• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44 (mới 2022 + Bài Tập): Sinh sản vô tính ở động vật

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 11 Bài 44 (mới 2022 + Bài Tập): Sinh sản vô tính ở động vật"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm

- Sinh sản vô tính ở động vật là hình thức sinh không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

2. Đặc điểm

- Dựa trên phân bào nguyên nhiễm.

- Chỉ cần 1 cá thể cũng có thể sinh sản được. Điều này thuận lợi cho các loài ít di chuyển hoặc số lượng cá thể của loài quá thấp.

- Các cơ thể mới trong sinh sản vô tính giống hệt với cơ thể gốc → Bảo tồn được đặc tính quý của cơ thể mẹ, tạo ưu thế trong điều kiện môi trường ổn định.

- Hầu như không có sự đổi mới vật chất di truyền ở đời con, làm hạn chế tính đa dạng di truyền của loài, bất lợi trong điều kiện môi trường thay đổi.

II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT 1. Phân đôi

- Đại diện: Động vật đơn (trùng biến hình, trùng roi,…) và giun dẹp.

- Cơ chế: Một tế bào ban đầu phân chia nhân và phân chia tế bào chất, mỗi phần phát triển thành một tế bào mới.

2. Nảy chồi

- Đại diện: Bọt biển và Ruột khoang.

(2)

- Cơ chế: Trên cá thể mẹ chồi bắt đầu nhô ra, mỗi chồi phát triển thành cơ thể mới có thể dính hoặc tách rời khỏi cơ thể mẹ.

3. Phân mảnh

- Đại diện: Bọt biển và giun dẹp.

- Cơ chế: Cơ thể mẹ bị phá vỡ ra nhiều mảnh, một số hoặc tất cả các mảnh phát triển thành những bọt biển mới.

4. Trinh sinh

- Đại diện: Chân đốt như ong, kiến, rệp,…

(3)

- Cơ chế: Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội.

III. ỨNG DỤNG 1. Nuôi mô sống

- Tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp mô đó tồn tại và phát triển.

- Ứng dụng: Nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da, nuôi cấy tai người,…

Nuôi cấy thành công tai người từ táo 2. Nhân bản vô tính

(4)

- Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một tế bào xôma 2n vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này phát triển thành một cơ thể mới.

- Ứng dụng:

+ Nhân bản vô tính thành công trên nhiều loài động vật như cừu, chuột, lợn, bò, chó,…

+ Triển vọng: Tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ứng dụng trong đời sống: Chó, mèo được con người thuần hóa, sử dụng tập tính săn mồi và bảo vệ lãnh thổ của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửa,…. - Ứng dụng

- Con cái sinh ra trong hình thức sinh sản vô tính giống nhau và giống cây mẹ → Bảo tồn các đặc điểm tốt của cây mẹ, tạo ra các cá thể mới có tính thích nghi cao

- Ở thực vật có hoa, có sự thụ tinh kép: Thụ tinh thực hiện được là nhờ ống phấn sinh trưởng xuyên dọc theo vòi nhụy, xâm nhập qua lỗ phôi vào túi phôi và giải phóng

Kết quả quan sát ghi vào bảng dưới đây và từ đó rút ra nhận xét về khả năng nhân giống sinh dưỡng của các phần khác nhau trên thân cây mẹ... - Cắt một lá cây lá bỏng

- Sinh sản hữu tính ở động vật là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển

- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động nên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi

- Mỗi phôi được tạo thành phát triển thành nhiều con non: Để tăng nhanh số lượng một số loài động vật quý hiếm vốn chỉ đẻ một con trong một lứa, người ta gây đa

- Duy trì được các tính trạng ở cây trồng có lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người, thời gian cây phát triển ngắn hơn nên sớm cho kết quả sản xuất.