• Không có kết quả nào được tìm thấy

III . Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng ( Atlat trang 22, 23, 28)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "III . Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng ( Atlat trang 22, 23, 28)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 36: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

I . Khái quát chung:

bao gồm8 tỉnh, thành( thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) và 2 quần đảo xa bờ (Hoàng Sa -huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng, Trường Sa - huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa).

- Diện tích: gần 44,4 nghìn km2 (13,4% diện tích cả nước). Dân số: gần 8,9 triệu người (10,5% dân số cả nước - năm 2006)

-Vị trí tiếp giáp:phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía Nam giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế năng động nhất nước ta, phía Đông giáp biển Đông rộng lớn=> giao lưu hàng hải và phát triển kinh tế biển, phía Tây giáp Tây Nguyên - vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện và giáp Lào( tỉnh Quảng Nam) ( Atlat trang 28).

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển ( Atlat trang 20, 23, 25, 28)

1. Nghề cá: Biển nhiều tôm cá và hải sản có giá trị, tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá , lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa. Sản lượng thủy sản tăng nhanh.

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (nhất là nuôi tôm ở Phú Yên, Khánh Hòa)

- Hoạt động chế biến thủy sản ngày càng đa dạng, phong phú (nước mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng). Tương lai ngành thủy sản có vai trò lớn giải quyết vấn đề thực phẩm và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho vùng. Tuy nhiên cần khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Du lịch biển:có nhiều bãi biển nổi tiếng.Đà Nẵng và Nha Tranglà những trung tâm du lịch lớncủa cả nước. Phát triểndu lịch biển gắn với du lịch đảovà hàng loạt hoạt độngdu lịch nghỉ dưỡng,thể thaokhác đang phát triển.

3. Dịch vụ hàng hải

- Có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu với nhiều cảng lớn.

- Đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất (Quảng Ngãi), đặc biệt sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta ở vịnh Vân Phong( Khánh Hòa).

4. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối

- Khai thác dầu khí ở phía đông quần đảoPhú Quý (Bình Thuận),cát thủy tinh ở Khánh Hòa.- Sản xuất muối: Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).

III . Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng ( Atlat trang 22, 23, 28)

1. Phát triển công nghiệp

- Đã hình thành chuỗi các trung tâm CN: Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết, lớn nhất là Đà Nẵng với các ngành chính là cơ khí, chế biến nông – lâm- thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

- Thu hút đầu tư nước ngoàiđã hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.

- CN năng lượngđược giải quyết theo hướng: sử dụngđường dây 500 kVBắc - Nam, xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất trung bình, dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của nước ta,điện năng lượng mặt trời, năng lượng gióđang xây dựng.

- Hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đặc biệt xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội thì công nghiệp phát triển rõ nét trong thập kỉ tới.

2. Phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải sẽ tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và tạo sựphân công lao động.

(2)

- Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam => tăng vai trò trung chuyểncủa Duyên hải miền Trung, giúp giao lưu các tỉnh DHNTB với Đà Nẵng và TP. HCM ( Đông Nam Bộ)- Phát triển tuyến đường ngang Đông-Tây (như đường 19, 26…)nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, giúp mở cửa hơn nữa và có vai trò quan trọng trong giao lưu với Tây Nguyên, Lào, Campuchia và vùng Đông Bắc Thái Lan. Khôi phục và hiện đại hóa các sân bay,xây dựng các cảng nước sâu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan