• Không có kết quả nào được tìm thấy

Format khóa luận/ tiểu luận dành cho ngành GIS (tham khảo)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Format khóa luận/ tiểu luận dành cho ngành GIS (tham khảo)"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CÂY CÀ PHÊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC)

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN A Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý Niên khóa: 2012 – 2016

Tháng 7/2017

(2)

TÊN ĐỀ TÀI (VD: ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CÂY CÀ PHÊ TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC)

Tác giả

TÊN TÁC GIẢ (VD: NGUYỄN VĂN A)

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý

Giáo viên hướng dẫn:

Học hàm (PGS, GS), học vị (TS, ThS, KS) và họ tên (VD: PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi)

(3)

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn…..

Nguyễn Văn A Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 09xxxxxxxxx Email: nguyenvana@gmail.com

(4)

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai cho cây cao su….” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016. Mục tiêu của đề tài bao gồm: …………..

Phương pháp tiếp cận của đề tài là………

Kết quả đạt được của khóa luận là…..

(5)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

TÓM TẮT...ii

MỤC LỤC... iii

DANH MỤC VIẾT TẮT...v

DANH MỤC BẢNG BIỂU...vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH...vii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài...1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu...1

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...2

2.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu (vd: cây cao su)...2

2.1.1. Khái niệm???...2

2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu (vd: tỉnh Đồng Nai, lưu vực)...4

2.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu (vd: GIS, phương pháp đánh giá thích nghi)...4

2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu...5

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...6

3.1. Dữ liệu...6

3.2. Phương pháp...6

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN...7

4.1. Bản đồ đơn tính...7

4.2. Bản đồ đơn vị đất đai...7

4.3. Bản đồ thích nghi đất đai...7

4.4. Bản đồ đề xuất...7

4.5. Thảo luận...7

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...8

(6)

5.1. Kết luận... 8

5.2. Kiến nghị...8

TÀI LIỆU THAM KHẢO...9

PHỤ LỤC...12

(7)

DANH MỤC VIẾT TẮT

DEM Digital Elevation Model (Mô hình độ cao số) ĐPGKG Độ phân giải không gian

(8)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Ma trận diện tích chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010 (ha)...4

(9)

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Phạm vi lưu vực sông Đồng Nai (Tổng cục Môi trường, 2009)...3 Hình 2.2. Ảnh vệ tinh chụp một phần duyên hải miền Trung năm 2005 (a) và 2000 (b)....3

(10)

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Dẫn dắt vấn đề từ tổng quát đến cụ thể (quy nạp) nhằm nêu ra những bằng chứng có tính thuyết phục về việc cần thiết thực hiện đề tài.

Mục này có thể bao gồm 1 hay nhiều đoạn, mỗi đoạn đề cập đến các nội dung khác nhau nhưng phải có tính logic, xâu chuỗi với nhau.

 Đoạn 1 có thể nói về đối tượng nghiên cứu như khái niệm, đặc điểm, các vấn đề cần nghiên cứu hiện nay.

 Đoạn 2 giới thiệu về khu vực nghiên cứu và các vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

 Đoạn 3 đề cập về các phương pháp (GIS, mô hình hóa,…) được sử dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

 Đoạn 4 chốt lại bằng câu sau: Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “Tên đề tài được đặt tại đây” đã được thực hiện.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu phải thể hiện những kết quả cần đạt được trong quá trình nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu cần phải khả thi, viết thật rõ ràng, cụ thể, định lượng.

Có thể chia thành mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể (chi tiết của mục tiêu tổng quát). Mục tiêu tổng quát nêu kết quả chính cần đạt được, còn mục tiêu cụ thể nêu các kết quả (chính, phụ) cần đạt được.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chỉ rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài là gì.

Phạm vi nghiên cứu có thể là khu vực nghiên cứu, giới hạn nội dung nghiên cứu.

(11)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan tài liệu là tổng hợp tất cả những vấn đề đã được giải quyết liên quan đến nghiên cứu mà tác giả sẽ làm, kể cả phần phương pháp nghiên cứu của các tác giả đi trước.

Tổng hợp và trích dẫn từ các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ tổng quát đến chi tiết như: Đối tượng nghiên cứu, Khu vực nghiên cứu, Cơ sở lý thuyết phương pháp nghiên cứu, Tình hình nghiên cứu.

Mỗi trích dẫn phải ghi tên tác giả và năm mà công trình nghiên cứu đó được công bố. Ví dụ: Sự hình thành bùn thải… (Nguyễn Trung Kiên, 2002); Việc thiết kế hệ thống thu khí biogas…(Ngô Minh An và cộng sự, 1999); Ảnh hưởng độc tính của cadmium lên tế bào…(Davis và cộng sự, 1972; Charles và Alexis, 1983).

 Hai tác giả Việt Nam: (Nguyễn Kiên và Phạm Anh Thư, 2002);

 Trên 2 tác giả Việt Nam: (Ngô Minh An và cộng sự, 1999);

 Hai tác giả nước ngoài (Davis và Carlos, 1972);

 Trên 2 tác giả nước ngoài: (Charles và cộng sự, 1983).

2.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu (vd: cây cao su) 2.1.1. Khái niệm???

Cách ghi đơn vị:

 Các đơn vị sau viết liền với số: % (vd: 20%), độ phút giây (vd: 20º), độ C (vd:

37ºC)

 Các đơn vị khác có 1 khoảng trắng với số (vd: 100 m, 30 kg, …) Cách trình bày dấu chấm, phẩy:

 Số thập phân: dấu phẩy (,)

 Ngăn cách phần nghìn: dấu chấm (.)

 Ví dụ: 200,89; 1.005,85

Cách trình bày hình ảnh, bản đồ, biểu đồ:

(12)

 Tiêu đề của hình ảnh, bản đồ, biểu đồ đặt ở dưới, căn giữa hình ảnh, bản đồ, biểu đồ.

 Tiêu đề phải thể hiện nội dung tương ứng với hình ảnh, bản đồ, biểu đồ.

 Đánh số thứ tự cho hình minh họa (1,2,3,…).

 Cần ghi nguồn nếu sử dụng hình ảnh minh họa từ tài liệu khác.

 Tất cả các kí tự trong hình ảnh, bản đồ, biểu đồ ở ngôn ngữ tiếng Việt.

 Hình minh họa nên ở kích thước vừa phải (không quá nhỏ hoặc quá lớn) để có thể phân biệt các yếu tố trên hình.

 Hình cần ở độ phân giải cao, không bị mờ, nhòe.

 Bản đồ cần thể hiện rõ các yếu tố bản đồ như: nội dung, chú dẫn, thanh chỉ hướng,…

 Trước khi đưa ra hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, cần có một câu/ cụm từ dẫn dắt tới hình ảnh, bản đồ, biểu đồ đó. Sử dụng chức năng References/ Cross-reference để tham chiếu chéo tới hình ảnh, bản đồ, biểu đồ đề cập. Ví dụ: Phạm vi lưu vực sông Đồng Nai được thể hiện như Hình 2 .1. . Hoặc cách khác, Phạm vi lưu vực sông Đồng Nai (xem Hình 2 .1. ).

(13)

a, b,

Hình 2.2. Ảnh vệ tinh chụp một phần duyên hải miền Trung năm 2005 (a) và 2000 (b) Cách trình bày bảng biểu:

 Tiêu đề của bảng biểu đặt ở trên, căn trái bảng biểu.

 Tiêu đề phải thể hiện nội dung tương ứng với bảng biểu.

 Đánh số thứ tự cho bảng (1,2,3,…).

 Bảng chỉ có các thanh ngang, không thể hiện các thanh dọc.

 Cần ghi nguồn nếu sử dụng bảng từ tài liệu khác.

 Tất cả các kí tự trong bảng biểu nên ở ngôn ngữ tiếng Việt.

 Nếu có sử dụng từ viết tắt, cần có ghi chú bên dưới.

 Nên trình bày bảng trọn vẹn trên 1 trang, tránh ngắt bảng thành 2 phần ở trang khác nhau.

 Trước khi đưa ra bảng biểu, cần có một câu/ cụm từ dẫn dắt tới bảng biểu đó.

Sử dụng chức năng References/ Cross-reference để tham chiếu chéo tới bảng biểu đề cập. Ví dụ: Diện tích chuyển đổi giữa các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010 được thể hiện như Bảng 2 .1. . Hoặc cách khác, Diện tích chuyển đổi giữa các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010 (xem Bảng 2 .1. ).

Bảng 2.1. Ma trận diện tích chuyển đổi sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010 (ha) 2010

2005

Giao thông Rừng HG CLN

Giao thông 10,70 700 200

Rừng HG 20,08 700 100

CLN 80,04 1.600 1.700

(14)

(Tổng cục thống kê, 2010)

* Chữ viết tắt: CLN- Cây lâu năm, Rừng HG- Rừng hỗn giao gỗ-lồ ô 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu (vd: tỉnh Đồng Nai, lưu vực)

Vị trí địa lý (ở đâu? tiếp giáp? diện tích? đơn vị hành chính?), Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, …) ,

Điều kiện kinh tế- xã hội (dân cư, lao động, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, giáo dục- y tế, …).

>> Lưu ý cần chọn lựa các thông tin nào có liên quan đến phần phương pháp, kết quả.

2.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu (vd: GIS, phương pháp đánh giá thích nghi)

Mô tả trực diện vào phương pháp nghiên cứu mà đề tài dự kiến sử dụng.

Không đề cập các kiến thức phổ thông về GIS, viễn thám, GPS đã được học.

2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Tóm tắt nội dung của các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới đề tài.

 Mỗi nghiên cứu tương ứng với một đoạn. Trong đó, cần cho biết rõ tác giả, năm, mục tiêu nghiên cứu, khu vực nghiên cứu, phương pháp thực hiện, kết quả đạt được.

 Trong trường hợp, có quá nhiều nghiên cứu, để thuận tiện cho việc tổng hợp, có thể sử dụng bảng.

Trên cơ sở tóm tắt các nghiên cứu, rút ra kết luận về những phát hiện từ các nghiên cứu đi trước, những mặt còn tồn tại, hạn chế, chưa khắc phục được.

(15)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu

Mô tả dữ liệu đầu vào cần thu thập (cả thứ cấp và sơ cấp) như loại dữ liệu (bản đồ thổ nhưỡng, sử dụng đất,…), đặc điểm dữ liệu (tỉ lệ bản đồ/ độ phân giải không gian, định dạng, thời gian, thuộc tính,…), nguồn thu thập (tổ chức xây dựng dữ liệu).

3.2. Phương pháp

Cần trình bày phương pháp thực hiện rõ ràng và chính xác dưới dạng sơ đồ (từ thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu đầu vào đến hiển thị dữ liệu đầu ra), có kèm thuyết minh từng bước.

Nếu sử dụng phương pháp mới (hoặc ít phổ biến) thì nên trình bày đầy đủ trong phần Phụ Lục.

(16)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN

Nêu kết quả đạt được và biện luận kết quả đạt được.

Kết quả phải tương ứng với mục tiêu (bao nhiêu mục tiêu, bấy nhiêu kết quả).

So sánh các kết quả đạt được với các nghiên cứu trước (nếu có).

4.1. Bản đồ đơn tính 4.2. Bản đồ đơn vị đất đai 4.3. Bản đồ thích nghi đất đai 4.4. Bản đồ đề xuất

4.5. Thảo luận

(17)

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Tóm tắt những kết quả đã đạt được.

Chỉ kết luận những vấn đề gì đã làm.

Nêu ý nghĩa (khoa học, thực tiễn) của kết quả.

Kết luận cần ngắn gọn, không có bình luận thêm.

5.2. Kiến nghị

Chỉ ra những hạn chế của đề tài (về dữ liệu, phương pháp, kết quả) và hướng khắc phục.

Nêu hướng nghiên cứu tiếp theo dựa trên kết quả đạt được.

Kiến nghị phải xuất phát từ nội dung nghiên cứu.

Kiến nghị cần cụ thể, rõ ràng và khả thi.

(18)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo phải bao gồm tất cả các tác giả với công trình có liên quan đã được trích dẫn trong khóa luận.

Các chi tiết phải được ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác để độc giả quan tâm có thể tìm được tài liệu đó.

Chia tài liệu tham khảo thành 2 phần: tiếng Việt, tiếng Anh.

 Tài liệu tiếng Việt sắp xếp theo tên tác giả,

 Tài liệu tiếng Anh sắp xếp theo họ tác giả.

Tiếng Việt

Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, 2010. Quản lý nguồn nước sông Bé mùa khô hạn. Địa chỉ: <http://www.kttv-nb.org.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid =239>.

[Truy cập ngày 11/02/2011].

Lê Anh Tuấn, 2007. Thủy văn công trình (Lưu hành nội bộ). Trường Đại học Cần Thơ.

Tiếng Anh

Falconer D.S., 1989. Introduction to quantitative genetics. 3rd edition, Longman Scientific & Technical, New York, USA, 437 pages.

Matthews R.B., and Hunt L.A., 1994. A model describing the growth of cassava (Manihot esculenta L. Crantz). Field Crops Research 36 (4): 69-84.

Sau đây là cách trình bày tài liệu tham khảo:

Bài báo đăng trên tạp chí khoa học: Họ tên các tác giả, năm xuất bản. Tên bài báo. Tên tạp chí số tạp chí (số quyển): số trang có bài báo.

 Nguyễn Ý Như và Nguyễn Thanh Sơn, 2009. Ứng dụng mô hình SWAT khảo

(19)

Sách: Họ tên các tác giả, người biên tập (nếu có), năm xuất bản. Tựa sách đầy đủ (kể cả tựa con, nếu có). Lần tái bản (nếu có), nhà xuất bản, nơi xuất bản (thành phố, quốc gia) và số trang đã tham khảo.

 Mai Đình Yên, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiêm, 1979. Ngư loại học. NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội, 300 trang.

 Falconer D.S., 1989. Introduction to quantitative genetics. 3rd edition, Longman Scientific & Technical, New York, USA, 437 pages.

 Arnold J. (eds), 2009. Soil and Water Assessment Tool (SWAT): Global Applications. Special Publication No. 4, World Association of Soil and Water Conservation, Bangkok: Funny Publishing, pp.3-23.

Tập san, kỷ yếu báo cáo Hội nghị Khoa học: Họ tên các tác giả, năm xuất bản.

Tên bài báo cáo. Tựa tập san (tên tác giả hiệu đính, nếu có), địa điểm hội nghị, tên nhà xuất bản, số trang có bài báo cáo.

 Lê Hoàng Tú, Nguyễn Duy Liêm và Nguyễn Kim Lợi, 2013. Phân vùng nguy cơ lũ lụt tại lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán AHP. Kỷ yếu Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2013 (Nguyễn Kim Lợi và cộng sự), Hà Nội, NXB Đại học Nông nghiệp.

 Svánchez M.D., 1998. Feed, animal waste and nutrient balances. Proceedings of the Regional Workshop on Area-Wide Integration of Crop-Livestock Activities (Eds. Y.W. Ho & Y.K. Chan), Bangkok, Thailand, FAO/RAP, pp. 47-53.

Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ, Luận án Tiến sĩ: Họ tên tác giả, năm công bố. Tên đề tài. Dạng tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ/ MSc. Thesis, Luận án Tiến sĩ/ PhD. Thesis), trường/viện, quốc gia.

 Trần Huyền Công, 1994. Một số đặc điểm sinh học của cá lóc bông (Channa micropeltes). Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

 Adhiri P.H., 1990. Physio-morphological responses of upland rice to shade.

MSc. Thesis, University of the Philippines Los Banos, Philippines.

Văn bản pháp luật: Tên cơ quan ban hành văn bản, năm ban hành. Tên văn bản, trích yếu nội dung. Nhà xuất bản (nếu có).

(20)

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Quyết định số 38/2006/QĐ- BNN ngày 16/05/2006 V/v ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc.

Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet: Họ tên các tác giả/ cơ quan chủ quản của trang web, năm xuất bản. Tựa đề. Địa chỉ/ Available at: <http://...>. [Truy cập ngày, tháng, năm/ Accessed Day Month Year].

 VQHTLMN, 2011. Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Bé.

Địa chỉ: <http://www.siwrp.org.vn/?id_pnewsv=288&lg =vn&start=0>. [Truy cập ngày 11/02/2011].

 SEI, 2010. WEAP Tutorial. Available at: http ://www.weap21.org / downloads/

WEAP_Tutorial.pdf>. [Accessed 1 March 2011].

(21)

PHỤ LỤC

Mục đích của phụ lục là trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu, bản đồ, hình ảnh liên quan để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu.

Có thể phụ lục chứa các số tính toán thống kê (chủ yếu là các bảng ANOVA, Tương quan) hoặc mô tả các phương pháp phân tích, phương pháp thực hiện còn tương đối mới mà người đọc chưa hoàn toàn quen thuộc.

Nếu tác giả khóa luận sử dụng phiếu điều tra (questionaire), bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại.

Các tính toán từ mẫu điều tra được trình bày tóm tắt trong các bảng biểu của bài viết và có thể trình bày trong phần Phụ lục

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn nông dân

Phụ lục 2. Bản đồ ngập lụt theo các kịch bản biến đổi khí hậu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì vậy việc nghiên cứu giải phẫu cấp máu vạt bẹn của các ĐMMCN, ĐMTVN và mối tương quan của chúng là vấn đề cấp thiết để cung cấp cho các

Dựa vào tổng quan các đề tài nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động về chính sách tiền lương của

Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu phân tích tám vấn đề cơ bản mà giới nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam ở cả Việt Nam và ở nước ngoài đã và đang quan tâm nghiên cứu,

Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của địa phương, hạn chế khai thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị

Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) được sử dụng để tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ Congo Red (CR): nồng độ dung dịch CR, pH dung dịch và thời

Ảnh TEM của các mẫu hạt nano oxide sắt và nanocomposite ở độ phóng đại 100K (Hình 2) cho thấy mẫu hạt nano sau khi bao phủ chitosan có độ phân tán tốt

Qua nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng, tổn thương mô bệnh học thận, đánh giá kết quả điều trị trên 126 trẻ bị viêm thận lupus tại bệnh viên Nhi Trung ương chúng tôi rút

Tóm tắt: Với mục tiêu nghiên cứu khối tư liệu tộc ước trên thư tịch hiện được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chúng tôi tiến hành thống kê danh mục văn bản tộc ước