• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài đọc: Người lính dũng cảm - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài đọc: Người lính dũng cảm - Giáo dục tiếu học"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài lớp 3: Người lính dũng cảm

Nội dung bài đọc Người lính dũng cảm

Người lính dũng cảm

1. Bắn thêm một loạt đạn mà vẫn không diệt được máy bay địch. Viên tướng hạ lệnh:

- Vượt rào, bắt sống nó!

    Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng:

- Chui vào à?

    Nghe tiếng "chui", viên tướng thấy chối tai: 

- Chỉ những thằng hèn mới chui.

2. Cả tốp leo lên hàng rào, trừ chú lính nhỏ. Chú nhìn cái lỗ hổng dưới chân hàng rào rồi quyết định chui qua đó. Nhưng chú mới chui được nửa người thì hàng rào đổ.Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ. Hàng rào thì đè lên chú lính. 

Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh. Quân tướng hoảng sợ lao ra khỏi vườn.

3. Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi:

- Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường?

Thầy nhìn một lượt những gương mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi.

Chú lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi yên.

Thầy giáo lắc đầu buồn bã:

- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

4. Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ:”Ra vườn đi!”

Viên tướng khoát tay:

(2)

- Về thôi!

- Nhưng như vậy là hèn.

Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.

Những người lính và viên tướng đứng sững lại nhìn chú lính nhỏ.

Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

Theo Đặng Ái - Nứa tép: nứa nhỏ

- Ô quả trám: ô có hình thoi, giống hình quả trám.

- Thủ lĩnh: người đứng đầu.

- Hoa mười giờ: loài hoa nhỏ, thường nở vào khoảng mười giờ trưa.

- Nghiêm giọng: nói bằng giọng nghiêm khắc.

- Quả quyết: dứt khoát, không chút do dự.

Hướng dẫn chi tiết bài Tập đọc Người lính dũng cảm Câu 1

Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò bắn máy bay địch trong vườn trường.

Câu 2

Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 và 2 của truyện.

Trả lời : Chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào vì chú sợ làm đổ hàng rào của vườn trường.

Câu 3

(3)

Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả Lời: Việc leo rào của các bạn khác đã làm hàng rào bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, còn hàng rào đè lên chú lính.

Câu 4

Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời: Thầy giáo chờ đợi học sinh trong lớp biết tự giác và can đảm nhận lỗi.

Câu 5

Ai là "người lính dũng cảm" trong truvện này?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 và tìm ra người lính dũng cảm.

Trả lời: Chính chú bé chui rào là "người lính dũng cảm" trong truyện này, chú đã kiên quyết sửa lỗi bằng cách đi ra sửa lại hàng rào và luống hoa.

Nội dung: Khi mắc lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi đề sửa lỗi là người dũng cảm.

Trắc nghiệm bài Tập đọc Người lính dũng cảm 1. Ai là người hạ lệnh vượt rào?

a.  Viên tướng. 

b.  Cậu lính. 

c. Tất cả tướng sĩ.

2. Máy bay địch trong câu chuyện là con vật gì?

a. Là chú ong thợ. 

b.  Là chú chuồn chuồn ngô. 

c. Là chú bướm vàng

3. Hàng rào trong sân trường được làm như thế nào?

(4)

a. Làm bằng tre chắc chắn. 

b.  Làm bằng hàng rào thép cứng cáp. 

c. Làm từ những cây nứa tép. 

4. Ai là người quyết định chui qua hàng rào?

a.  Viên tướng. 

b.  Chú lính. 

c. Tất cả tướng sĩ.

5. Vì sao chú lính nhỏ lại chui qua hàng rào?

a.  Vì chú nhỏ nên không thể nhảy qua được. 

b.  Vì chú sợ làm đổ hàng rào. 

c. Chú sợ bị ngã. 

6. Các bạn nhỏ có đứng trước thầy giáo để nhận lỗi của mình không?

Có         Không

7. Thầy giáo mong chờ điều gì ở những học sinh trong lớp?

a.  Thầy mong ai đó sẽ phát hiện ra bạn mắc lỗi.  

b. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi. 

c. Thầy mong bạn nào phạm lỗi sẽ dũng cảm nhận lỗi và sẵn sàng sửa lỗi.

8. Khi không có ai đứng lên nhận lỗi, thái độ của thầy giáo như thế nào?

a. Thất vọng  b. Giận dữ 

c. Buồn bã 

9. Tại sao bạn nhỏ lại được coi là người lính dũng cảm a. Vì bạn đã sửa lại hàng rào. 

b.  Vì bạn ấy là người duy nhất chui qua hàng rào. 

c. Vì bạn đã biết nhận lỗi và sửa lỗi sai của mình.

(5)

10. Nội dung câu chuyện nói về điều gì?

a.  Không nên nghịch ngợm. 

b.  Phải biết nhận lỗi 

c. Người dám nhận lỗi là người dũng cảm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thầy chờ mong học sinh nhận lỗi và sửa lại hàng rào, luống hoa. +Ai là : “Người lính dũng cảm” trong

Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.. Luyện

Hà thấy vậy liền chạy đến sửa lại dây đeo, đặt chiếc cặp nằm thật ngay ngắn trên lưng bạn.. Cúc đỏ mặt, ngượng nghịu cảm ơn

Sau khi nghe Núp kể lại chuyện đánh giặc của làng Kông Hoa, Đại hội đã làm

Câu 4.. Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?. Gợi

Trắc nghiệm bài tập đọc lớp 2: Người mẹ hiền 1. Khi Nam đang cố lách ra ngoài bức tường thì gặp

Khoanh tròn khi chọn ý đúng nhất để nói lên nội dung câu chuyện:. Gợi

Tinh thần, hành động, xông lên, người chiến sĩ,nữ du kích, em bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường.. quyền, trước kẻ