• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Họ và tên giáo viên Tổ KHXH Lê Thị Nga Tiết: 38, 39

BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

- Thực dân Pháp đánh Bác Kì lần thứ nhất (1873)

- Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

- Nội dung hiệp ước 1874.

- Tình hình VN trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì.

- Học sinh nắm được kế hoạch xâm lược Bắc Kì lần thứ hai của Thực dân Pháp - Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

- Vì sao Triều đình Huế ký hiệp ước 1884, nội dung hiệp ước 1884.

2. Phẩm chất

- GD học sinh thấy rõ bản chất tham lam tàn bạo của thực dân Pháp.

- Thấy được tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của ND ta.

3. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn + Vận dụng kiến thức thực hành.

* Giáo dục đạo đức: Tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm khi tổ quốc bị xâm lăng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học 2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Hs nắm được những sự kiện lịch sử chính và những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1917 đến 1945.

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

(2)

a) Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung: Gv nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

* Câu hỏi:Chiến sự ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ diễn ra ntn?

c) Sản phẩm:  HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

* Đáp án: - Năm 1859 : Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực…..(5đ) - Khởi nghĩa do Trương Định ...(5đ)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi phần bài cũ.

Chiến sự ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ diễn ra ntn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

 - Học sinh theo dõi, hoàn thành hiệm vụ - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Hs trả lời cá nhân: thu nhận được kiến thức, báo cáo kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định

Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp mở rộng âm mưu xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Hoạt động 1: Thực dân Pháp chiếm đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

a) Mục đích: HS hiểu rõ cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở BK và quá trình xâm lược cụ thể.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi sau :

? Tại sao thực dân Pháp chiếm chiếm ba tỉnh miền tây Nam Kì năm 1867 mà mãi đến năm 1873 pháp mới đánh Bắc Kì?

? Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì Pháp đã tiến hành bộ máy cai trị ntn?

nhằm mục đích gì?

I. Thực dân pháp chiếm đánh Bắc kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì.

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

a. Âm mưu của thực dân Pháp

- Sau khi chiếm xong 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. Pháp tiến hành thiếp lập bộ máy cai trị

(3)

? Em có nhận xét gì về âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp?

? Những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp có rất nhiều nhà văn viết về vấn đề này, em đã được học tác phẩm nào?

? Đứng trước âm mưu của thực dân Pháp, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

? Chiến sự ở Bắc Kì diễn ra như thế nào?

? Cuộc k/c chống Pháp của ND Hà Nội 1873 như thế nào?

? Phong trào kháng chiến tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì từ năm 1873-1874 diến ra như thế nào?

? Thái độ của triều đình Huế sau chiến thắng Cầu Giấy như thế nào?

? Em hãy nêu nội dung Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

 - Học sinh theo dõi, hoàn thành hiệm vụ

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Hs trả lời cá nhân: thu nhận được kiến thức, báo cáo kết quả

- Do phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh ở khắp nơi, đã ngăn chặn chậm quá trình xâm lược Bắc Kì của chúng.

- Thực dân Pháp thống trị và bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây làm bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia

- Âm mưu, thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp

- HS tóm tắt diễn biến theo sgk.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Mục đích: làm bàn đạp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì và Cam-Pu-Chia.

b. Triều đình nhà Nguyễn

-Tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

- Vơ vét tiền của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí cho Pháp.

- Kinh tế sa sút, binh lực suy yếu, mâu thuẫn XH sâu sắc.

- Tiếp tục thương lượng với Pháp.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873

a. Nguyên nhân thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất:

- Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy b. Tình hình chiến sự ở Bắc Kì

- Pháp: do Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

- Sáng 20/11/1873 thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.

- Trưa thành Hà Nội bị thất thủ.

- Pháp chiếm được Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 -1874)

a. Tại Hà Nội:

- Nhân dân Bắc Kỳ anh dũng chiến đấu:

ban đêm tập kích địch, đốt cháy kho đạn của chúng, chặn địch ở nhiều nơi

- Đặc biệt là chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (21/2/1873).

b. Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

- Nhân dân Thái bình, Nam Định kháng chiến chống Pháp.

c. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874

- 15/3/1874 triều đình Huế kí với Pháp điều ước Giáp Tuất.

Nội dung:

+ Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì.

+ Nhà Nguyễn cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.

(4)

* Hoạt động 2: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884.

a) Mục đích: HS hiểu rõ cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở BK lần 2 và quá trình xâm lược cụ thể.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi sau :

? Tình hình Bắc Kì sau hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 như thế nào?

? Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II trong hoàn cảnh nào? Vì sao chúng chiếm Bắc kỳ lần hai?

? Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai ntn?

? Nhân dân BK kc chống Pháp ntn?

? Lập niên biểu sự kiện của cuộc kc?

? Nội dung và hậu quả của Hiệp ước Hác măng và Patonot?

? Em có nhận xét gì về việc triều đình phong kiến nhà Nguyễn kí với Pháp 2 bản hiệp ước này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

 - Học sinh theo dõi, hoàn thành hiệm vụ - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Hs trả lời cá nhân: thu nhận được kiến thức, báo cáo kết quả:

* HC:

- Kinh tế- tài chính ngày càng kiệt quệ.

- Nhân dân đói khổ, giặc cướp hoành hành ở khắp nơi, có lúc triều đình phải cầu cứu quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị cải cách duy Tân đều bị khước từ, tình hình rối loạn cực độ.

- Khi Bắc Kì trong tình trạng rối loạn thì tư bản Pháp đang trên đà phát triển mạnh mẽ, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản, Bắc Kì lại sẵn có nguồn tài nguyên đó nên chúng quyết tâm đánh chiếm bắc Kì

II. Thực dân pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884.

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882).

* Hoàn cảnh:

- Nước Pháp đang chuển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Nhu cầu mở rộng xâm chiếm thuộc địa là thiết yếu nên Pháp quyết tâm đánh Bắc Kì lần II.

* Diễn biến

- 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi- e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi nộp khí giới và nộp thành vô điều kiện quân ta chống trả quyết liệt, đến trưa thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự tử.

-Thừa cơ Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng.

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.

-Nhân dân ta tích cực phối hợp quân triều đình kháng chiến.

+Thực hiện kế hoạch "Vườn không, nhà trống".

(5)

lần thứ hai

* Tóm tắt diễn biến theo sgk.

* Hậu quả:

- Phong trào kháng chiến của nhân dân lên mạnh.

- Nhiều sĩ phu phản đối triều đình đầu hàng: Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Nguyễn Quang Bích...

- Phe chủ chiến trong triều đình hình thành và hành động mạnh tay hơn

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Họ tự tay đốt nhà - không bán lương thực cho Pháp…

+ Quân dân Bắc Ninh - Sơn Tây kéo về áp sát địch trong thành Hà Nội.

+ Ri-Ve-e hoảng sợ phải rút quân từ Nam Định về Hà Nội.

- Trận Cầu Giấy lần thứ hai + Quân ta lập nên chiến thắng Cầu Giấy lần II (19/5/1883) Ri- ve-e bị giết.

- Triều đình không có quyết tâm chống giặc.

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 1884.

- Chiều 18/8/1883 thực dân Pháp tấn công Thuận An.

- 20/8/1883 chúng đổ bộ lên vùng này, triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến và chấp nhận ký hiều ước Hác- măng.

* Nội dung Hiệp ước Hác- măng (SGK/123)

* Nội dụng Hiệp ước Pa-tơ-nốt 6/6/1884 (SGK/134)

- Nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp.

- Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố lại tất cả các kiến thức đã ôn, gây hứng thú cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1, 2, 3 VBT

GV hỏi:

- Những nét chính về phong trào k/c chống Pháp của nhân dân Bắc Kì?

- Sưu tầm tài liệu tham khảo về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873

- Sưu tầm bài văn, bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến năm 1873

c) Sản phẩm: HS làm

d) Tổ chức thực hiện:

(6)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

GV yêu cầu HS đọc thông tin làm bài Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

 - Học sinh theo dõi, hoàn thành hiệm vụ - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận 

Hs trả lời cá nhân: thu nhận được kiến thức, báo cáo kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã ôn, nắm kỹ những sự kiện lịch sử một cách hệ thống.

b) Nội dung: Giao bài tập cho HS về nhà tìm hiểu.

+ So sánh Hiệp ước pa-tơ-nốt với các bản Hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp?

+ Sưu tầm tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta lần thứ hai.

c) Sản phẩm: HS làm d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 

GV yêu cầu HS đọc thông tin, hệ thống hóa kiến thức.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :

So sánh Hiệp ước pa-tơ-nốt với các bản Hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 

 - Học sinh theo dõi, hoàn thành hiệm vụ - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

Bước 3: Báo cáo, thảo luận 

Hs trả lời cá nhân: thu nhận được kiến thức, báo cáo kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.. - Gv chuyển giao

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM DƯỚI THỜI TRẦN. Hoạt động của

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.. đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa

- Tuy thất bại nhưng làm cho nhà Lê càng thêm suy yếu... GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Hoạt động 3:Kết cục của chiến tranh thế giói thứ nhất a) Mục đích: HS cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.. Hệ thống kiến

*Đánh giá kết quả nhóm nx d/g - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá.. Hoạt động 4:

- HS vận dụng kiến thức và thực hiện yêu cầu.. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của