sinh cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.

* Kết luận chung: Lao động là vinh quang.

Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.

- Quyền trẻ em: Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Ở nhà con đã làm những việc gì để giúp đỡ cha mẹ?

- GV liên hệ thực tế giáo dục HS.

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà thực hiện nội dung thực hành.

- Chuẩn bị bài sau: thực hành kĩ năng cuối kì.

tương lai

- Hs trình bày, giới thiệu những bài viết, tranh vẽ đã chuẩn bị ở nhà.

- Cả lớp thảo luận, nhận xét.

- HS trả lời

Lịch sử

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập.

2.Kĩ năng: Buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý, nước đại Việt thời Trần.

3.Thái đô: HS yêu thích môn Lịch Sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. KTBC ( 5’)

-Trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Nguyên của quân dân nhà Trần?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (15’) Nêu tên các giai đoạn lịch sử đã học?

- HS trả lời.

- Lắng nghe

- HS thảo luận theo cặp và trả lời.

- Các giai đoạn lịch sử: Mở đầu dựng

(7)

Kể lại thời gian tương ứng cho mỗi giai đoạn từ buổi đầu độc lập đến nước Đại Việt thời nhà Trần?

- HS trình bày.

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm (15’) - Nêu các sự kiện lịch sử quan trọng trong các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu độc lập đến nước Đại Việt thời Trần.

- HS trình bày.

- GV nhận xét giảng bài.

3. Củng cố- Dặn dò (5’) - GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS học bài, chuẩn bị kiểm tra cuối học kì.

nước tới 1000 năm đấu tranh giành độc lập.

- Buổi đầu độc lập: Từ năm 938-1009.

- Nước Đại Việt thời Lý đến năm 1009 -1226.

- Nước Đại Việt thời Trần đến năm 1400.

- HS thảo luận nhóm.

Buổi đầu độc lập:

Độc lập thống nhất đất nước, lên ngôi vua, tên nước là Đại Cồ Việt. Sau cuộc kháng chiến chống Tống quân xâm lược lần thứ nhất đến nhà tiền Lê ra đời.

Nước Đại Việt thời nhà Lý:

- Lý Công Uẩn lên ngôi vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

- Thời nhà Lý đạo Phật phát triển rất thịnh đạt, nhân dân rất tin tưởng vào nhà vua. . .

Nước Đại Việt thời Trần:

- Nhà Trần thành lập với sự kiện nổi bật: Lập nên nhà nước mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân như ban bố nhiều bộ luật mang lại công bằng xã hội.

- Cả lớp lắng nghe.

Ngày soạn : 24/12/2016

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2016 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.

- Biết chia cho số có ba chữ số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính chia.

3. Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận cho học sinh.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

(8)

Đặt tính và tính: 13904: 134; 98305: 37 Muốn chia một số có 5 chữ số cho số có 2,3 chữ số ta làm như thế nào?

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1a(18’): Đặt tính rồi tính

- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở bài tập Nhận xét chữa bài

- Muốn chia cho số có ba chữ số ta làm như thế nào ?

- Gv củng cố cách đặt tính thực hiện tính.

Bài tập 2:(12’)

- Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? - Muốn tìm số muối trong mỗi gói ta làm như thế nào ?

- Gv lưu ý đơn vị - Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Muốn chia cho số có ba chữ số ta làm như thế nào ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà: Xem lại các bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Học sinh trả lời - Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 3 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- 2 học sinh nhắc lại .

- 2 Hs đọc bài toán - HS nêu

- 2 học sinh nêu cách giải bài.

- Nhận xét, bổ sung.

Bài giải 18 kg = 18000 g

Số gam muối trong mỗi gói là:

18000 : 240 = 75 (g)

Đáp số: 75 g muối

Luyện từ và câu CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì ?

2.Kĩ năng: Nhận biết được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì ?

3.Thái độ: HS yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ B NẢ 1 . Kiểm tra bài cũ(5’)

- Thế nào là câu kể ? Tác dụng của câu - 2 học sinh trả lời.

(9)

kể ? Lấy ví dụ ? - Đặt 1 câu kể - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Phần nhận xét(12’)

Bài tập 1 + 2: Yêu cầu hs đọc đề bài và đoạn văn cho sẵn.

- Chỉ ra những từ ngữ chỉ hoạt động, chỉ người hoặc vật hoạt động trong đoạn văn.

- Gv hướng dẫn mẫu

M: nhặt cỏ đốt lá / người lớn.

- Gọi 1 HS làm bảng phụ

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3

- Gv hướng dẫn mẫu:

Câu: Người lớn đánh trâu ra cày + Người lớn làm gì ?

+ Ai đánh trâu ra cày ?

- Yêu cầu trao đổi bàn để đặt câu hỏi cho những câu còn lại.

- Nhận xét, đánh giá.

- Câu kể Ai làm gì? thường gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có nhiệm vụ gì ? c. Ghi nhớ: Sgk(2’)

d. Luyện tập

Bài tập 1(5’): Gạch dưới các câu kể - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, tìm câu kể trong đoạn văn.

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2(6’): Tìm chủ ngữ, vị ngữ - Yêu cầu hs nhắc lại:

- 2 học sinh đặt câu - Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu

- làm việc cá nhân, báo cáo kết quả làm việc.

- Hs quan sát

- 1 HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét, bổ sung.

Chỉ hoạt động Chỉ người hoặc vật hoạt động nhặt cỏ, đốt lá

bắc bếp,thổicơm tra ngô,

ngủ khì,

sủa om cả rừng

các cụ già mấy chú bé

các bà mẹ các em bé

lũ chó - 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Quan sát

- đánh trâu ra cày.

- người lớn

- Thảo luận bàn đặt câu.

- 2 bộ phận.

- học sinh đọc ghi nhớ. Cho ví dụ về câu kể Ai làm gì ?

- Đọc yêu cầu bài.

- Học sinhtự làm bài.

- báo cáo, nhận xét bổ sung.

Đáp án:

Câu kể Ai làm gì: Câu 2, 3, 4.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- tự làm và chữa.

Đáp án:

Cha/ làm ...chiếc chổi cọ để quét CN VN

(10)

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì ? Vị ngữ trả lời cho câu hỏi gì ?

Bài tập 3(5’): Viết đoạn văn - Hướng dẫn học sinh

- Gọi Hs đọc bài làm

- Gv chữa một số bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Câu kể Ai làm gì gồm mấy bộ phận?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

Mẹ / đựng hạt giống đầy móm lá cọ CN VN

- HS trả lời

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp làm vào Vở bài tập, đọc.

- Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh viết từ 3 - 5 câu và chỉ rõ câu kể Ai làm gì?

- 2 bộ phận

Kể chuyện

MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), bước đầu kể lại được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến. Hiểu nội dung truyện: Ma - ri - a ham quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một qui luật tự nhiên.

2.Kĩ năng: Biết nhận xét được lời kể của bạn, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

3.Thái độ: Học sinh bạo dạn trước đông người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ B NẢ 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể câu chuyện em được chứng kiến hoặc tham gia về đồ chơi hoặc con vật gần gũi ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Giáo viên kể chuyện(10’): Cho HS quan sát tranh trên phông chiếu.

- Kể chuyện lần 1

- Kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh trên phông chiếu.

c. Hướng dẫn kể chuyện(20’)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 1, 2.

- 1, 2 học sinh kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- Quan sát tranh trên phông chiếu - Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh nghe kết hợp quan sát tranh trên phông chiếu.

- 2 học sinh đọc to.

(11)

* Kể chuyện theo nhóm:

- Quan sát tranh minh hoạ.

- Yêu cầu kể nối tiếp theo các tranh.

- Gv theo dõi, hướng dẫn học sinh kể chuyện, yêu cầu trao đổi với bạn về nội dung truyện.

* Kể chuyện trước lớp:

- Yêu cầu đại diện nhóm kể trước lớp từng đoạn, cả câu chuyện.

- Gv đưa tiêu chí để nhận xét:

+ Nội dung kể chính xác, đầy đủ.

+ Giọng kể sinh động, hấp dẫn kết hợp cử chỉ điệu bộ phù hợp.

+ Nêu được ý nghĩa truyện.

- Gv đánh giá, nhận xét tuyên dương HS 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em hiểu được điều gì qua câu chuyện của Ma - ri - a ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập

- Lớp đọc thầm trong sách.

- quan sát.

- nói nội dung từng tranh.

- Làm việc theo bàn- kể nối tiếp theo nội dung các tranh.

- trao đổi về nội dung câu chuyện.

- học sinh nối tiếp kể chuyện ( từng đoạn)

- kể cả câu chuyện.

- Học sinh kể kết hợp với thể hiện bằng điệu bộ

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

- HS nêu.

Khoa học

KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí : khí ni tơ, khí ô xi, khí các-bô-níc.

2. Kĩ năng: Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni tơ và khí ô xi.

Ngoài ra, còn có khí các bô níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn...

3. Thái độ: Hs có hứng thú khám phá thế giới xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh để kê lọ.

- Nước vôi trong.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- Không khí có những tính chất gì ? Nêu một số ứng dụng tính chất k2 trong đời sống ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hoạt động 1:(15’)Thành phần chính

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(12)

của không khí

* Mt: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của k2 là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni - tơ k0 duy trì sự cháy.

* Tiến hành:

B1: Tổ chức và hướng dẫn:

- Gv chia nhóm + yêu cầu hs đọc mục Thực hành tr. 66 Sgk

B2: Gv giúp đỡ HS làm thí nghiệm.

- Yêu cầu hs làm thí nghiệm và thảo luận:

Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến bị tắt?

- Khi nến tắt nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Giải thích ?

- Không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Tại sao ?

- Vậy không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là những thành phần nào ? B3: Trình bày

* K/l: Bạn cần biết: Sgk

c. Hoạt động 2:(15’)Thành phần khác của không khí

* Mt: Làm thí nghiệm để chứng minh trong k2 còn có những thành phần khác.

* Tiến hành:

B1: Tổ chức và hướng dẫn.

- Gv chia nhóm, yêu cầu đọc mục Thực hành. Quan sát nước vôi trong rồi dùng ống nhỏ thổi vào nước vôi. Quan sát và giải thích.

B2: Gv theo dõi giúp đỡ học sinh.

B3: Gv nhận xét, đánh giá.

* Kết luận: Trong hơi thở có Co2 Khí Co2

gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá ...

- Yêu cầu hs quan sát hình 4, 5 Sgk

- Không khí còn có những thành phần nào khác ?

3. Củng cố, dặn dò:(5’)

- Ta cần làm gì để giảm bớt lượng chất độc hại trong không khí ?

- Hs làm việc theo nhóm 8 em.

- Hs báo cáo sự chuẩn bị của mình.

- Hs đọc mục Thực hành.

- Hs làm thí nghiệm.

+ Quan sát mực nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt.

- Trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy trong cốc.

- Sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc, nước tràn vào cốc và chiếm ...

- Không, vì nến bị tắt.

- 2 thành phần: duy trì sự cháy và không duy trì sự cháy.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp bổ sung.

- 2 HS đọc.

- Hoạt động theo nhóm.

- Hs báo cáo sự chuẩn bị.

- 1 hs đọc to mục Thực hành trong Sgk.

- Hs thảo luận theo yêu cầu.

- Hs trình bày.

- Hs quan sát.

- Hs phát biểu.

- 1 hs trả lời

(13)

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về chuẩn bị bài sau.

Địa lí

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.

2.Kĩ năng: Biết cách chỉ bản đồ 3.Thái độ: Yêu thích môn Địa Lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ B NẢ 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Chỉ vị trí thủ đô Hà Nội trên bản đồ địa lí Việt Nam và cho biết những điều kiện thuận lợi để Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất nước ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’) 2. b. Nội dung

Hoạt động 1: (6’)

- Gv đưa bản đồ địa lí VN, yêu cầu 1 số em lên bảng chỉ: Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt ?

- Gv theo dõi, nhận xét đánh giá.

Hoạt động 2(6’)

- Yêu cầu hs các nhóm thảo luận và hoàn thành câu hỏi 2. Sgk

- Trình bày.

- Gv kẻ sẵn bảng thống kê trang 97 và ghi các ý lên bảng.

Hoạt động 3:(6’)

- Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ ?

- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc ?

Hoạt động 4:(6’)

- Yêu cầu hs chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ và cho biết:

- 2 hs lên bảng trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hoạt động cá nhân - 3, 4 hs nối tiếp lên chỉ.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Làm việc theo nhóm.

- Hs trao đổi trong nhóm của mình.

- Đại diện hs trả lời.

- 2 học sinh trả lời.

- Tích cực trồng cây xanh.

- Hoạt động cá nhân.

- Có diện tích lớn thứ 2 trong các

(14)

+ Địa hình đồng bằng BB cĩ đặc điểm gì ? Đồng bằng BB cĩ diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ?

+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của những con sơng nào bồi đắp nên ? Hãy chỉ vị trí những sơng đĩ trên lược đồ ?

- Gv nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 5:(6’)

- Nêu những điều kiện thuận lợi để Hà Nội xứng đáng là trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất của cả nước ?

3. Củng cố, dặn dị(4’)

- Chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ, thành phố Đà Lạt, Hà nội trên bản đồ ?

- Gv nhận xét giờ học.tuyên dương HS.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

đồng bằng của nước ta.

- Do phù sa của các sơng Hồng, sơng Thái Bình, ... bồi đắp.

- 2, 3 học sinh trả lời.

- 2, 3 học sinh lên chỉ.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe

Hoạt động ngồi giờ lên lớp + Kĩ năng sống TIỂU PHẨM: MỒNG MỘT TẾT

KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ( TIẾT 2)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Thông qua tiểu phẩm “Mồng một Tết” HS hiểu mồng một Tết là ngày con cháu chúc thọ ông bà, đó là một phong tục tập quán có từ lâu đời của người Việt Nam.

- Giúp HS biết: Lựa chọn phương án tối ưu kịp thời khi xử lí các vấn đề cần thiết trong cuộc sống.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS cĩ khả năng đưa ra lựa chọn đúng đắn, kịp thời phù hợp trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống .

3.Thái độ: HS có ý thức gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. ĐỒ DÙNG

Kịch bản Mồng Một Tết. Sách Kĩ năng sống lớp 4

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Khi gặp tình huống cần giải quyết em cần làm gì ?

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- Gv nêu yêu cầu thực hiện của tiết học.

b. Nội dung

- 2 HS trả lời.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

(15)

Hoạt động 1: Tiểu phẩm: Mồng Một Tết (16')

- Cho HS nhận kịch bản

- Yêu cầu HS các nhĩm phân vai đĩng tiểu phẩm.

- Gọi các nhĩm lên đĩng vai

- HS xem các nhóm trình bày tiểu phẩm.

- Thảo luận lớp:

+ Chiều mồng một Tết, cả nhà Thiện An đến nhà ông bà để làm gì?

+ Vì sao lúc đầu Thiện An định không đi cùng bố mẹ?

+ Gia đình em thường làm gì vào ngày mồng một Tết?

+ Qua tiểu phẩm trên, em học được bài học gì?

- GV kết luận.

Hoạt động 2: Kĩ năng Ra quyết định và giải quyết vấn đề (16')

Bài tập 3: Giải quyết tình huống - Gọi HS nêu yêu cầu của tình huống.

- GV nhận xét và đưa ra định hướng đúng đắn.

Bài tập 4: Đồ vật nào?

- GV nêu yêu của hoạt động; chia nhĩm;

phát phiếu học tập.

- Gọi HS nêu yêu cầu của tình huống.

- Cho HS thảo luận nhĩm theo tổ, yêu cầu ghi vào phiếu những đồ vật mà nhĩm lựa chọn để mang lên đảo.

- Gọi các nhĩm cử đại diện lên trình bày kết quả lựa chọn cảu nhĩm mình.

- GV nhận xét, tuyên dương nhĩm cĩ sự lựa chọn tốt nhất.

- HS đọc phần Ghi nhớ.

3. Củng cố, dặn dị(3’)

- Khi gặp tình huống khĩ khăn cần giải quyết, em cần làm thế nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dị chuẩn bị tiết sau

- HS các nhĩm nhận kịch bản, phân cơng đĩng vai

- HS lên đĩng vai.

- Lớp theo dõi, nhận xét

- HS trả lời cá nhân các câu hỏi

- 1 HS đọc yêu cầu lớp theo dõi.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.

- Đại diện các cặp nêu kết quả.

- Nhĩm khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu lớp theo dõi.

- HS nêu tình huống trong sách KNS - HS thảo luận nhĩm theo tổ, ghi vào phiếu những đồ vật mà nhĩm lựa chọn để mang lên đảo.

- Các nhĩm cử đại diện lên trình bày kết quả lựa chọn cảu nhĩm mình.

- Các nhĩm khác nêu ý kiến gĩp ý.

- 2 HS đọc ghi nhớ - 2 HS trả lời

(16)

Ngày soạn : 25/12/2016

Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thực hiện được phép nhân, phép chia.Biết đọc thông tin trên biểu đồ.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính, thực hiện tính.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ B NẢ 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đặt tính rồi tính:

2216 : 121 7543 : 272

- Muốn chia cho số có 3 chữ số ta làm như thế nào?

- Giáo viên nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn làm bài tập

Bài tập 1(9’): Viết số thích hợp vào chỗ trống

+ Yêu cầu của bài tập là gì?

- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh - Gv củng cố cách tính:

Thừa số = tích : thừa số Tích = thừa số x thừa số Thương = số bị chia : số chia Số chia = số bị chia : thương Số bị chia = thương x số chia Bài tập 2: (7’) Đặt tính rồi tính - Yêu cầu hs làm bài vào vở ôly.

- Giáo viên củng cố cách thực hiện tính.

Bài tập 3:(7’)

- Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Hướng dẫn HS giải bài toán

+ Tìm số đồ dùng học toán Sở Giáo dục đó đã nhận.

+ Tìm số đồ dùng học toán của mỗi

- 2 học sinh lên bảng làm bài. Lớp làm nháp.

- học sinh nêu - Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- Tính tích, thừa số, thương, số bị chia, số chia

- Học sinh tự làm bài vào vở.

- 2 học sinh làm bảng phụ

- 2, 3 học sinh đọc bài của mình, lớp nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

a, 621, 23, 27, b, 326, 203, 66178, - Học sinh tự làm - Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc bài toán.

- Học sinh nêu.

- Học sinh tự làm. Nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Số bộ đồ dùng học toán Sở Giáo dục đó đã nhận là:

(17)

trường.

Bài tập 4(7’)

- Gv hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ, cần nắm được số cuốn sách bán được trong mỗi tuần, so sánh rồi trả lời các câu hỏi.

- Gv quan sát, giúp đỡ học sinh.

- Trong phần c con nào có cách giải khác?

- Gv củng cố các cách giải.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Khi tính toán trên biểu đồ em cần lưu ý điều gì ?

- Cách tính Thương, Số bị chia, thừa số...?

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà: ôn kĩ các kiến thức về phép nhân, phép chia.

40 x 468 = 18 720 (bộ)

Số bộ đồ dùng học toán của mỗi trường nhận được là:

18 720 : 156 = 120 (bộ) Đáp số: 120 bộ - 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc kĩ biểu đồ rồi so sánh để trả lời câu hỏi.

Đáp án:

a, Tuần 1 bán được 4500 cuốn sách.

Tuần 4 bán được 5500 cuốn sách.

Tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là:

5500 - 4500 = 1000 (cuốn) b, Tuần 2 bán được 6250 cuốn sách.

Tuần 3 bán được 5750 cuốn sách.

Tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3:

6250 - 5750 = 500 (cuốn) c,Trung bình mỗi tuần bán được là (4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 = 5500 (cuốn)

Tập đọc

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rát ngộ nghĩnh, đáng yêu.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi;

bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn có lời nhân vật và người dẫn chuyện: chú hề, công chúa.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.Thích khám phá thế giới xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu hs đọc bài: Rất nhiều mặt - 2 học sinh đọc bài, trả lời câu hỏi

(18)

trăng (phần 1) và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện đọc(8’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu 3 đọc nối tiếp đoạn.(quan sát, sửa sai)

- Yêu cầu đọc chú giải.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc đoạn đầu của bài để trả lời:

- Nhà vua lo lắng vì điều gì ?

- Nhà vua vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì ?

- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua ?

- Gv tiểu kết chuyển ý - Yêu cầu đọc đoạn còn lại:

- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?

- Công chúa trả lời như thế nào ?

- Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì ?

- Gv tiểu kết chuyển ý

- Nêu nội dung chính của bài ? Ghi ý chính.

*Quyền trẻ em: liên hệ thực tế giáo dục trẻ em có quyền suy nghĩ riêng tư....

d. Đọc diễn cảm(10’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp cả bài.

- Gv nhận xét, hướng dẫn cách đọc từng vai cụ thể.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Làm sao mặt trăng ... Nàng đã ngủ”

- Lớp nhận xét.

- 1 học sinh đọc toàn bài - Hs nối tiếp đọc bài.

- Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp

Hs đọc thầm suy nghĩ trả lời:

+ Đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, công chúa sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả.

+ Nghĩ cách để công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.

+ Vì mặt trăng ở xa và rất to, toả sáng rộng ...

Nỗi lo lắng của nhà vua - Dò hỏi xem công chúa đã suy nghĩ như thế nào khi một mặt trăng đang chiếu sáng còn một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.

- Khi một chiếc răng - thống nhất chọn ý c.

Suy nghĩ thơ ngây trong sáng của công chúa

Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rát ngộ nghĩnh,..

- 2 học sinh nhắc lại.

- Đọc nối tiếp theo đoạn - Nêu cách đọc từng nhân vật - Nêu cách đọc, ngắt, nghỉ...

- Hs đọc theo cặp.

(19)

- Gọi đại diện Hs thi đọc

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Câu chuyện đã để lại cho em những suy nghĩ gì ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà: học bài, chuẩn bị ôn tập.

- Hs thi đọc.

- Nhận xét, bình chọn bạn dọc hay - Suy nghĩ của trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu

Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Toán, Lịch sử - Địa lí, Tiếng Anh

Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn: Tiếng Việt, Khoa học

__________________________________________________________

Ngày soạn : 26/12/2016

Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016 Toán

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết dấu hiệu chia hết cho 5

2.Kĩ năng: Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.

3.Thái độ: HS yêu thích môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’):

-Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, lấy ví dụ ? - Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 5(12’):

- Yêu cầu học sinh thi tìm số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.

- Đọc lại các số chia hết cho 5 ?

- Em có nhận xét gì về chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5?Không chia hết cho 5?

- 2 học sinh phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc cả lớp.

- Học sinh lấy ví dụ, lớp nhận xét.

105, 45...

- Có tận cùng là 0, 5.

- Tận cùng không phải là 0, 5.

(20)

- Vậy muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không ta dựa vào điều gì ?

- Gv kết luận: Sgk

- Yêu cầu học sinh nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5 ?

c. Luyện tập:

Bài tập 1(4’):Ghi số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5

- Yêu cầu tự làm bài vào vbt.

- Quan sát, hướng dẫn hs yếu.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng Những số như thế nào thì chia hết cho 5?

Không chia hết cho5?

Bài tập 2:(4’)

- Yêu cầu hs tự làm bài vào vbt.

- Quan sát, hướng dẫn hs yếu.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3:(5’)

Gv lưu ý số cần viết:

+ Số có ba chữ số.

+ Có mặt đủ 3 chữ số 0, 5, 7 + Chia hết cho 5

Bài tập 4(5’):Viết số

Yêu cầu học sinh tự làm bài Nhận xét, chữa bài

+ Số chia hết cho cả 2 và 5 có chữ số tận cùng là bao nhiêu ?

3. Củng cố, dặn dò(4’)

Số chia hết cho2, cho 5? Số vừa chia hết cho 2 và cho 5?

Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, cho ví dụ ? - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà ghi nhớ các dấu hiệu chia hết - Chuẩn bị bài sau.

- Chữ số tận cùng của số đó.

- 3 học sinh nhắc lại, nêu ví dụ.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm- nhận xét đổi chéo vở kiểm tra bài.

a, Các số chia hết cho 5: 85, 1110, 9000, 2015, 3430.

b, Các số không chia hết cho 5: 98, 617,6714, 1053.

- Học sinh tự làm bài.

a, 230 < 235 < 240 b, 4525 < 4530 < 4535

c, 175, 180, 185, 190, 195, 200.

- Học sinh suy nghĩ tự làm bài.

Kết quả: 570, 750, 705.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài.

- Nhận xét, chữa bài a, 660, 3000 b, 35, 945

- Có chữ số tận cùng là 2,4,6,8,0;

Số chia hết cho 5 là số có tậ cùng 5,0;

Tập làm văn

ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.

(21)

2.Kĩ năng: Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn, viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

- Gv đánh giá, nhận xét chung.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài(1’) b. Nhận xét(12’)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu đọc thầm bài: Cái cối tân, tìm các đoạn trong bài, nêu nội dung chính của từng đoạn.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào ?

- Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn ?

c. Ghi nhớ(2’) (SGK) d. Luyện tập

Bài tập 1(8’): Đọc và trả lời câu hỏi - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Cho Hs thảo luận theo cặp để làm bài - Gv theo dõi, hướng dẫn Hs.

- Gọi Hs đọc bài làm, lớp nhận xét.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- 3 học sinh trả lời Lớp nhận xét.

- Học sinh đọc.

- đọc thầm bài: Cái cối tân Sgk trang 143, 144.

- trao đổi theo bàn trả lời câu hỏi.

Đoạn 1: Mở bài: Giới thiệu về cái cối tân được tả.

Đoạn 2: thân bài: Tả hình dáng bên ngoài

Đoạn 3: thân bài:Tả hoạt động của cái cối

Đoạn 4: Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cái cối.

- Giới thiệu, tả hình dáng...

- Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết được số đoạn trong bài văn.

- 2 học sinh đọc.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- trao đổi làm vào Vbt.

- Hs đọc bài của mình.

- Lớp nhận xét.

Bài văn gồm 4 đoạn:

Đoạn 1: Hồi học lớp 2 ... bằng nhựa.

Đoạn 2: Cây bút dài ... bóng loáng.

(Tả hình dáng cây bút) Đoạn 3: Mở nắp ra ... vào cặp. (Tả ngòi bút)

Đoạn 4: Đã mấy tháng ... đồng ruộng.

(22)

Bài tập 2(8’): Viết 1 đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em

- Gv lưu ý: Chỉ viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút, không tả chi tiết.

+ Quan sát kĩ hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu ...

+ Cần bộc lộ cảm xúc của bản thân.

- Quan sát, hướng dẫn hs.

- Gv theo dõi, chú ý sửa cho học sinh về lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho từng hs.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì ? Khi viết một đoạn văn miêu tả cần chú ý điều gì ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Hs lắng nghe.

- Học sinh tự viết bài vào vở.

- Học sinh viết từ 3 - 5 câu - 3, 4 học sinh trình bày.

- Lớp nhận xét.

- …. có câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Khoa học

Kiểm tra cuối học kì I Ngày soạn : 27/12/2016

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2016 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.

2.Kĩ năng: Nhận biết được số chia vừa hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.

3.Thái độ: HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 ? Lấy ví dụ ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(7’): Viết số

- Yêu cầu Hs tự làm và chữa bài.

- 2Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài. 1Hs làm bảng.

(23)

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2?

Bài tập 2(7’): Viết số

- Yêu cầu Hs tự làm và chữa bài.

- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5?

Bài tập 3(8’): Viết số

- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có đặc điểm gì ?

- Gv củng cố bài.

Bài tập 4:(8')

- Gv giúp Hs xác định được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.

- Gv củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5 ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét, chữa bài.

- Số chia hết cho 2: 4568, 2050, 3576 - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

Số chia hết cho 5: 900, 2355, 5550, 285 - Nhận xét, chữa bài.

- Hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có chữ số tận cùng là 0

- Hs làm vào vở bài tập-báo cáo.

Nhận xét

- Hs tự làm bài, nhận xét bổ sung.

Luyện từ và câu

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ: AI LÀM GI?

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì ?

- Hiểu vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì ? thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm.

2.Kĩ năng: HS có thói quen sử dụng câu kể Ai làm gì? một cách linh hoạt, sáng tạo khi nói và viết.

3.Thái độ: GDHS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ B NẢ 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Câu kể Ai làm gì ? có những bộ phận nào ? Lấy ví dụ ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nhận xét(12’)

- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài.

- Đoạn văn có mấy câu?Tìm các câu kể Ai

- 3 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1Hs đọc yêu cầu - đoạn văn.

6 câu - 3 câu Ai làm gì?

(24)

làm gì? Ghi vào bảng và xác địng vị ngữ.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Vị ngữ do từ loại nào tạo thành ? c. Ghi nhớ: (2')Sgk

d. Luyện tập

Bài tập 1(6’): Đọc, gạch dưới câu Ai làm gì và xác định vị ngữ?

- Yêu cầu làm việc cá nhân vào Vbt

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 2(4’):Nối

- Yêu cầu Hs đọc kĩ các ý, nối các từ ở 2 cột để được câu đúng.

Tổ chức cho Hs chơi trò chơi nối nhanh - Gv theo dõi,

- Gv củng cố bài.

Bài tập 3(5’) Quan sát và đặt câu

- Yêu cầu quan sát tranh để viết được các câu kể Ai làm gì nói về hoạt động của các bạn trong giờ ra chơi.

Gv sửa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

Vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì có ý nghĩa gì ?

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

Tự làm, báo cáo kết quả- nhận xét Câu 1: đang tiến về bãi.

Câu 2: kéo về nườm nượp.

Câu 3: khua chiêng rộn ràng Động từ…

- 2, 3 Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào Vbt, 1 Hs làm giấy khổ to. Dán kết quả, nhận xét Thanh niên đeo gùi vào rừng.

Phụ nữ giặt giũ bên giếng nước.

Các cụ già chụm đầu bên ché rượu cần; ....

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài, Chơi trò chơi

Đàn cò trắng + bay lượn trên cánh ..

Bà em + kể chuyện cổ tích.

Bộ đội + giúp dân gặt lúa.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát tranh.

- Hs viết bài vào vở bài tập.

- Viết thành đoạn văn có khoảng 5 câu.

- Đọc bài làm của mình trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 hs trả lời

Thực hành kiến thức Tiếng Việt LUYỆN TẬP: TIẾT 1 - TUẦN 17

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Đọc trôi chảy toàn bài: Đánh tam cúc.

Hiểu nội dung câu chuyện: Bé Giang đánh tam cúc với chú mèo khoang 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và trả lời các câu hỏi

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(25)

Vở thực hành Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi Hs đọc bài Pháo đền và nêu nội dung chính của bài

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu(1’) b. Luyện đọc(15’) - Giáo viên đọc mẫu

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Quan sát, sửa phát âm, cách ngắt nghỉ giữa các nhịp thơ

- Nhận xét- đánh giá

c. Tìm hiểu bài(15’) Chọn câu trả lời đúng - Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhĩm - GV nhận xét - kết luận.

- Câu chuyện muốn nĩi về điều gì?

3. Củng cố, dặn dị(4’)

- Gọi Hs đọc lại bài Đánh tam cúc và nêu nội dung bài.

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về nhà luyện đọc bài

- Chuẩn bị bài sau: tiết 1 tuần 18.

- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi - Nhận xét, bổ sung.

- Hs lắng nghe

- Luyện đọc theo đoạn - Luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc

- Luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ - 1 học sinh đọc cả bài

- Đọc yêu cầu

- Thảo luận nhĩm bàn.

- Làm và báo cáo kết quả - Nhận xét, bổ sung.

Tập làm văn

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn ( BT 1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngồi, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cắp sách (BT1, BT2 )

2.Kĩ năng: Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn, viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích mơn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đoạn văn trong bài văn miêu tả cĩ đặc - HS trả lời.

(26)

điểm gì ?

- Gọi HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút chì của em.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a.Giới thiệu bài (1’)

Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật.

Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có đoạn văn miêu tả chiếc cặp đúng và hay nhất.

b.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS trao đổi thực hiện yêu cầu - Gọi HS trình bày và nhận xét.

- Kl: các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.

+ Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp

+ Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.

+ Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.

Bài 2 ( 8’)

- HS đọc yêu cầu và gợi ý.

- HS làm bài và trình bày bài.

Bài 3 (15’)

- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi y.ù

- GV yêu cầu HS tự quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài.

- GV gợi ý:

+ Chỉ viết 1 đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp.

+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.

+ Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của

- HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút chì của em.

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- HS trao đổi thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày và cả lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu và gợi ý.

HS tự quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài.( HS chỉ viết 1 đoạn văn, không viết cả bài)

(27)

mình.

- Gọi HS trình bày

- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.

3. Củng cố - dặn dò(4’)

- Khi xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật cần chú gì ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn: tả chiếc cặp của em.

- HS trình bày bài viết của mình.

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 17

I. MỤC TIÊU

- Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua. Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, cĩ ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

2. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ơn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập

...

...

...

...

*Các hoạt động khác

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục tham gia thi Tốn, Tiếng Anh, Tốn Tiếng Anh qua mạng. Lập nhiều tài khoản để luyện.

(28)

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hồi học lớp 2, em thường ao ước có một cây bút máy nhưng bố em bảo: “ Bao giờ lên lớp 4 hãy dùng, con ạ!” Rồi ngày khai giảng lớp 4 đã đến, bố em mua cho em một

Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng mùa, từng thời

In trên nền là hình những bông hoa màu vàng, đỏ rất đẹp, bút nét thanh nét đậm giúp cho việc luyện chữ đẹp của em trong các tiết luyện viết, chính tả, giúp bài viết

Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con vật đó.... Quan sát ngoại hình của một con vật mà em yêu thích và

- Tả các bộ phận của cây chuối tiêu (tàu lá, buồng chuối, nải chuối, quả chuối….).. - Nêu lợi ích của cây

Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa.. Tìm các đoạn văn

Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối T ập làm văn– Lớp 4 Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.. G D.. Tập

Cây chuối nói riêng cũng như các loại cây ăn quả nói chung, chúng đều đem lại cho ta rất nhiều ích lợi, phục vụ cho cuộc sống của ta, vậy chúng ta cần làm gỉ để bả