• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Rèn kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 2 lần không liền nhau) Củng cố kĩ năng giải bài toán có hai phép tính, tìm số bị chia

- Rèn chính xác khi làm bài tập. HS năng khiếu làm thêm bài 4/ cột b.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ; hình vẽ bài tập 4 2. Học sinh: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Trò chơi: “Tính đúng, tính nhanh”

- GV nêu yêu cầu HS lên bảng làm và tổ chức cho HS chơi

1107 x 5 1218 x 4 1409 x 6 - GV nhận xét, đánh giá

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25 phút) Bài 1:(10-12 phút) Đặt tính rồi tính

a. b.

+ Nêu cách đặt tính và thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số?

Bài 3: (6-8 phút) Tìm x

+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

a) x : 3 = 1527 b) x : 4 = 1823 x = 1527 3 x = 1823 4 x = 4581 x = 7292 - GV nhận xét, đánh giá.

-HS tham gia chơi

- Lắng nghe

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 4 HS lên bảng, cả lớp cùng làm.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

- Nhận xét, chữa bài

- 2, 3 HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS nêu: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

- HS trao đổi cặp đôi

- 2 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

1206 5 6030 2308

3 6924 1324

2 2648

1719 4 6876

(2)

*GV chốt: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.

Bài 4: (5-7 phút) Viết số thích hợp vào mỗi chỗ chấm?

- GV tổ chức trò chơi "xì điện"1 bạn đọc câu hỏi, chỉ bạn bất kì lên viết, nếu viết đúng được quyền chỉ định bạn khác viết số theo yêu cầu của mình.

- GV nhận xét, đánh giá.

a) Có … ô vuông đã tô màu trong hình. Tô màu thêm … ô vuông để thành 1 hình vuông có tất cả 9 ô vuông.

b) GV hướng dẫn HS làm

- Có .... ô vuông đã tô màu trong hình. Tô màu thêm ... ô vuông để thành một hình chữ nhật có tất cả 12 ô vuông.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương HS.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (7-10 phút)

Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”: Nối cột A với cột B:

A B

3719 x 2 5184

1728 x 3 7438

1407 x 4 5628

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.

+ Nêu quy tắc nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số?

+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- HS quan sát và đếm số ô vuông được tô đậm ở trong hình.

- HS tham gia chơi - Nhận xét, chữa bài.

- 1 HS đứng tại chỗ đọc kết quả.

- HS tham gia chơi

- HS thi đua làm bài và nối tiếp tiếp nhau trả lời.

Tập đọc - kể chuyện

(3)

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

A. Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn, các từ: nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra, …

- Đọc đúng, rành mạch. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ mới (nhà bác học, cười móm mém)

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

* HSNK trả lời được câu hỏi 5.

B. Kể chuyện:

- Biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo cách phân vai.

- Giáo dục HS trân trọng công lao đóng góp của các nhà khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, ảnh minh hoạ truyện; bảng phụ.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- 2 HS đọc thuộc bài thơ: Bàn tay cô giáo

+ Em hãy tả lại bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo? Bài thơ nói lên điều gì?

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh, GV giới thiệu bài học ghi bảng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (45 phút)

2. Luyện đọc:

a, GV đọc toàn bài (hướng dẫn đọc bài) b, Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc từng câu kết hợp sửa lỗi phát âm: Ê-đi- xơn, nổi tiếng, loé lên, nảy ra,...

* Đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp nhắc HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; đọc phân biệt

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét bổ sung.

- HS quan sát.

- HS theo dõi SGK.

- HS đọc nối tiếp mỗi em một câu (2 lượt)

- Vài HS luyện phát âm.

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.

(2 lượt )

(4)

lời Ê-đi-xơn và bà cụ: “Cụ ơi!// Tôi là Ê-đi-xơn đây.// Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.//”

+ Giải nghĩa các từ: nhà bác học, cười móm mém,…

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và chú thích dưới ảnh, trả lời câu hỏi:

+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?

- GV chốt: Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ (1897 – 1931) …

+ Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? (lúc Ê-đi-xơn chế ra đèn điện …) - GV tiểu kết, chuyển ý và ghi bảng.

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi:

+ Bà cụ mong muốn điều gì?

+ Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần có ngựa kéo?

+ Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?

- GV tiểu kết, chuyển ý, và ghi bảng.

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:

+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?

* Theo em, khoa học mang lại những lợi ích gì cho con người?

- GV chốt: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.

C. Hoạt động thực hành( 25 phút) 1. Luyện đọc lại:

- Yêu cầu HS đọc cả bài.

- Đọc nối tiếp đoạn.

- HS giải nghĩa.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 3 nhóm thi đọc đoạn.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc thầm.

- HS trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS nêu.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

- HS trả lời các câu hỏi.

+ Bà mong Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo…

+ Vì xe ngựa rất xóc…

+ Chế tạo một chiếc xe chạy bằng điện …

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

+ Nhờ có óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm …

- 2, 3 HS phát biểu.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhắc lại.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS luyện đọc.

(5)

- GV đọc mẫu đoạn 3: Hướng dẫn luyện đọc đúng lời nhân vật và chú ý nhấn giọng ở một số từ ngữ (bảng phụ)

2. Kể chuyện:

* GV nêu nhiệm vụ: Không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.

* Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo phân vai.

- Trong câu chuyện có những vai nào?

- Thái độ, lời nói, cử chỉ của các nhân vật có giống nhau không?

- GV lưu ý HS: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.

- Yêu cầu các nhóm phân vai kể trong nhóm.

D. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút) - Nhờ đâu mà cuộc sống của chúng ta có tiện nghi hiện đại như ngày hôm nay?

- Em đã làm gì để thể hiện sự biết ơn các nhà khoa học?

- Về nhà luyện đọc lại, tập kể. Chuẩn bị bài: Cái cầu.

- Vài HS thi đọc đoạn 3.

- 3 HS đọc truyện theo vai.

- Nhận xét, bình chọn.

- HS nêu yêu cầu.

- HS tự hình thành nhóm, phân vai.

- HS nêu.

- Từng nhóm 3 HS thi dựng lại câu chuyện theo phân vai.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn.

- 2 HS trả lời.

- HS trả lời

Chính tả (Nghe viết) Ê – ĐI – XƠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn : ‘Ê- đi – xơn’’

- Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.Không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài.

Làm đúng bài tập BT2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: bảng, phấn, SGK, VBT, Vở ô ly III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu

- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ sau:

đổ mưa, đỗ xe, ngã xe, ngả mũ.…

- 2HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp.

(6)

- Gọi HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn nghe - viết:

* Ghi nhớ nội dung đoạn viết:

- GV đọc đoạn viết.

- Gọi HS đọc đoạn viết.

+ Những phát minh, sáng chế của Ê- đi-xơn có ý nghĩa như thế nào?

+ Em biết gì về Ê-đi-xơn?

* Hướng dẫn cách trình bày bài:

+ Đoạn văn có mấy câu ?

+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn và luyện viết các tiếng khó.

* Viết chính tả:

- GV đọc cho HS viết bài.

* Soát lỗi:

- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi, dừng và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.

* Chấm bài:

- Thu và chấm 3- 5 bài. Nhận xét về nội dung, cách viết, cách trình bày của HS.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại.

- HS dưới lớp nhận xét.

- Nghe GV đọc.

- 2, 3 HS đọc.

+ Nó thay đổi cuộc sống trên trái đất.

+ Ê-đi-xơn là người giàu sáng kiến và luôn mong muốn mang lại điều tốt đẹp cho con người.

+ Đoạn văn có 3 câu.

+ Những chữ đầu câu và tên riêng Ê-đi- xơn phải viết hoa.

- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.

- HS nghe viết.

- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào VBT, 2 HS làm vào bảng phụ.

- HS nhận xét.

- HS đọc.

(7)

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng, trải nghiệm

- GV hướng dẫn chơi: 2 đội học sinh (4HS/1 đội) nối tiếp .Tìm và viết ra 4 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr - GV nhận xét tuyên dương

+ Tiết chính tả hôm nay các con được học những gì?

- Nhận xét tiết học, dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS chơi trò chơi: Tiếp sức “ Tìm tiếng bắt đầu bằng ch/tr.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Đạo đức

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS hiểu đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ, tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

- Học sinhbiết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

- Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gđ có người vừa mất.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm.

- Kĩ năng xác định giá trị.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. Tranh minh họa.

- Học sinh: Vở BTĐĐ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Yêu cầu HS lên bảng và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)

- Kể chuyện (2 lần) có dùng tranh minh

- HS lên bảng trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Lớp lắng nghe giáo viên kể chuyện.

(8)

họa.

- Đàm thoại :

+ Mẹ Hoàng và mọi người đã làm gì khi đi trên đường gặp đám tang ?

+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe nhường đường cho đám tang ?

+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi được mẹ giải thích ?

+ Vậy qua câu chuyện trên em thấy cần làm gì khi gặp đám tang ?

+ Vì sao ta phải tôn trọng đám tang ? - Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút)

- Phát phiếu học tập yêu cầu tự suy nghĩ để nêu về cách ứng xử khi gặp đám tang theo các tình huống.

- Nêu ra 6 tình huống (VBT).

- Mời một số em lên trình bày trước lớp và giải thích lý do vì sao?

- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung.

* Giáo viên kết luận: Các việc b, d là đúng; các việc a, c, e là những việc không nên làm.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7 phút)

- Nêu câu hỏi: Kể những việc em làm khi gặp đám tang ?

- Gọi HS tự kể.

- Nhận xét, biểu dương.

+ Tiết đạo đức ngày hôm nay các con được học chuẩn mực đạo đức gì?

- Nhắc nhỏ HS thể hiện sự tôn trọng đối với đám tang, nhắc nhở bạn bè cùng thể hiện.

+ Mẹ Hoàng và mọi người đã dừng xe lại đứng dẹp vào lề đường nhường đường cho đám tang

+ Mẹ Hoàng tôn trọng người đã khuất và thông cảm với những người thân của gia đình người mất.

+ Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.

+ Cần phải tôn trọng đám tang.

+ Tôn trọng người đã khuất.

- Độc lập suy nghĩ để hoàn thành bài tập trong phiếu lần lượt từng em lên trình bày về cách ứng xử của mình đối với các tình huống được nêu trong phiếu.

- 1 số HS trình bày.

- Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung và bình chọn bạn xử lí đúng nhất.

- HS lắng nghe tự liên hệ.

- HS tự liện hệ và kể trước lớp.

- Lớp tuyên dương bạn có thái độ tốt nhất.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(9)

- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.

Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2022 Toán

CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số. Vận dụng phép chia để làm phép tính và giải toán.

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia: trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số.

- Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”

+ TBHT điều hành.

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? (…)

+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)

* Hướng dẫn phép chia 6369 : 3 - Giáo viên ghi lên bảng:

6369 : 3 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.

- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

- HS quan sát.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- 1 em lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện, lớp nhận xét bổ sung:

6369 3

(10)

- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.

*Hướng dẫn phép chia 1276 : 4.

- GV ghi phép tính lên bảng:

- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.

- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.

- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.

- Nhận xét gì về cách chia? kết quả của 2 phép chia?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, đáng giá.

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

03 2123 06

09 0

- Nhiều HS nhắc lại cách thực hiện tính.

- HS quan sát.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- 1 em lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện, lớp nhận xét bổ sung:

1276 4 07 319 36 0

- Hai học sinh nhắc lại cách thực hiện.

- HS nêu.

- HS đọc.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét bài của bạn.

- HS đọc đề bài.

+ HS trả lời.

+ Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu gói bánh?

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

Bài giải:

Số gói bánh trong mỗi thùng là : 1648 : 4 = 412 ( gói)

Đ/S:412 gói

(11)

- Gọi HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả:

9685 : 5 8480 : 4 7569 : 3

+ Tiết toán ngày hôm nay các con được học bài gì?

- Nhận xét tiết học.

- HS nhận xét.

- HS đọc.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

x ¿ 2 = 1846 3 ¿ x = 1578 x = 1846 : 2 x = 1578 : 3 x = 923 x = 526 - HS nhận xét bài của bạn.

- HS tham gia chơi

+ HS trả lời.

Tập đọc CÁI CẦU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: chum, ngòi, sông Mã,...

- Hiểu nội dung: bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc được câu thơ em thích).

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn:xe lửa, đãi đỗ, Hàm Rồng,...

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(12)

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài: Nhà bác học và bà cụ.

- Gọi HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết nối kiến thức, giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20 phút)

2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc bài:

- Giáo viên đọc mẫu, nêu giọng đọc của bài.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.

- Hướng dẫn phát âm từ khó: xe lửa, song Mã, ...

- Cho HS đọc nối tiếp các khổ thơ, nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng.

- HS đọc từng khổ thơ, kết hợp giải nghĩa từ khó.

- HS luyện đọc trong nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- HS, GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:

-Gọi HS đọc thành tiếng bài thơ, cả lớp đọc thầm.

+ Người cha trong bài làm nghề gì ? - HS đọc các khổ thơ 2,3,4 trả lời :

+ Từ những chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ những gì?

+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- HS dưới lớp nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu từ đầu cho đến hết bài.

- HS đọc cá nhân, 1 HS đọc lại tất cả các từ.

- 4 HS đọc nối tiếp.

- 4HS đọc từng khổ, kết hợp giải nghĩa từ khó.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- 2 nhóm thi đọc.

- HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc to bài thơ cả lớp theo dõi.

+ Nghề xây dựng cầu.

- HS đọc thầm.

+ Bạn nghĩ đến những “cây cầu” gần gũi xung quanh cuộc sống của bạn ấy:Con nhên có chiếc cầu tơ nhỏ giúp nó qua chum nước; con sáo có ngọn gió làm cầu đưa sáo sang sông,con kiến có chiếc lá tre làm cầu đưa kiến qua ngòi nước. Bạn sang nhà bà ngoại nhờ chiếc cầu tre êm như võng trên sông ru người qua lại;

mẹ thường đãi đỗ ở cầu ao.

+ 2-3 HS trả lời.

(13)

- Cả lớp đọc lại bài thơ và tìm câu thơ mà em thích? Vi sao?

+ Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?

- GV chốt ND bài.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5 phút)

Đọc thuộc lòng:

- Gọi HS đọc bài.

- Hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ mình thích.

- Tổ chức cho HS thi đọc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc thuộc lòng cả bài.

- GV nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Bài tập đọc ngày hôm nay có nội dung gì?

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà đọc bài thơ cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc thâm cả bài thơ.

+ Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.

- HS nhắc lại.

- HS đọc.

- HS nhẩm đọc thuộc.

- HS thi đọc.

- Lớp nhận xét.

- HS đọc thuộc lòng cả bài.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Tự nhiên và Xã hội HOA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của các loài hoa.

- Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa.

- Nêu được chức năng và lợi ích của hoa trong cuộc sống.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài hoa.

- Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, ích lợi đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loài hoa.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị hoa thật

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (3-5p)

(14)

- Thi kể tên các loài hoa mà em biết - GV nhận xét, đánh giá.

Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu tiết dạy

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2. Các hoạt động

a) Hoạt động 1 :Quan sát

- Tổ chức học sinh ra vườn trường quan sát, thảo luận nhóm. (7 phút)

- Yêu cầu HS quan sát, nêu màu sắc, cấu tạo của từng bông hoa.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày

- Yêu cầu các nhóm quan sát hoa sưu tầm mang đi khác với hoa ở vườn trường, nêu màu sắc, cấu tạo của các lợi hoa đó

+ Giáo viên cho học sinh quan sát bông hoa có đủ các bộ phận.

- Gọi HS trình bày

- GV nhận xét kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về màu sắc, hình dạng.

Hoa thường có các bộ phận là cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.Mỗi loài hoa có một mùi hương riêng.

b) Hoạt động 2:Vai trò và ích lợi của bông hoa.

- Học sinh làm việc theo nhóm + Hoa dùng để làm?

+ Hoa có chức năng gì?

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Giáo viên kết luận: Hoa để ăn (hình 5;6);

Hoa để trang trí (hình 7;8). Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, để ăn, để làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây”.

+ Mở rộng: Hoa có hương thơm nhưng không nên ngửi nhiều - có hại. Một số phấn hoa như hoa mơ có thể gây ngứa nên chúng

- HS nêu.

+HS quan sát vườn cây ở trường, làm việc theo nhóm. (7 phút)

- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

+ HS để ra trước mặt các bông hoa đã sưu tầm.

+ HS quan sát màu sắc, hương thơm của mỗi bông hoa. Sau đó giới thiệu cho các bạn trong nhóm biết.

+ Cả lớp cùng làm việc.

- HS trình bày, nhận xét - HS theo dõi

+ Học sinh quan sát theo nhóm, thảo luận.

- HS trình bày. Lớp bổ sung.

(15)

ta cần chú ý khi tiếp xúc với các loại hoa.

C. Củng cố dặn dò

- Gọi HS đọc mục “Bóng đèn toả sáng”.

- GV chốt nội dung và giáo dục học sinh yêu quý, chăm sóc, trồng hoa …

- Dặn HS về nhà sưu tầm một số quả.

+ Vài học sinh nhắc lại kết luận.

+ Vài học sinh lên bảng chỉ lại các bộ phận của bông hoa thật.

- Hoa để ăn, trang trí, ướp trà. Hoa là cơ quan sinh sản của cây.

- HS lắng nghe

- Vài học sinh nhắc lại.

- quan sát và lắng nghe.

Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 114: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

- Rèn cho học sinh kĩ năng chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Gọi HS lên bảng làm:

Đặt tính rồi tính: 4862 : 2 2896 : 4 - Gọi HS nhận xét bạn.

- GV nhận xét, đáng giá.

- GV kết nối bài học

2, Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

*Hướng dẫn phép chia 9365 : 3.

- Giáo viên ghi lên bảng phép chia : 9365 : 3 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.

- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

- HS nhận xét.

- HS quan sát.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp nhận

(16)

thực hiện.

- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.

*Hướng dẫn phép chia 2249 : 4.

- Giáo viên ghi bảng : 2249 : 4 = ? - Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.

- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.

- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.

- Số dư phải như thế nào với số chia?

3, Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút):

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT bài nhau.

Bài 2:

- Gọi học sinh đọc bài.

+ Bài toán cho biết gì?

xét, bổ sung:

9365 3 03 3121 06

05 2

9365 : 3 = 3121 (dư 2) - Nhiều HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.

- HS quan sát.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét, bổ sung:

2249 4 24 562 09 1

- Nhiều học sinh nêu lại cách chia.

- Phải nhỏ hơn số chia.

- 1 em nêu yêu cầu của bài.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

2469 2 6487 3 4159 5 04 1234 04 2162 15 831 06 18 09

09 07 4 1 1

- HS nhận xét.

- HS đổi chéo vở.

- Một HS đọc đề bài.

+ HS trả lời.

(17)

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét.

Bài 3:

- Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ. Sau thời gian 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là thắng cuộc.

- Tuyên dương tổ thắng cuộc.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7 phút)

- Trò chơi: “Nối nhanh, nối đúng”

A B

9438 : 3 255

5476 : 4 1369

1275 : 5 3146

+ Tiết toán hôm nay các con học bài gì?

- Dặn HS về nhà xem lại bài và xem trước bài sau.

+ Hỏi có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừ mấy bánh xe?

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bào vào vở.

Giải :

1250 : 4 = 312 (dư 2 )

Vậy 1250 bánh xe lắp đựoc nhiều nhất vào 312 xe thừa 2 bánh xe.

ĐS: 312 xe, dư 2 bánh xe - HS nhận xét bài của bạn.

- HS các tổ thi ghép hình nhanh.

- HS tham gia chơi

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Âm nhạc

TIẾT 22: ÔN TẬP BÀI HÁT: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG

GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHÓA SON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết khuông nhạc, khóa son và các nốt trên khuông

(18)

- Biết biểu diễn tự tin, vui tươi bài hát kết hợp vận động phụ họa. Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách)

- Giáo dục yêu thiên nhiên, con vật, biết bảo vệ chung sống hòa hợp với thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Đàn phím điện tử.

- Nhạc cụ gõ đệm.

- Máy tính, máy chiếu.

- Đài, đĩa nhạc nhạc.

2. Học sinh

- SGK, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3’)

- GV đàn một đoạn giai điệu trong bài hát Cùng múa hát dưới trăng.

? Đó là giai điệu bài hát nào?

- Gv yêu cầu cả lớp hát - Gv nhận xét

2. Hoạt động thực hành, luyện tập:

Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng. (17’)

a. Mục tiêu:

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng kết hợp gõ đệm cho bài hát. HS biết hát kết hợp vận động cơ thể.

- HS chủ động, mạnh dạn, tự tin, hợp tác nhóm tốt khi tham gia biểu diễn bài hát.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS khởi động giọng.

- GV cho HS nghe lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng.

- GV lưu ý cho HS khi hát thể hiện sắc thái tình cảm bài hát nhịp nhàng.

- Hs nghe:

- Hs. Cùng múa hát dưới trăng.

- Hs thực hiện - Hs lắng nghe.

- Hs khởi động giọng đi lên, đi xuống theo mẫu âm La

- HS nghe, nhẩm lời ca, nhớ lại lời ca bài hát

- HS lắng nghe, ghi nhớ

(19)

- GV chỉ định HS trình bày theo hình thức đơn ca kết hợp gõ đệm.

- GV chỉ định HS trình bày theo hình thức song ca kết hợp gõ đệm theo nhịp - GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp.

+Nhóm 1 hát: Mặt trăng tròn...khu rừng.

+Nhóm 2 hát :Thỏ mẹ và ....vui múa +Nhóm 3 hát: Hươu, Nai, Sóc.... cùng +Cả lớp hát: La la lá la ...dưới trăng.

- Gv yêu cầu HS hát kết hợp vận động cơ thể theo 3 động tác:

+ Động tác 1: Giậm chân + Động tác 2: Vỗ vai + Động tác 3: Búng tay.

- Có thể gọi 1 hs lên bảng vừa hát vừa vận động cơ thể theo sự chuẩn bị của mình.

- GV gọi HS lên bảng biểu diễn bài hát.

- Gv nhận xét, đánh giá.

* Gv hướng dẫn hs hát và kết hợp vận động phụ họa

- Gv vận động phụ hoạ mẫu

- Gv hướng dẫn hs từng động tác đồng thời thực hành cùng hs

- Gv cho hs hát và vận động - Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho hs lên bảng biểu diễn theo nhóm.

- GV tuyên dương, động viên, đánh giá HS.

c. Kết luận:

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát đồng đều, hòa giọng gõ đệm đúng, đều.

- HS biết hát kết hợp vận động cơ thể linh hoạt.

3. Hoạt động khám phá: Giới thiệu khuông nhạc và khoá son: (11’)

- HS xung phong.

- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của gv - Học sinh trình bày bài hát đối đáp - Học sinh lắng nghe.

- Hs lên thực hiện.

- Nhóm biểu diễn

- Hs quan sát

- Hs vận động phụ hoạ tại chỗ.

- Hs hát và vận động - Hs biểu diễn theo nhóm.

(20)

a. Mục tiêu:

- HS biết được khuông nhạc và khóa son.

b. Cách tiến hành:

- Gv kẻ khuông nhạc lên bảng

- Gv giới thiệu Khuông nhạc: Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe giữa hai dòng kẻ được tính từ dưới lển trên (gồm 5 dòng và 4 khe)

- Khoá son: Được đặt ở đầu khuông nhạc

? Khuông nhạc gồm mấy dòng và mấy khe

? Khóa son được đặt ở đâu trên khuông nhạc

- Gv cho hs tập kẻ khuông nhạc - Gv quan sát, nhận xét

c. Kết luận:

- Hs đã nhận biết được khung nhạc và khóa son.

4. Hoạt động vận dụng: (4’) a. Mục tiêu:

- Giúp HS nhớ lại nội dung bài học, về nhà biết vận dụng biểu diễn và sáng tạo thêm các động tác phụ họa phù hợp cho bài hát.

- HS biết được khuông nhạc và khóa son b. Cách tiến hành:

? Em học những nội dung gì?

- GV bật nhạc, yêu cầu cả lớp hát lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng.

- Khuyến khích HS về tập biểu diễn bài hát, sáng tạo các động tác phụ họa. Tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son.

- Chuẩn bị cho giờ học sau

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

c. Kết luận:

- HS quan sát, lắng nghe.

- Hs quan sát

- Hs Khuông nhạc gồm 5 dòng và 4 khe - Hs Khóa Son được đặt ở đầu khuông nhạc

- Hs tập kẻ khuông nhạc

- Hs: Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng. Giới thiệu khuông nhạc và khóa son

- Hs hát lại bài hát

(21)

- HS biết vận dụng, sáng tạo, phát triển được vào bài hát, kỹ năng lực học tập và yêu thích môn học hơn.

- HS biết được khuông nhạc và khóa son

- HS ghi nhớ thực hiện.

Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2022 Toán

CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp chia có chữ số 0 ở thương)

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa; bảng phụ ghi nội dung bài tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu đáp án:

4267 : 2 4658 : 4 - Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

* Hướng dẫn phép chia 4218 : 6 . - Giáo viên ghi lên bảng phép chia : 4218 : 6 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.

- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.

- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

- HS nhận xét.

- HS quan sát.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét, bổ sung:

4218 6 01 703 18 0

- Nhiều HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.

(22)

*Hướng dẫn phép chia 2407 : 4.

- Giáo viên ghi bảng : 2407 : 4 = ? - Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.

- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.

- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.

3, Hoạt động luyện tập - thực hành (15 phút):

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của BT.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT bài nhau.

Bài 2:

- Gọi học sinh đọc bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- HS quan sát.

- Cả lớp thực hiện trên nháp.

- 1HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét, bổ sung:

2407 4 00 601 07

3

Vậy 2407 : 4 = 601 ( dư 3 ) - Nhiều HS nêu lại cách thực hiện phép tính.

- 1 em nêu yêu cầu của bài.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

3224 4 1516 3 2819 7 02 806 01 505 01 402 24 16 19 0 1 5 - HS nhận xét.

- HS đổi chéo vở.

- Một HS đọc đề bài.

+ HS trả lời.

+ Hỏi đội công nhân đó phải sửa bao nhiêu mét đường?

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bào vào vở.

Giải :

Số mét đường đã sửa là : 1215: 3 = 405 (m ) Số mét đường còn phải sửa :

1215 – 405 = 810 ( m )

(23)

- Gọi HS nhận xét.

- Gv nhận xét.

Bài 3:

- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.

- Gọi HS nêu miệng kết quả.

- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối cột A với cột B cho thích hợp.

A B

5085 : 5 3057

9171 : 3 1017

2406 : 6 401

+ Tiết toán hôm nay các con học bài gì?

- Dặn HS về nhà xem lại bài và xem trước bài sau.

Đ/S : 810m.

- HS nhận xét bài của bạn.

- Một em đọc yêu cầu bài: Điền Đ/S vào ô trống.

- Cả lớp thực hiện vào vở.

- Một học sinh lên bảng tính và điền.

- Lớp nhận xét sửa chữa:

a) Đ ; b) S ; c) S.

- HS tham gia chơi

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ SÁNG TẠO.

DẤU PHẢY, DẤU CHẤM, DẤU HỎI.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (Bài tập 1).

- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.

- Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong bài tập 3.

- Rèn kĩ năng dùng từ đúng và đặt được câu có sử dụng dấu phẩy.

- Yêu thích học và tìm hiểu tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ viết lời giải bài tập 1.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- Trò chơi “Dấu câu”: - Học sinh tham gia chơi.

(24)

- Cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?

+ 2 học sinh đặt câu theo yêu cầu sử dụng nhân hoá có dùng từ gọi người để gọi sự vật.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25 phút)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.

- Cho HS làm bài theo nhóm. GV phát giấy cho các nhóm.

- Cho các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời 2 HS thi làm bài, đúng, nhanh sau đó đọc kết quả.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.

- GV nhận xét.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- 1 HS đọc trước lớp.

- HS làm bài theo nhóm tổ.

- Các nhóm lên bảng trình bày.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc trước lớp.

- HS tự làm bài

- 2 HS làm bài trên bảng phụ.

- Lớp nhận xét.

a. Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.

b. Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.

c. Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.

d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài.

- 2 HS trình bày lên làm bài trên bảng nhó.

- Lớp nhận xét.

ĐIỆN

“Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì ?

- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến.

(25)

- Truyện này buồn cười ở chỗ nào?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Yêu cầu HS đọc lại các từ tìm được ở bài tập 1.

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

+ HS trả lời( Vô tuyến HĐ được là nhờ có điện, con người phát minh ra điện rồi mới phát minh ra vô tuyến, nhưng anh lại nói nhầm là “ko có điện thì phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến”).

- HS đọc.

- HS lắng nghe.

Tập viết ÔN CHỮ HOA P I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng chữ hoa P (Ph) thông qua các BT ứng dụng:

- Viết tên riêng Phan Bội Châu bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều và thẳng hàng.

* HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở Tập viết.

* BVMT: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ viết hoa P (Ph). Tên riêngvà câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

- Trò chơi: Viết nhanh, viết đúng - Tổ chức HS viết ra nháp: Lãn Ông, Ổi - GV kết nối bài học, giới thiệu bài mới - GV nhận xét tuyên dương.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

*Hướng dẫn viết chữ hoa a, Luyện viết chữ hoa:

+ Tìm các chữ hoa có trong bài?

- HS tham gia chơi - HS viết

- HS kiểm tra chéo, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS tìm và nêu tên các chữ hoa P (Ph), B, C (Ch), T, G (Gi), Đ, H, V, N

(26)

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

b, Luyện viết từ ứng dụng:

- Gọi HS đọc từ ứng dụng.

* GV nói về Phan Bội Châu (1867 - 1940):

Một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam, ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.

+ Nhận xét độ cao các chữ? Khoảng cách các chữ?

- Yêu cầu viết từ ứng dụng.

c, Luyện viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng:

Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam - GV cho HS quan sát tranh về phá Tam Giang, đèo Hải Vân giải thích các địa danh trong câu ca dao: Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, dài khoảng 60km,… * Đây là những địa danh có rất nhiều cảnh đẹp và dấu ấn lịch sử của đất nước ta. Cần làm gì để bảo vệ những địa danh đó?

+ Nhận xét độ cao các chữ?

+ Yêu cầu viết: Phá, Bắc

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

* Hướng dẫn viết vào vở - GV nêu yêu cầu:

+ Chữ P:1 dòng + Tên riêng: 2 dòng + Viết chữ Ph, B:1 dòng + Câu ca dao: 2 lần.

- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu ứng dụng đúng mẫu.

4. Nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình

- HS theo dõi.

- HS viết giấy nháp, 2 HS viết bảng lớp: Ph, T, V

- 1, 2 HS đọc Phan Bội Châu - HS lắng nghe.

- HS nêu.

- 2 HS lên bảng. Cả lớp viết nháp Phan Bội Châu

- 1, 2 HS đọc.

- HS lắng nghe.

* HS suy nghĩ và phát biểu.

- HS nêu.

- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết nháp.

- HS viết vào vở nắn nót, trình bày sạch.

- HS viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết.

(27)

bày.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về cảnh đẹp của đất nước ta?

- Nhận xét tuyên dương, nhận xét giờ học.

- Học thuộc câu ứng dụng, hoàn thành bài viết.

- HS lắng nghe

- Thảo luận nhóm đôi (2 phút) - Đại diện cặp trình bày, nhận xét Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn…

Bắc Cạn có suối đãi vàng Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ - HS lắng nghe

Chính tả (Nghe - viết) NGHE NHẠC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng bài thơ: Nghe nhạc. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n hoặc ut/ uc.

- Rèn chữ viết, viết sạch đẹp.

- Giáo dục tính cẩn thận, yêu thích môn tiếng việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: bảng phụ, SGK

- HS: vở chính tả, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. Hoạt động mở đầu( 5 phút)

- Yêu cầu HS viết: rầu rĩ, giục giã, dồn dập, dễ dàng.

- GV nhận xét.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 10 phút)

a, Hướng dẫn chuẩn bị:

- GV đọc bài chính tả 1 lần.

- 2 HS lên bảng, cả lớp cùng viết ở nháp.

- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi

(28)

+ Bài thơ kể chuyện gì?

- GV yêu cầu cả lớp nhìn sách, chú ý những chữ cần viết hoa?

- Yêu cầu HS tự viết ra nháp những tiếng dễ mắc lỗi. (mải miết, bỗng, nổi nhạc, giẫm, vút, réo rắt, rung theo, trong veo,…)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

b, GV đọc cho HS viết bài.

- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách trình bày bài thơ.

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- GV đọc cho HS chữa lỗi

c, GV nhận xét bài viết của HS.

* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2/a: Điền vào chỗ trống l/n:

- GV gọi 2 HS lên bảng, GV nhận xét, chốt:

náo động – hỗn láo béo núc ních – lúc đó

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10 phút)

Bài 3/a: Tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu bằng l/n:

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.

- GV chia bảng thành 2 phần cho HS làm bài thi tiếp sức (2 đội)

- Nhận xét, chốt lời giải:

- l: lấy, làm việc, loan báo, leo, lăn, lùng, … - n: nói, nấu, nướng, nung, nằm, nuông chiều,…

+ Lưu ý các lỗi chính tả hay mắc.

SGK.- HS trả lời bổ sung.

+ Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im)

+ Các chữ tên đầu bài, đầu dòng thơ, tên riêng)

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS đổi chéo nháp, nhận xét.

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi chéo vở soát lỗi.

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- 2 HS lên bảng thi làm đúng, nhanh. Vài HS đọc kết quả.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS theo dõi.

- Các nhóm cử người tham gia.

- 2 đội lên thi làm bài.

- Đại diện đọc kết quả.

- Nhận xét, thống nhất kết quả và bình chọn đội thắng cuộc.

- HS lắng nghe.

(29)

- Nhận xét tiết học.

Thủ công

LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.

- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.

- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.

- Rèn kĩ năng gấp, cắt, dán giấy.

- Giáo dục học sinh thích cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy, tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường , giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, một tờ giấy khổ A4.

- Học sinh: Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. HĐ khởi động (5 phút)

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Năm ngón tay ngoan.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

B. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

Việc 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét

- Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy, cho học sinh quan sát.

+ Hãy nêu các bộ phận của lọ hoa ?

+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp nào?

+ Lọ hoa được dùng để làm gì?

- Giáo viên hướng dẫn để học sinh suy nghĩ, tìm ra cách làm lọ hoa.

Việc 2: Hướng dẫn quy trình trình làm lọ hoa gắn tường

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình làm

- Học sinh quan sát.

- Miệng, thân, đáy.

- Gấp các nếp gấp cách đều.

- Học sinh tự trả lời.

(30)

lọ hoa gắn tường (bằng tranh quy trình, các bước làm lọ hoa gắn tường).

Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.

- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt màu lên trên.

Gấp 1 cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.

- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau một ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy.

Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp.

Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa. Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.

- Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V.

Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.

- Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy dán lọ hoa.

- Bôi hồ đều vào các nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát và dán vào tờ giấy.

- Bôi hồ vào các nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào tờ giấy thành lọ hoa.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh theo dõi

C. HĐ thực hành (15 phút)

Việc 3: Thực hành (Hoạt động cá nhân) - Giáo viên cho học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường bằng giấy nháp.

- Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường bằng giấy nháp.

(31)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên theo dõi, trợ giúp học sinh nam (học sinh M1+M2) và những học sinh còn lúng túng.

Việc 4: Đánh giá sản phẩm

- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.

- Giáo viên chấm bài của một số học sinh làm xong trước.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

Học sinh khéo tay:

+ Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

+ Có thể trang trí lọ hoa đẹp - Đánh giá sản phẩm.

- Bình chon học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...

4. HĐ ứng dụng (5 phút) - Về nhà tiếp tục thực hiện làm lọ hoa gắn tường.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

Ngày soạn: 21/1/2022

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số trường hợp, (trường hợp có chữ số 0 ở thương)

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở nháp

(32)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu (5 phút) - Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh - GV đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện:

4720 : 5 3896 : 3

- Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ Củng cố cho các em cách thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một , hai phép tính. Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 25 phút)

Bài 1: (Cá nhân – Nhóm – Cả lớp) - HS đọc yêu cầu.

- Bài có mấy yêu cầu

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Nhận xét.

* GV chốt: Muốn chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số ta thực hiện chia như thế nào ?

Bài 2 (Cá nhân – Cặp đôi - Lớp) - HS đọc yêu cầu

- x được gọi là gì?

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

- 1HS đọc - Có 2 yêu cầu

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

a ) 1806 4 b) 2035 5 c) 4218 6 20 451 03 407 01 703 06 35 18 1 0 0 2105 3 2413 4 3052 5 00 701 01 603 05 610 05 13 02 2 1 2 - Chia từ hàng cao nhất...

- 1 HS đọc

- x là thừa số chưa biết - Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

(33)

- Nhận xét.

* GV chốt: Bài 2 củng cố KT gì?

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?

Bài 3 (Cá nhân - Lớp) - HS đọc bài toán.

+ Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? - 1 HS lên bảng tóm tắt.

- Muốn biết còn bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm thế nào ?

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

* GV chốt: Bài 3 củng cố KT gì?

- Lời giải 1 thuộc dạng toán gì đã học?

- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?

Bài 4: (Trò chơi “Xì điện”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

x x 7 = 2107 8 x x = 1640 x = 2107 : 7 x = 1640 :8 x = 301 x = 205 x x 9 = 2763

x = 2763 : 9 x = 307

- Củng cố cách tìm thừa số chưa biết - Lấy tích chia thừa số đẫ biết

- 2 HS đọc

- Một cửa hàng có 2024 kg đã bán 1/3 - Còn lại bao nhiêu kg.

- Tìm số gạo đã bán

Tóm tắt Có : 2024 kg Đã bán : 1/4 số gạo.

Còn : ... kg ? - Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải

Đã bán số ki-lô-gam gạo là : 2024 : 4 = 506 (kg) Còn lại số ki-lô-gam gạo là :

2024 - 506 = 1518 (kg ) Đáp số : 1518 kg.

- Củng cố giải toán có lời văn bằng 2 phép tính

- Thuộc dạng toán tìm một phần mấy của một số

- Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.

- Học sinh tham gia chơi.

6000 : 2 = 3000

(34)

tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

- GV chốt: Em nhận xét các kết quả như thế nào?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 phút)

Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối ở cột A với cột B cho thích hợp:

A B

1208 : 4 961

5717 : 8 714

6727 : 7 302

- Muốn chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số cần lưu ý gì?

- Nhận xét giờ học.

8000 : 4 = 2000 9000 : 3 = 3000 6000 : 2 = 3000

8000 : 2 = 4000 9000 : 3 = 3000 - Là các số tròn nghìn

- HS tham gia chơi

- 1 HS nêu - HS lắng nghe.

Tập làm văn

KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được một vài nét nổi bật về một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.

- Viết lại được những điều em vừa nói thành một đoạn văn (từ 7 –10 câu) diễn đạt rõ ràng, trình bày sạch sẽ .

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật của học sinh trong trường.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Yêu cầu 2 HS lên bảng đọc bài viết về một người lao động trí óc.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

(35)

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đáng giá.

- GV kết nối vào bài: Tiết tập làm văn hôm nay các con sẽ được kể lại về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà các con đã được xem, viết lại những điều các con đã kể thành một đoạn văn.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25 phút)

Bài 1:

- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.

- Mời 1em kể mẫu (trả lời theo các gợi ý)

- Yêu cầu lần lượt nói về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em chọn để kể theo gợi ý.

- Mời 1 số học sinh thi kể trước lớp.

- Lắng nghe và nhận xét từng em.

Bài 2:

- Gọi HS đọc lại yêu cầu.

- GV nhắc lại yêu cầu và nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng.

- Cho HS viết bài.

- Cho HS trình bày.

- GV nhận xét, chấm 1 số bài làm tốt để khuyến khích HS.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

+ Tiết tập làm văn hôm nay các con học gì?

- Nhận xét tiết học, dặn hs về đọc bài viết của mình cho người thân nghe câu chuyện và chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 em đọc yêu cầu bài và các gợi ý, lớp đọc thầm.

- 1 em kể mẫu, lớp nhận xét bổ sung.

- HS tập kể.

- Lần lượt từng HS thi kể trước lớp.

- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất .

- 1 HS đọc BT2.

- HS viết bài vào vở.

- 3HS trình bày trước lớp bài viết của mình.

- Lớp nhận xét.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(36)

Tự nhiên và Xã hội QUẢ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và lợi ích của quả đối với đời sống con người.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

- HNNK: Kể tên một số loại quả có hình dạng, kích thước hoặc mùi vị khác nhau.

Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được.

* BVMT: Hiểu ích lợi của quả đối với đời sống của con người, có ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

+ Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.

+ Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người.

+ An toàn khi sử dụng đồ dùng (dao) III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số loại quả

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Ho

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhấn và giữ nút trái chuột trong khi di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết rồi thả ngón tay ra. Môn:

Hết thời gian làm bài Về nhà chuẩn bị

Hoạt động cả lớp: Nêu ví dụ về một số phản xạ thường gặp trong đời sống hằng ngày.. Hoạt động cả lớp: Nêu ví dụ về một số phản xạ thường gặp trong

- GV hướng dẫn HS nói về các loài cây trong tranh (có cây ăn quả) với các bộ phận khác nhau (tên các bộ phận) và lợi ich của chúng (cho quả, dùng gỗ làm nhà, chữa

Giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan được sạch sẽ, không bị hôi, không bị ngứa và không bị nhiễm trùng.... Để bảo vệ và giữ vệ

-Voøng tuaàn hoaøn lôùn: ñöa maùu chöùa nhieàu khí oâxi vaø chaát dinh döôõng töø tim ñi nuoâi caùc cô quan cuûa cô theå, ñoàng thôøi nhaän khí caùc-boâ-níc vaø chaát

Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái.. Những quả

b,Tả sự thay đổi của cây sồi già theo thời gian từ mùa đông sang mùa xuân:.. Mùa đông cây sồi nứt nẻ,