• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 7. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI 1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại

a. Điều kiện lịch sử

- Từ giữa thế kỉ XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển.

- Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế song không có quyền lực chính trị - xã hội - Giáo lí Ki-tô và chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm nặng nề sự phát triển cả xã hội.

b. Thành tựu tiêu biểu

* Lĩnh vực Văn học:

- Phương Tây đã xuất hiện những những nhà văn, thơ, nhà viết kịch nổi tiếng, như:

+ Cooc-nây (1606 - 1684) là đại diện tiêu biểu của nền bi kịch cổ điển Pháp. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là vở kịch Lơ-xít (1636),...

+ La Phông-ten (1621 - 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp. Các tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến: con cáo và chùm nho xanh, đeo lục lạc cho mèo,...

+ Mô-li-e (1622 – 1673) lả tác gia nổi tiếng của nền hài kịch cổ điển Pháp.

- Ở Phương Đông: nhà văn Tào Tuyết Cần là tác giả của tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng – một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến.

* Lĩnh vực âm nhạc:

- Bét tô ven với các sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng.

- Mô-da có nhiều cống hiến cho nghệ thuật hợp xướng.

(2)

* Lĩnh vực hội họa: Rem-bran là họa sĩ, nhà đồ họa Hà Lan nổi tiếng thế giới về vẽ chân dung, phong cảnh.

* Lĩnh vực tư tưởng: Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII ở Pháp đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn, như: Mông-te-xki-ơ; Vôn-te; G. Rút-tô...

c. Vai trò: tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.

2. Những thành tựu của văn học – nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

(3)

a. Bối cảnh lịch sử

- Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Các nước tư bản phương Tây: tăng cường bóc lột nhân dân trong nước; đồng thời đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.

b. Thành tựu văn học - nghệ thuật

* Lĩnh vực Văn học:

- Văn học phương Tây:

+ Nội dung thể hiện: mặt trái trong xã hội tư bản; tình cảnh bần cùng của nhân dân lao động nghèo khổ; lòng đồng cảm, yêu thương với con người.

+ Tác giả tiêu biểu: Vích-to Huy-gô; Ban-dắc; Lép Tôn-Xtôi...

- Văn học phương Đông:

+ Nội dung thể hiện: Cuộc sống khổ cực của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến; Lòng yêu nước, ý chí anh hùng, quật khỏi trong đấu tranh cho độc lập, tự do.

+ Tác giả tiêu biểu: Lỗ Tấn, Ta-go,...

(4)

* Lĩnh vực Nghệ thuật

- Kiến trúc: Cung điện Véc xai; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ,...

- Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)... Lê-vi-tan (Nga)

- Âm nhạc: nhà soạn nhạc Trai-cốp-ki với tác phẩm Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng c. Tác dụng: phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.

3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng

+ Đại diện tiêu biểu: Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen,...

(5)

+ Nội dung tư tưởng: Mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình.

- Triết học cổ điển Đức:

+ Đại diện tiêu biểu: Phoi-ơ-bách

+ Nội dung tư tưởng: Các thời kì lịch sử của xã hội loài người không hề phát triển mà chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi tôn giáo.

- Kinh tế chính trị tư sản học cổ điển

+ Đại diện tiêu biểu: A-đam Xmit; Ri-các-đô...

+ Nội dung tư tưởng: Đưa ra lí luận về giá trị lao động, tuy nhiên, chỉ nhìn thấy mối quan hệ giữa vật với vật (hàng hóa này đổi lấy hàng hóa khác), chưa nhìn thấy mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hóa đó.

- Chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Đại diện tiêu biểu: C.Mác, Ph.Ăng-ghen...

+ Nội dung tư tưởng bao gồm bao gồm 3 bộ phận chính: Triết học; Kinh tế - chính trị học;

Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 31 Lịch Sử lớp 7: Kể tên các thành tự tiêu biểu của nghệ thuật Trung Quốc thời phong kiến và nêu nhận xét của em về những thành tựu

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với độ quân chủ chuyên chế phát triển gay gắt, dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản

Nếu đó là đề tài được lớp hoặc nhóm học tập xác định sẵn, bạn cần tìm kiếm các tư liệu về vấn đề xã hội đó, đồng thời phác thảo sơ lược những kiến giải của mình để

Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc - Sự tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông: văn minh Hy Lạp

+ Cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực, những giá trị văn hóa truyền thống, văn minh của các nước Đông Nam Á luôn trường tồn, thách thức thời gian và ngày càng

Đâu đó quanh ta vẫn còn những con người không có lòng vị tha, sống ích kỉ hẹp hòi; những người chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt

- Văn minh Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực: Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn tự, văn học; Kiến trúc, điêu khắc.. Hành trình phát triển của

+ Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn