• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC HÀNH LỊCH SỬ I. N

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THỰC HÀNH LỊCH SỬ I. N"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 6: 11-> 16/10/2021 Tiết 11, 12

THỰC HÀNH LỊCH SỬ I. N

ộI dung:

1. Những đặc điểm cơ bản quá trình phát triển của XHPK châu Âu và phương Đông:

Những đặc điểm cơ bản XHPK châu Âu XHPK phương Đông Thời kì hình thành Hình thành muộn Hình thành sớm

Thời kì phát triển Phát triển sớm Phát triển chậm

Thời kì suy vong Kết thúc nhanh Thời kì suy vong kéo dài

2. Những nét chung về cơ sở kinh tế, xã hội của XHPK châu Âu và phương Đông:

Những nét chung XHPK châu Âu XHPK phương Đông

Cơ sở kinh tế -Nông nghiệp là chính.

-Sản xuất nông nghiệp bị đóng kín trong lãnh địa

-Sang thế kỉ XI, công thương phát triển.

-Nông nghiệp là chính.

-Sản xuất nông nghiệp bị đóng kín ở công xã nông thôn.

Các giai cấp cơ bản -Lãnh chúa và nông nô - Địa chủ - nông dân lĩnh canh.

3. Nhà nước phong kiến châu Âu và phương Đông:

So sánh XHPK châu Âu XHPK phương Đông

Giai cấp thống trị Vua, lãnh chúa Vua, quan, địa chủ

(2)

Thể chế nhà nước Chế độ quân chủ Chế độ quân chủ

Quá trình xác lập quyền lực của vua.

-Quyền lực vua lúc đầu bị hạn chế

-Sang TK XV, quyền hành tập trung trong tay vua

-Sự chuyên chế của vua có tự thời cổ đại

- XHPK phát triển, quyền lực vua tăng thêm.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI:

Dựa vào kiến thức về xã hội phong kiến châu Âu và phương Đông (bài 1 đến bài 7) để hoàn thành như bảng trên.

III. DẶN DÒ HỌC TIẾT SAU:

Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập

- Tìm hiểu về tổ chức nhà nước thời Ngô.

- Tìm hiểu về Đinh Bộ Lĩnh.

- Đinh Bộ Lĩnh làm gì để thống nhất đất nước.

I. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Phần II : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX . Chương I : BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ-ĐINH-TIỀN LÊ (THẾ KỈ X)

BÀI 8 NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP 1. Nước ta dưới thời Ngô:

a.Ngô Quyền dựng nền độc lập:

- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh- Hà Nội).

- Bỏ chức “tiết độ sứ”.

- Xây dựng bộ máy nhà nước:

+ Ở trung ương : Vua đứng đầu quyết định mọi việc, đặt ra các chức quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: Đứng đầu các châu là thứ sử, cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

* Bộ máy nhà nước thời Ngô đơn giản nhưng thể hiện nền tự chủ.

b. Tình hình chính trị cuối thời Ngô:

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tíếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi .

- Năm 950, Ngô Xương Văn giành được ngôi vua, nhưng

(3)

- Năm 965, Ngô Xương Văn mất , cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào tiếp diễn ,đất nước xảy ra lọan 12 sứ quân -> Đất nước rối loạn.

* Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, kinh tế sa sút, quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

2. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:

- Đinh Bộ Lĩnh liên kết quân Trần Lãm, sau đó lần lượt đánh bại các sứ quân còn lại.

- Năm 967, đất nước thống nhất.

- Ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi xây dựng đất nước và đánh thắng quân Tống.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI:

- Ngô Quyền làm gì để xây dựng nền độc lập tự chủ?

- Việc bãi bỏ chức tiết độ sứ thể hiện điều gì ?

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô thể hiện như thế nào?

- Trình bày các nét tiêu biểu nước ta cuối thời Ngô ? - Loạn 12 sứ quân có hại gì cho đất nước ?

- Nêu khó khăn nước ta cuối thời Ngô ?

- Trình bày quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. Ý nghĩa của việc đất nước được thống nhất ?

III. DẶN DÒ HỌC TIẾT SAU:

Chuẩn bị bài 9.

- Nhà Đinh làm gì để xây dựng đất nước?

- Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê được thể hiện như thế nào?

- Tìm hiễu diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.

I. NỘI DUNG BÀI HỌC:

Bài 9:

NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH – TIỀN LÊ

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ:

1. Nhà Đinh xây dựng đất nước:

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hòang Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt , đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình)

- Phong vương cho các con, cắt cử các chức quan.

- Dựng cung điện, đúc tiền, xử nghiêm kẻ phạm tội.

- Ngoại giao: Cử sứ sang giao hảo với nhà Tống.

(4)

2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê:

a. Sự thành lập nhà Lê:

- Năm 979, Đinh Tiên Hòang bị giết.

- Triều đình lục đục, quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta -> Lê Hòan được suy tôn lên làm vua.

b. Tổ chức chính quyền:

- Trung ương:

+ Đứng đầu triều đình là vua, vua nắm mọi quyền hành. giúp vua bàn việc nước là Thái sư, Đại sư.

+ Quan lại gồm 2 ban quan văn, quan võ. Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

- Địa phương:

+ Cả nước chia thành 10 lộ.

+ Dưới lộ là phủ, châu.

=> Tổ chức chính quyền hòan thiện hơn thời Ngô.

* Quân đội : Vua Lê chú ý đến xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ đất nước, gồm cấm quân và quân địa phương.

3. Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hòan:

a. Diễn biến:

- Đầu năm 981,Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống theo hai đường thuỷ bộ sang tấn công nước ta.

- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến.

- Nhiều trận chiến quyết liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng. Thủy quân địch bị đánh lui.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt. Quân Tống đại bại.

b. Ý nghĩa:

- Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc.

- Biểu thị ý chíquyết tâm chống giặc của dân ta.

- Đinh Bộ Lĩnh làm gì để xây dựng đất nước?

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI:

- Giải thích tên nước và giới thiệu cố đô Hoa Lư qua ảnh.

- Đinh Tiên Hòang đưa ra biện pháp gì để xây dựng đất nước?

- Yêu cầu hs kể hình thức phạt kẻ phạm tội? Mục đích?

(5)

- Việc vua Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

- Những việc làm trên của nhà Đinh có tác dụng gì?

- Tiếp tục nêu công lao của Đinh Bộ Lĩnh?

- Nhà Lê được thành lập trong hòan cảnh nào?

- Chính quyền nhà Lê được tổ chức như thế nào?

- Nhận xét tổ chức chính quyền thời Lê?

- Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào ? - Quân Tống xâm lược nước ta trong hòan cảnh nào?

- Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống.

- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống?

III. DẶN DÒ HỌC TIẾT SAU:

Chuẩn bị bài 9 tiếp theo

- Tìm hiểu tình hình kinh, tế,văn hóa nước ta thời Đinh – Tiền Lê?

- Xã hội nước ta thời Đinh – Tiền Lê có những tầng lớp nào ?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời câu hỏi 1 trang 60 SGK Lịch sử và Địa lí 7: Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt.. Việc xây dựng phòng tuyến

- Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp tục thống trị với các chính sách rất dã man, tàn bạoa. -Tuy bị

- Hoàn cảnh: Nhân cơ hội Đinh Ttieen Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã đem quân xâm lược Đại Cồ

Luyện tập 1 trang 56 Lịch Sử lớp 7: Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược và vai trò của Lý Thường Kiệt đối với

Vận dụng 3 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ

+ Hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống

- Nhân tố tạo nên chiến thắng trông các cuộc kháng chiến chông quân Mông - Nguyên đó là: lòng yêu nước, sự đoàn kết toàn dân, cùng với sự chỉ huy tài ba của người lãnh

Theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện qua quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ NH ban hành theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10 năm 1999 của