• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi HSG địa 9 cấp trường

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi HSG địa 9 cấp trường"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI

TRƯỜNG TH&THCS TÂN THẠNH

ĐỀ ĐỀ SUẤT THI HỌC SINH GIỎI VÒNG THỊ XÃ MÔN: ĐỊA 9

Năm học: 2018-2019

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, tính đa dạng và thất thường.

b. Giải thích tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới Hướng dẫn chấm:

a. Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, tính đa dạng và thất thường (4 điểm)

* Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

- Nhiệt đới: Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm; Bình quân 1 triệu Kcal/m2 Nhiệt độ trung bình năm trên 210C (0.25 điểm)

- Gió mùa: (0.5 điểm)

+ Gió mùa mùa hạ: Hướng Tây Nam, hoạt động từ tháng 5 -> tháng 10, đem đến cho Việt Nam một lượng mưa lớn. (0.25 điểm)

+ Gió mùa mùa đông: Hướng Đông Bắc, hoạt động từ tháng 11 -> tháng 4 năm sau: khô, lạnh, lượng mưa giảm. (0.25 điểm)

- Ẩm: Độ ẩm trung bình năm lớn (> 80%); Lượng mưa trung bình năm đạt 1500 - 2000 mm. (0.25 điểm)

* Tính đa dạng và thất thường:

- Đa dạng: Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nước ta không thuần nhất trên toàn quốc, phân hoá theo không gian, thời gian hình thành nên các vùng miền khí hậu khác nhau rõ rệt. (0.5 điểm)

+ Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, cuối đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều. (0.5 điểm)

+ Miền khí hậu Đông Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới mũi Dinh (vĩ tuyến 180B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. (0.5 điểm)

+ Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. (0.5 điểm)

1

(2)

+ Miền khí hậu biển Đông Việt Nam mang tích chất nhiệt đới gió mùa Hải Dương.

(0.5 điểm)

- Thất thường: Khí hậu Việt Nam rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…(0.5 điểm)

b. Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới vì (1.0 điểm) - Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (0.5 điểm)

- Phần lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh. (0.5 điểm)

Câu 2:

a. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

b. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta.

c. Hãy cho biết trong cơ cấu ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta thì ở địa phương em đã phát triển mạnh ngành nào. Vì sao?

Hướng dẫn chấm:

a. Ngành công nghiệp trọng điểm là (1 điểm) - Ngành có thế mạnh lâu dài (0.25 điểm)

- Mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài (0.25 điểm)

- Có tác động đến sự phát triển ngành kinh tế khác (0.25 điểm) - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp (0.25 điểm) Tên các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta (1 điểm) - Công nghiệp khai thác nhiên liệu (0.25 điểm)

- Công nghiệp điện (0.25 điểm)

- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (0.25 điểm) - Công nghiệp dệt may (0.25 điểm)

b. Cơ cấu công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta (1.5 điểm)

- Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát , sản xuất đường rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè và các sản phẩm khác. (0.5 điểm)

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi: chế biến thịt, trứng, sữa; thực phẩm đông lạnh, đồ hộp. (0.5 điểm)

- Chế biến thủy sản: làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh và các sản phẩm khác.

(0.5 điểm)

2

(3)

c. Ở địa phương em đã phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Vì

Có nguồn nguyên liệu có sẵn tại chỗ: nguyên liệu hải sản: tôm, cua, cá..; ngành trồng trọt: lúa. (0.25 điểm)

Cơ sở sản xuất được đầu tư trang thiết bị hiện đại và được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống…) (0.25 điểm)

Người dân có kinh nghiệm trong nuôi, trồng và đánh bắt thủy hải sản (0.25 điểm)

Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa. (0.25 điểm).

Hiệu trưởng Giáo viên ra đề

3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.. hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, cấu trúc địa hình phân hóa

Câu 100: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh đến địa hình nước ta như thế nào:B. Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình

+ Đất: đất phù sa có giá trị cao và diện tích lớn nhất thích hợp thâm canh lúa nước.. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng

- Hai đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.. - Nhiệt độ TB năm trên 20

- Tính chất đa dạng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nước ta không thuần nhất trên toàn quốc, phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các

Câu 27: Trong vành đai khí hậu ôn đới, phần phía Tây của Nga có khí hậu ôn hòa hơn phần phía Đông vì:?. Phía Tây có khí hậu ôn đới gió mùa, phía

- Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng thất thường2. - Phân tích mối liên hệ

Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.. Giải thích vì sao Việt Nam là nước