• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bối cảnh triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học Năm học là năm thứ hai triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở cấp tiểu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bối cảnh triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học Năm học là năm thứ hai triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở cấp tiểu học"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: / BC-SGDĐT Quảng Ninh, ngày tháng 6 năm 2022 BÁO CÁO

Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022

và công tác chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023 đối với cấp tiểu học Thực hiện Công văn số 2440/BGDĐT-GDTH ngày 10/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 và công tác chuẩn bị triển khai năm học 2022-2023 đối với cấp tiểu học;

Căn cứ Công văn số 3636/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2021 của Bộ GDĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022, Sở GDĐT Quảng Ninh báo cáo kết quả như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Bối cảnh triển khai nhiệm vụ giáo dục tiểu học

Năm học 2021 - 2022 là năm thứ hai triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở cấp tiểu học. Năm học diễn ra trong điều kiện dịch Covid- 19 diễn biến còn nhiều phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành giáo dục; kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục có những thời điểm phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Một số cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh dành cho giáo dục cũng thay đổi, có tác động đến việc tổ chức các hoạt động của ngành, cấp học.

Trước diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở GDĐT Quảng Ninh đã phối hợp với các sở, ban, ngành (đặc biệt là Y tế), UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các phương án dạy học đảm bảo thích ứng ở từng thời điểm cụ thể với mục tiêu “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” ở các cấp học; đồng thời quán triệt các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục tiểu học; tích cực khắc phục khó khăn thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 để bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học năm học 2021-2022.

2. Thực trạng về điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học 2.1. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học

- Tổng số giáo viên cấp tiểu học là 6.141 người1; trong đó:

+ Chia theo loại hình đào tạo: giáo viên Tiểu học 4814 chiếm 78.39%; giáo viên Thể dục 211 chiếm 3.44%; giáo viên Âm nhạc: 327 chiếm 5.32%; giáo viên

1 Thiếu so với quy định: 414 người; thiếu so với biên chế được giao 234 người.

1813 30

(2)

Mỹ Thuật: 308 chiếm 5.02%; giáo viên Tiếng Anh: 423 chiếm 6.89%; giáo viên Tiếng Pháp: 09 chiếm 0.15%: giáo viên Tin học: 49 chiếm 0.8%.

+ Chia theo trình độ đào tạo: Thạc sĩ 54 chiếm 0.88%; Đại học 4689 chiếm 76.36%; Cao đẳng: 1335 chiếm 21.74%, Trung cấp: 63 chiếm 1.02%.

Theo Luật giáo dục 2019, trình độ giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 77.24%

(tăng 10% so với năm học 2020-2021).

- Tổng số cán bộ quản lý trường tiểu học: 437 người2. Chia theo trình độ đào tạo: Thạc sĩ 59 chiếm 13.5%; Đại học 371 chiếm 84.9%; Cao đẳng: 07 chiếm 1.6%.

- Tổng số nhân viên của cấp học: 382 người3.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tiểu học đã hoàn thành thực hiện bồi dưỡng Chương trình GDPT 2018 đối với các Môđun 4, 5, 9. Giáo viên dạy lớp 1, lớp 2 đảm bảo được tham gia tập huấn Chương trình GDPT 2018, tập huấn sử dụng sách giáo khoa trước năm học mới. Tỉ lệ bình quân 1.37 giáo viên/lớp.

2.2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và học liệu

Số phòng học văn hóa 4.594 phòng; trung bình đạt tỷ lệ 1,0 phòng học/lớp;

trong đó có 4.202 phòng kiên cố (đạt 91,47%); 345 phòng bán kiên cố (đạt 7,51%);

47 phòng tạm, mượn (1,02%).

Cơ sở vật chất trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh; hệ thống phòng chức năng phục vụ học tập, công trình vệ sinh, sân chơi bãi tập đáp ứng học tập vui chơi của học sinh.

Các Phòng GDĐT đã chủ động thực hiện rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đánh giá thực trạng các điểm trường lẻ, các trường có quy mô nhỏ để tham mưu sắp xếp, dồn ghép, đảm bảo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, quyền lợi học tập của học sinh, phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thay thế các điểm trường lẻ đã xuống cấp.

Các trường thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; phát động phong trào giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học; tiến hành rà soát thiết bị dạy học lớp 1, lớp 2 năm học trước để lựa chọn những thiết bị phù hợp tiếp tục sử dụng cùng với những thiết bị mới được trang cấp. Năm học 2021- 2022, Sở GDĐT đã triển khai tổ chức tốt việc thực hiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang cấp thiết bị dạy học cho cấp tiểu học4, trong đó sửa chữa nâng cấp Thư viện phát triển văn hóa đọc với tổng kinh phí 29.205 triệu đồng;

mua sắm bổ sung thiết bị dạy học lớp 1 với kinh phí trên 4.600 triệu đồng; mua sắm thiết bị dạy học lớp 2 với tổng kinh phí trên 78.000 triệu đồng. Đặc biệt, các Phòng GDĐT không ngừng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ưu

2 Thiếu so với quy định: 16; thiếu so với biên chế được giao 12

3 Thiếu so với quy định: 113 người; thiếu so với biên chế được giao: 39 người

4 Theo Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh về phân bổ kinh phí tăng cường cơ sở vật chất trường lớp cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách, nhiệm vụ chương trình Đề án của toàn ngành giáo dục, dự toán ngân sách tỉnh năm 2021.

(3)

tiên xây dựng, củng cố, hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp học theo tiêu chuẩn quy định để phấn đấu nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và chất lượng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC 1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện

Năm học 2021-2022, Sở GDĐT đã kịp thời ban hành 180 văn bản, trong đó trọng tâm 15 văn bản5 hướng dẫn triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đối với giáo dục tiểu học một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Tham mưu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chính sách về giáo dục trong đó có 02 chính sách có liên quan đến đối tượng ở cấp tiểu học6.

2. Quy mô trường, lớp, học sinh

- Toàn tỉnh có 222 cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học, trong đó có 159 trường tiểu học7 (giảm 01 trường tiểu học so với năm học trước8), có 63 trường có cấp tiểu học9. Tổng số có 428 điểm trường, trong đó có 202 điểm lẻ (giảm 81 điểm lẻ so với năm học trước).

So với năm học trước, số lượng trường tiểu học cơ bản giữ ổn định. Tỷ lệ bình quân 1,25 trường có cấp tiểu học/xã; tỷ lệ bình quân điểm trường/trường có cấp tiểu học là 1,93; một số trường có từ 6-8 điểm trường (chủ yếu là các trường tiểu học thuộc xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi), riêng có 01 trường có số điểm trường vượt quá quy định do đặc điểm địa bàn quá phức tạp10.

5 Công văn số 1847/SGDĐT-GDPT ngày 05/7/2021 về thực hiện xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường từ năm học 2021-2022; số 2425/SGDĐT-GDPT ngày 30/8/2021 về Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022; số 2474/SGDĐT-GDPT ngày 06/9/2021 về thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; số 2644/SGDĐT-GDPT ngày 17/9/2021 về hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19; số 3210/SGDĐT-GDPT ngày 04/11/2021 về hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp tiểu học từ năm học 2021-2022; số 3877/SGDĐT-GDPT ngày 24/12/2021 về Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiên Chương trình GDPT ứng phó dịch Covid - 19; số 398/SGDĐT-GDPT ngày 15/02/2022 về báo cáo sử dụng sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 năm học 2021 - 2022 và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, lớp 2, lớp 3 năm học 2022-2023; số 3691/SGDĐT-GDPT ngày 10/12/2021 về triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2021-2022; số 3014/SGDĐT-GDPT ngày 31/10/2021 về triển khai Cuộc thi vẽ tranh Quốc tế với chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ 11; số 2657/SGDĐT-GDPT về triển khai các nhiệm vụ của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trên địa bàn tỉnh; số 400/KH-SGDĐT ngày 15/02/2022 về kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình GDPT đối với lớp 3; số 946/SGDĐT-GDPT ngày 07/4/2022 về tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học; số 1251/SGDĐT-GDPT ngày 10/5/2022 về hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 1, năm học 2022- 2023; số 1700/SGDĐT-GDPT ngày 17/6/2022 về hướng dẫn chuẩn bị điều kiện năm học 2022-2023 cấp tiểu học.

6(1) Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 27/8/2021 về Quy định một số khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (2) Nghị quyết số 65/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 về Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2021-2022 đến năm học 2025-2026.

7 Trong đó 01 trường tiểu học tư thục là TH Kim Đồng Montessori -Móng Cái.

8 Giảm trường TH Hoàng Tân (sáp nhập trường TH-THCS Hoàng Tân) - Quảng Yên.

9 Trong đó 07 trường TH-THCS; 54 trường TH-THCS-THPT; 01 trường MN-TH, 01 trường Thực hành sư phạm (liên cấp từ MN, TH, THCS)

10 Trường tiểu học Lục Hồn (Bình Liêu): 10 điểm trường (vượt quá 02 điểm theo quy định).

(4)

- Tổng số lớp tiểu học: 4.483 lớp (tăng 61 lớp so với năm học trước); trong đó: 898 lớp 1; 900 lớp 2; 878 lớp 3; 943 lớp 4; 804 lớp 5.

Trung bình toàn tỉnh tỷ lệ phòng học/lớp là 1,0; trong đó phòng học kiên cố đạt 91,47%; phòng học bán kiên cố đạt 7,51%; số phòng học còn thiếu và đang học nhờ, mượn là 47 phòng (1,02%); phòng chức năng: 1933.

Số phòng học bộ môn: Tin học 157, tiếng Anh 172, phòng giáo dục nghệ thuật 26, phòng mĩ thuật 39, phòng âm nhạc 45.

- Tổng số học sinh tiểu học là: 135.742 học sinh (tăng 4.004 học sinh so với năm học trước); trong đó: 26.864 học sinh lớp 1; 26.344 học sinh lớp 2; 26.626 học sinh lớp 3; 30.860 học sinh lớp 4; 25.048 học sinh lớp 5.

Số học sinh dân tộc: 18.639 học sinh; số học sinh khuyết tật hoà nhập là:

1.277 học sinh.

Tỷ lệ trung bình học sinh/lớp là 30,3. Các địa phương đã làm tốt công tác điều tra phổ cập, dự báo được tình hình tăng, giảm học sinh tại các địa bàn. Vì vậy, mặc dù số học sinh tăng nhưng các địa phương đã đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện tổ chức dạy học đúng quy định của chương trình. Tuy nhiên, do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến vượt số lớp/trường11, sĩ số số học sinh/lớp cao12.

3. Duy trì, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

3.1. Duy trì nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học

Năm 2021, Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cấp tỉnh và Tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo giai đoạn 2021-2025; xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xoá mù chữ giai đoạn 2021-2025; Theo đó, Sở GDĐT ban hành Quyết định thành lập Ban điều hành phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của ngành giai đoạn 2021-2025, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cho giai đoạn và từng năm.

Năm 2021, Sở GDĐT đã chủ động thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra công nhận, công nhận lại các đơn vị đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học theo các mức độ để đảm bảo phản ánh đúng tình hình thực tế, thực chất kết quả công tác phổ cập

11 Các trường vượt trên 30 lớp:

+ TP Hạ Long: TH Hà Khẩu, TH Trới (40 lớp); TH Bãi Cháy (53); TH Hạ Long (49 lớp); TH Cao Thắng (37 lớp); TH Hà Lầm (39 lớp); TH Quang Trung (38 lớp ); TH Lê Hồng Phong (34 lớp); TH Trần Quốc Toản (61 lớp); TH Lý Thường Kiệt (70 lớp);

+ TX Quảng Yên: TH Minh Thành (35 lớp);

+ TX Đông Triều: TH Vĩnh Khê (40 lớp); TH Hồng Thái Đông (32 lớp);

+ TP Cẩm Phả: TH Cẩm Trung, TH Cẩm Thạch (36 lớp); TH Cẩm Thủy (42 lớp); TH Quang Hanh (40 lớp);

12 Các trường có sĩ số học sinh/lớp cao:

- TP Hạ Long: Trần Quốc Toản (40,5), Trần Hưng Đạo (41,4), Cao Xanh (41,9), Cao Thắng (43,4);

- TP Uông Bí: Yên Thanh (45,32); Trưng Vương(43,27), Lê Lợi (44,97), Quang Trung (42), Lý Thường Kiệt (41,14);

- TP Móng Cái: Tiểu học Ka Long (42,45).

(5)

giáo dục tiểu học; triển khai thực hiện hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đồng bộ, hiệu quả. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học của tỉnh năm 2021 được duy trì, giữ vững. Tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ GDĐT công nhận đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 từ năm 2020 và duy trì kết quả năm 2021 với 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn mức độ 3; 177/177 đơn vị cấp xã đạt chuẩn mức độ 3 (đạt 100%).

3.2. Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia

Sở GDĐT đã tiếp tục chủ động phối hợp với các địa phương tích cực rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Ngay đầu năm 2021 và 2022, Sở GDĐT đã xây dựng kế hoạch đối với công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để làm căn cứ cho các đơn vị, cơ sở giáo dục rà soát, đăng ký đánh giá ngoài. Tính đến hết năm học 2021- 2022, kết quả đánh giá ngoài đối với cấp tiểu học đạt như sau:

- Kiểm định chất lượng giáo dục: Có 146/160 trường hoàn thành tự đánh giá (đạt 91,25%); 152/160 trường đã đánh giá ngoài (đạt 95%)13.

- Chuẩn quốc gia: Có 146/160 trường được công nhận (đạt 91,25%)14 4. Kết quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học 4.1. Đối với lớp 1 và lớp 2

Để triển khai Chương trình GDPT 2018 phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, Sở GDĐT đã có những giải pháp chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả; kịp thời tham mưu phối hợp các địa phương huy động các nguồn lực, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, bố trí đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 và lớp 2. Đảm bảo 100% cán bộ quản lý và giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng các mô đun theo quy định; 100%

giáo viên giảng dạy lớp 1, 2 có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy và hoàn thành các khóa bồi dưỡng, tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 trước khi giảng dạy.

Sở GDĐT đã chỉ đạo các nhà trường chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, với những phương thức đáp ứng điều kiện học tập của học sinh khi tổ chức dạy học qua internet, kết hợp dạy - học qua truyền hình và các phương thức phù hợp đối với học sinh lớp 1, lớp 2; khuyến khích giáo viên lớp 1 xây dựng các video clip ngắn hướng dẫn cha mẹ học sinh và học sinh làm quen, chuẩn bị cho việc học lớp 1.

13 Trong đó 12 trường đạt cấp độ 1, 26 trường đạt cấp độ 2, 114 trường đạt cấp độ 3.

14 Trong đó: (i) số trường được công nhận theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT gồm: 80 trường đạt mức độ 1, 24 trường đạt mức độ 2; (ii) số trường được công nhận theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT gồm:

24 trường đạt mức độ 1, 18 trường đạt mức độ 2

(6)

Chỉ đạo các trường thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 lớp 1, lớp 2; tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh tự hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương. Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục (giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục về quyền trẻ em...) linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng học sinh và nhà trường.

Giáo viên thực hiện đánh giá quá trình đối với học sinh bằng nhiều hình thức, sử dụng tốt các nền tảng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động đánh giá thường xuyên. Tổ chức kiểm tra định kì cuối kì, cuối năm đối với học sinh lớp 1 và lớp 2 theo tiến độ chương trình và đảm bảo thời gian năm học.

* Kết quả giáo dục:

- Hoàn thành xuất sắc: 22.173/52.483 em (42,25%) - Hoàn thành tốt: 8.478/52.483 em (16,15%) - Hoàn thành: 21.120/52.483 em (40,24%) - Chưa hoàn thành: 712/52.483 em (1,36%) * Khen thưởng: 28.815/53.208 em (54,16%)

* Hoàn thành chương trình lớp học: 51.775/53.208 em (97,31%) 4.2. Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5

Trên cơ sở Chương trình GDPT 2006, Sở GDĐT đã chỉ đạo Phòng GDĐT đã tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với các lớp 3,4,5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT và xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng tiếp cận thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng khối lớp học;

xây dựng các bài học thành các chủ đề, chủ điểm; thiết kế các bài giảng tương tác, video clip, ... tạo nguồn tài nguyên, đăng tải trên trang web của nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tham gia học trực tuyến, tự học. Tổ chức dạy học bằng các phương án phù hợp với từng đối tượng học sinh trong điều kiện dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp. Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục (giáo dục địa phương, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục về quyền trẻ em...) linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng học sinh và nhà trường.

100% cơ sở giáo dục tiểu học triển khai thực hiện điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 5 tại đơn vị theo hướng tiếp cận yêu cầu cần đạt đối với những nội dung kiến thức có trong Chương trình GDPT 2006 và Chương trình GDPT 2018 theo yêu cầu tại Công văn 3799/BGDĐT-GDTH ngày

(7)

01/9/2021 của Bộ GDĐT về thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bổ sung, tích hợp các nội dung, chủ đề phù hợp để đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất, kiến thức và kỹ năng để học sinh chủ động học tập, làm quen với cách dạy và học, cách kiểm tra, đánh giá chuẩn bị cho việc chuyển cấp lên lớp 6 trung học cơ sở.

Kết quả

- Khen thưởng: 27.657/82.534 em (33,51%)

- Hoàn thành chương trình lớp học: 81.304/82.534 em (98,51%) - Hoàn thành chương trình tiểu học: 24.854/25.048 em (tỉ lệ 99,23%) 4.3. Dạy học Ngoại ngữ và Tin học

4.3.1. Dạy học ngoại ngữ:

Sở GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị tổ chức dạy học môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo Chương trình giáo dục phổ thông 201815 theo chỉ đạo của Bộ GDĐT tại Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2020, đồng thời để thực hiện hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025; chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai dạy học tiếng Anh các lớp 3,4,5 theo chương trình thí điểm theo các quy định hiện hành, có tiệm cận đến các Chương trình ngoại ngữ của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp từ lớp 3 đến lớp 5. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục tích cực tổ chức các hoạt động xây dựng môi trường ngoại ngữ.

Một số địa phương đã rất chủ động, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giao lưu và xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh cho học sinh qua mô hình sinh hoạt các Câu lạc bộ16. Rất nhiều cơ sở giáo dục tiểu học đã tổ chức các sân chơi giao lưu, Olympic Tiếng Anh, Tiếng Pháp, tạo điều kiện cho học sinh vừa học vừa chơi, tạo môi trường giao tiếp cho học sinh và thúc đẩy phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh đối với môn học này17.

Bên cạnh những cố gắng của các cơ sở giáo dục trong tổ chức dạy học Tiếng Anh, để đáp ứng dạy tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018 thì việc tuyển dụng giáo viên ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó khăn do không có biên chế để tuyển dụng; có biên chế nhưng không tuyển được giáo viên do giáo viên không đủ điều kiện về trình độ đào tạo hoặc không có cơ chế thu hút giáo viên. Đến nay, tổng số giáo viên dạy Tiếng Anh cấp tiểu học là 423 người, trong đó Thạc sĩ: 08 người, Đại học: 383 người, Cao đẳng: 32 người.

Kết quả tổ chức dạy học ngoại ngữ:

- Môn Tiếng Anh:

15 Công văn số 1134/SGDĐT-GDPT ngày 08/5/2020 về hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1, lớp 2 theo Chương trình GDPT 2018

16 Tiêu biểu Phòng GDĐT Đông Triều tổ chức Ngày hội dành cho các CLB tiếng Anh học sinh tiểu học

17 Các trường tiểu học thuộc TP Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên.

(8)

+ Tổ chức dạy Tiếng Anh là môn học tự chọn ở lớp 1, 2 Chương trình GDPT 2018 tại 87 trường, 16.770 học sinh (đạt 31,52%).

+ Tổ chức dạy Tiếng Anh cho các lớp 3,4,5 tại 220/222 trường18, cho 2.428/2.625 lớp (đạt 92.5%). Số học sinh được học tiếng Anh là: 80.678/82.534 học sinh (đạt 97.75%).

- Môn Tiếng Pháp: Có 01 trường TH Hữu Nghị (thành phố Hạ Long) triển khai tổ chức dạy tiếng Pháp theo Đề án Valofrase cho 12 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 với 467 học sinh (đạt 0,34%).

4.3.2. Dạy học Tin học

Sở GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện dạy môn Tin học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT tại Công văn số 3539/BGDĐT- GDTH ngày 19/8/2019 về hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tin học và hoạt động giáo dục tin học cấp tiểu học từ năm học 2019 - 202019. Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn cho học sinh lớp 3, 4, 5 ở các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Cùng với việc tổ chức tốt dạy học môn Tin học cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 theo quy định trong chương trình, các địa phương có giải pháp phù hợp tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục tin học cho học sinh cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh lớp 1, lớp 2 được làm quen với tin học và đáp ứng sở thích, nhu cầu và phát hiện, bồi dưỡng phát triển năng lực tin học, tư duy khoa học máy tính, nuôi dưỡng đam mê khám phá khoa học, công nghệ cho học sinh cấp Tiểu học.

Các địa phương cũng đã tích cực xây dựng kế hoạch chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Tin học theo lộ trình, từng bước đảm bảo số lượng phòng máy tính phù hợp với quy mô nhà trường. Tiến hành dự báo, xây dựng và thực hiện kế hoạch để học sinh ở các điểm trường được học Tin học trong môn Tin học và Công nghệ bắt buộc theo Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy và học Tin học ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn;

chưa đảm bảo các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học này nên tỷ lệ học sinh được học Tin học còn thấp. Đến nay tổng số giáo viên dạy Tin học cấp tiểu học mới có 49 người, trong đó Đại học: 36 người, Cao đẳng: 13 người.

Kết quả cụ thể việc tổ chức dạy học Tin học lớp 3,4,5:

+ Tổ chức dạy học Tin học tại 76/222 trường20 (đạt 34,23%) cho 821/4.483 lớp (chiếm 18.31%).

+ Số học sinh được học Tin học là 26.264/82.534 học sinh (chiếm 31.82%).

18 12/13 địa phương đã triển khai được 100% số trường dạy Tiếng Anh từ lớp 3, 4, 5. Riêng TP Móng Cái mới đạt 88,9 % số trường do không bố trí được giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học (TH&THCS Hải Sơn và TH&THCS Bắc Sơn)

19 Công văn số 2197/SGDĐT-GDTrH ngày 11/9/2019 của Sở GDĐT.

20 Các địa phương triển khai được 100% số trường dạy Tin học ở lớp 3,4,5 như: Đông Triều, Bình Liêu;

tiếp theo là Quảng Yên trên 80%, Uông Bí và Vân Đồn trên 50%. Các địa phương triển khai chậm: Hạ Long, Cô Tô, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Móng Cái, Cẩm Phả.

(9)

4.4. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục của địa phương

Năm 2021, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tỉnh Quảng Ninh đối với lớp 1, lớp 2. Theo đó, Sở GDĐT đã phối hợp với nhóm tác giả biên soạn tài liệu tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu cho giáo viên dạy lớp 1, lớp 2 và cán bộ quản lý trường tiểu học; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học từ năm học 2021-202221.

Qua kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học tại các địa phương, các cơ sở giáo dục tiểu học đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện đưa nội dung giáo dục địa phương trong các môn học và hoạt động giáo dục theo các hình thức phù hợp (dạy theo chủ đề hoặc lồng ghép tích hợp). Do điều kiện năm học diễn biến phức tạp bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, phải thường xuyên thay đổi trạng thái học tập nên kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục địa phương đối với lớp 1, lớp 2 chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, Sở GDĐT chưa tổ chức được chuyên đề về dạy học nội dung giáo dục địa phương theo Tài liệu biên soạn.

Tháng 01 và tháng 02 năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã trình Bộ GDĐT phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 3, lớp 422, đảm bảo theo tiến độ Dự án biên soạn tài liệu giáo dục địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt.

4.5 Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm; xây dựng, phát triển thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

4.5.1. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm

Sở GDĐT đã chỉ đạo giao quyền chủ động cho nhà trường trong việc xây dựng Kế hoạch giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường. Các nhà trường đã rất linh hoạt, chủ động lựa chọn hình thức dạy học phù hợp trong thời gian phòng chống dịch Covid-19. Triển khai thực hiện giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm tích hợp trong các tiết dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh một cách linh hoạt, chủ động, tập trung vào các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương. Qua đó, từng bước đã tạo được sự chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục học sinh tại các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh những kết quả đạt được, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm học 2021-2022 các cơ sở giáo dục phải chuyển trạng thái tổ chức dạy học, vì vậy đa số các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại

21 Công văn số 3210/SGDĐT-GDPT ngày 04/11/2021 của Sở GDĐT.

22 Tờ trình số 459/TTr-UBND ngày 20/01/2022 về đề nghị phê duyệt Tài liệu GDĐP tỉnh Quảng Ninh đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 trong Chương trình GDPT; Tờ trình số 777/TTr-UBND ngày 07/02/2022 về việc đề nghị phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh đối với lớp 4 trong Chương trình GDPT 2018.

(10)

khóa theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm không được triển khai theo kế hoạch giáo dục ban đầu, tuy nhiên nhiều địa phương, cơ sở giáo dục tiểu học đã rất cố gắng, tận dụng thời gian cho học sinh có cơ hội được tham gia các sân chơi trí tuệ phát huy năng lực, sở trường của học sinh23; tham gia các hoạt động trải nghiệm tại các cơ sở, làng nghề truyền thống để giáo dục cho học sinh thái độ lao động và hướng nghiệp; thăm quan các di tích lịch sử, dọn dẹp vệ sinh quanh khu đài tưởng niệm liệt sĩ, tổ chức các buổi nói chuyện về chủ đề anh bộ đội cụ Hồ24 để giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, noi gương thế hệ đi trước,...

Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021; căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, Sở GDĐT đã ban hành văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện giáo dục an toàn giao thông cấp tiểu học25; chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục sử dụng bộ tài liệu Giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tiểu học đã được Bộ GDĐT phê duyệt để thực hiện giáo dục cho học sinh lồng ghép trong các môn học, hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm;

khuyến khích các cơ sở thực hiện tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, giáo viên tham gia cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”.

Kết quả tham gia: 13/13 Phòng GDĐT phát động cuộc thi với 66% số giáo viên và 73,31% số học sinh tham gia cuộc thi, trong đó nhiều địa phương có tỷ lệ tham gia cao26.

Kết quả đạt giải: Giáo viên (không); Học sinh: đạt 17 giải (01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba và 14 giải Khuyến khích)27.

Giám đốc Sở GDĐT đã tặng giấy khen cho 03 học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba cuộc thi ngay sau khi học sinh nhận thưởng tại Lễ trao giải toàn quốc tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

4.5.2. Xây dựng, phát triển thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

- Sở GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức hoạt động thư viện trong trường tiểu học từ năm học 2021-202228. Chỉ đạo các trường căn cứ tình hình thực tiễn địa phương chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học hàng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động thư viện, đánh giá hoạt động thư viện theo đúng quy định; tiếp tục xây dựng, tổ chức tốt các hoạt động thư viện: tổ chức

23 Các Phòng GDĐT: Hạ Long, Đông Triều, Quảng Yên, Ba Chẽ.

24 Các Phòng GDĐT: Hải Hà, Đông Triều, Cô Tô.

25 Công văn số 1202/SGDĐT-GDPT ngày 04/5/2021 về hướng dẫn thực hiện ATGT cấp tiểu học.

26 Địa phương có tỷ lệ giáo viên tham gia dự thi cao tiêu biểu như: Móng Cái (83%), Ba Chẽ (82,6%), Đầm Hà (81,5%), Bình Liêu (78,9%), Quảng Yên (80,7%), Uông Bí (76,4%), Cẩm Phả (74,2%).

Địa phương có tỷ lệ học sinh tham gia dự thi cao tiêu biểu như: Móng Cái (86%), Uông Bí (77,4%), Vân Đồn (66,6%), Cô Tô (64,6%).

27 + 01 giải Nhất: Học sinh Trường Tiểu học Hạ Long, thành phố Hạ Long;

+ 01 giải Nhì: Học sinh Trường Tiểu học Đông Mai, thị xã Quảng Yên;

+ 01 giải Ba: Học sinh Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Hạ Long;

+ 14 giải khuyến khích: Học sinh các trường tiểu học: Hoành Mô, Đồng Tâm (huyện Bình Liêu); Trường TH Quảng Hà 3 (huyện Hải Hà); các trường TH: Võ Thị Sáu, Bãi Cháy, Lê Hồng Phong, Quảng La, Sơn Dương, Vũ Oai, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Trới (thành phố Hạ Long).

28 Công văn số 1510/SGDĐT-GDPT ngày 31/5/2021.

(11)

Ngày hội đọc sách, triển lãm sách, giới thiệu sách, viết sáng tạo, trưng bày các sản phẩm viết vẽ của học sinh; phát động cuộc thi “Đại sứ văn hoá đọc” (nhân dịp Ngày Sách Việt Nam) và đạt các giải thưởng cao29,…Hướng dẫn học sinh sáng tác thơ, truyện ngắn, vẽ tranh theo sách, theo bìa sách, viết bài cảm nhận về sách; tổ chức ngoại khóa; tổ chức trưng bày, sắp xếp sách nghệ thuật và thuyết trình sách theo chủ đề “góc thư viện thân thiện” tại đơn vị lớp; Xây dựng thư viện xanh, phát động phong trào quyên góp sách hỗ trợ thư viện, hỗ trợ học sinh khó khăn vùng sâu, vùng xa.

Cuối năm học Sở GDĐT giao quyền cho các Phòng GDĐT tổ chức kiểm tra, tự đánh giá danh hiệu thư viện cho các trường tiểu học theo theo quy định tại Quyết định số 01/2003/QĐ-BDGĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GDĐT; trình Sở GDĐT kiểm tra, thẩm định, công nhận danh hiệu thư viện. Theo đề nghị của các địa phương đã tiến hành thẩm định 147 hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu thư viện trường tiểu học năm học 2021-2022, trong đó đề nghị công nhận đạt các mức:

57 thư viện đạt chuẩn, 74 thư viện tiên tiến, 16 thư viện đạt xuất sắc.

4.6. Tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình và các hình thức tổ chức dạy học khác trong thời gian học sinh không đến trường.

Sở GDĐT đã phối hợp Sở Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống dịch gắn với linh hoạt thực hiện các phương án dạy học khác nhau, với phương châm tận dụng thời gian vàng cho học sinh đi học trực tiếp.

Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh trên từng địa bàn trong tỉnh, cấp độ dịch và các quy định hiện hành, các địa phương quyết định cho phép các cơ sở giáo dục trên địa bàn cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển đổi hình thức dạy học (từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức khác) và quyết định thời gian học sinh trở lại trường linh hoạt, kịp thời, thích ứng hiệu quả trong từng giai đoạn cụ thể. Các cơ sở giáo dục tiểu học đã xây dựng các phương án linh hoạt chuyển phương thức dạy học phù hợp gồm: dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến, vừa dạy học trực tiếp vừa trực tuyến, một số trường tiểu học tổ chức dạy học ngày thứ 7 để đảm bảo phương án giãn cách.

Các cơ sở giáo dục, tổ chuyên môn và giáo viên đã tổ chức rà soát, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho tổ chức dạy học trực tuyến, đáp ứng các yêu cầu về việc tổ chức dạy học trực tuyến; lựa chọn, sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp, an toàn, đáp ứng được yêu cầu và theo các quy định của pháp luật; xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh, các hoạt động dạy của giáo viên; hỗ trợ quản lý các thông tin khác của các cấp quản lý. Phân công tổ bộ môn, giáo viên tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến.

Quản lý thời khóa biểu, lịch dạy và học của giáo viên và học sinh. Phân tích được

29 Tiêu biểu như học sinh các trường thuộc TP Hạ Long, Móng Cái, huyện Tiên Yên.

(12)

quá trình học tập, hoạt động học tập của học sinh trên hệ thống; thống kê được hoạt động dạy học trực tuyến theo cấu trúc quản lý nhà trường. Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh việc kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với việc tổ chức dạy học trực tuyến và trực tiếp.

Giáo viên tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nắm rõ các tính năng chính của nền tảng trực tuyến đang sử dụng; có giải pháp hiệu quả theo dõi sự chủ động trong học tập và sự tiến bộ của học sinh qua từng bài học; khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và người chăm sóc trẻ trong việc tạo điều kiện cho việc học trực tuyến của trẻ em; sáng tạo trong thiết kế các hoạt động học tập tương tác.

100% các trường thực hiện phân loại đối tượng học sinh khi trở lại trường, phân công giáo viên ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức đã dạy học trực tuyến cho học sinh trước khi dạy trực tiếp kiến thức mới, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định; tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh định kỳ theo quy định.

Do Quảng Ninh khống chế dịch tốt; các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng dịch nên tại từng thời điểm dịch bùng phát, tỉ lệ trường học chuyển đổi từ học trực tiếp sang trực tuyến cơ bản không lớn; thời gian mỗi đợt chuyển đổi không kéo dài; đảm bảo hoàn thành chương trình các khối lớp đúng kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh quy định.

4.7. Tổ chức thực hiện hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá

4.7.1. Tổ chức thực hiện hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Các cơ sở giáo dục đã sử dụng hiệu quả sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh để thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, 2; khai thác triệt để các sách mềm, các phần mềm dạy học. Nhiều địa phương đã tổ chức hiệu quả các chuyên đề cho giáo viên về vận dụng đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế như Chuyên đề ngoại khóa “Toán học với cuộc sống quanh em”; Chuyên đề ngoại khóa “Rung chuông vàng”,…30

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo. Tổ chức thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp 3,4,5; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học. Tăng cường các tiết học ngoài lớp học (lớp học không tường), các tiết học theo hình thức trải nghiệm. Thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích

30 Tiêu biểu Phòng GDĐT thành phố Uông Bí

(13)

cực trong giảng dạy. Đưa giáo dục STEM vào các bài dạy chính khóa và buổi 231. Nhiều cơ sở giáo dục tổ chức các mô hình đổi mới sáng tạo trong quản lý dạy và học. Có cơ sở giáo dục sáng tạo và thực hiện khá hiệu quả việc tổ chức các lớp học “Không biên giới”, bước đầu đã tổ chức được một số tiết học giao lưu với các trường tiểu học trong và ngoài nước32.

Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa các trường tiểu học, giữa các tổ chuyên môn trong trường tiểu học; trong đó chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học theo quy định tại Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ GDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học. Năm học 2021-2022, toàn cấp học đã tổ chức được 4 chuyên đề cấp tỉnh, 36 chuyên đề cấp huyện về dạy và học các môn học/hoạt động giáo dục ở lớp 1, lớp 233, ngoài ra còn tổ chức nhiều chuyên đề cấp cụm, cấp trường.

4.7.8. Tổ chức thực hiện hiệu quả phương pháp, hình thức đánh giá

Năm học 2021-2022, Sở GDĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đúng, tốt việc đánh giá học sinh đối với học sinh lớp 1, lớp 2 theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT; đối với học sinh các lớp 3, 4, 5 tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT.

Trong quá trình thực hiện các cơ sở giáo dục đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học. Việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học đã đi vào nề nếp, đánh giá thực chất và góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các cơ sở giáo dục tiểu học. Trong năm học 2021-2022, để phù hợp với tình hình dạy học thực tế, các đơn vị chủ động trong công tác kiểm tra đánh giá, chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn thời điểm, lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá; cho phép giáo viên đã sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên (không chỉ sử dụng các hình thức truyền thống như kiểm tra miệng, làm bài kiểm tra giấy mà còn vận dụng linh hoạt các phần mềm kiểm tra, đánh giá như Azota, Quizizz, GG form,…).

Cuối năm học, các cơ sở thực hiện nghiêm túc bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, không gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

31 Tiêu biểu PGD Hạ Long (trường TH Lê Hồng Phong, Trần Quốc Toản, Trần Hưng Đạo, Hạ Long, Lý Thường Kiệt,...).

32 Tiêu biểu trường TH Trần Quốc Toản, TP Hạ Long.

33 Tổng số 36 chuyên đề cấp huyện gồm: (Hạ Long: 08 chuyên đề; Ba Chẽ: 02 chuyên đề; Bình Liêu: 01 chuyên đề; Cẩm Phả: 03 chuyên đề; Cô Tô: 02 chuyên đề, Đầm Hà: 02 chuyên đề; Đông Triều: 04 chuyên đề; Hải Hà: 02 chuyên đề; Móng Cái: 01 chuyên đề; Quảng Yên: 01 chuyên đề; Tiên Yên: 03 chuyên đề; Uông Bí: 04 chuyên đề; Vân Đồn: 03 chuyên đề).

(14)

4.7. Dạy học tiếng Dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

4.7.1. Dạy học tiếng Dân tộc thiểu số

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh chưa tổ chức dạy học tiếng Dân tộc thiểu số cho học sinh.

Thực hiện công văn số 797/BGDĐT-GDĐT ngày 09/3/2022 của Bộ GDĐT về triển khai thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030, Công văn số 1114/UBND-GD ngày 24/02/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030”, Sở GDĐT đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh, UBND cấp huyện trình UBND tỉnh Dự thảo Quyết định Ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 142/QĐ- TTg ngày 27/01/2022/QĐ-TTg ngày 27/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh34, theo đó đề xuất Bộ GDĐT ban hành chương trình giáo dục môn Tiếng Dao để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông;

đến năm 2025, thực hiện tích hợp, lồng ghép tiếng dân tộc thiểu số theo vào các hoạt động giáo dục nhằm bảo tồn, phát huy tiếng dân tộc và văn hóa dân tộc phù hợp với từng vùng miền.

4.7.2. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Sở GDĐT đã chỉ đạo các địa phương đơn vị quan tâm tổ chức các hoạt động và giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số35. 100% các trường có học sinh dân tộc thiểu số thực hiện sáng tạo, linh hoạt các giải pháp để tăng cường tiếng Việt cho học sinh; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tất cả các trường, các điểm trường để học sinh có nhiều cơ hội và thời gian giao tiếp bằng tiếng phổ thông với thầy, cô giáo và bạn bè; tăng cường tích hợp dạy tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo dục. Các đơn vị đã tạo cơ hội cho tất cả học sinh đều được tham gia các hoạt động mở rộng vốn từ, xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động thư viện đặc biệt là tổ chức hoạt động "mỗi tuần một cuốn sách"; quan tâm xây dựng và tổ chức hoạt động của thư viện xanh, thư viện lưu động, thư viện góc lớp tại các điểm trường; tích cực tổ chức ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, tổ chức các tiết học tại thư viện;… cho học sinh dân tộc thiểu số”. Chỉ đạo các Phòng GDĐT tăng cường kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt sử dụng các tài liệu đã được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt theo tình hình thực tế của địa phương.

34 Đến thời điểm này UBND tỉnh đang lấy ý kiến của uỷ viên UBND tỉnh.

35 Kế hoạch số 1669/KH-SGDĐT ngày 15/5/2021 của Sở GDĐT.

(15)

Sở GDĐT cũng đã làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND về lĩnh vực giáo dục dân tộc. Ngay sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực, 17 xã đặc biệt khó khăn và 13 trường PTDTBT của tỉnh Quảng Ninh không thuộc đối tượng được hưởng các chế độ chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP; tuy nhiên Sở GDĐT đã rất kịp thời tham mưu ban hành chính sách riêng của Tỉnh để hỗ trợ chế độ học sinh dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo 36; theo đó Quảng Ninh có cơ chế chính sách riêng, hỗ trợ các đối tượng ở các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ đến hết năm học 2022-2023 theo mức hỗ trợ quy định tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/102/2015, Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018, Nghị quyết số 248/2020/NQ-CP ngày 31/3/2020 và Nghị quyết số 204/2019/NQQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”, Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”

trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, Sở GDĐT đã chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai giai đoạn 2 thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hiện Sở GDĐT đang tổng hợp, tiếp thu ý kiến góp ý của các sở ban ngành để trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch.

4.8. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức thực hiện lớp học linh hoạt, lớp ghép

4.8.1. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật

Sở GDĐT đã yêu cầu các đơn vị xây dựng, triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật tại địa phương37, bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục; xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh khuyết tật.

36 Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”;

37 Kế hoạch số 3662/KH-SGDĐT ngày 31/12/2020 của Sở GDĐT về triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2030.

(16)

Các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục cho người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện nghiêm túc chế độ của trẻ em, học sinh khuyết tật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013. Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động và ủng hộ học sinh khuyết tật nhân dịp Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4/2022.

Sở GDĐT thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu Tỉnh ban hành Nghị quyết riêng về chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025; ban hành hướng dẫn để các địa phương thực hiện, đảm bảo các chế độ, chính sách cho các đối tượng trợ giúp người khuyết tật và học sinh khuyết tật về học phí, hỗ trợ học phí, bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh38.

Song song với việc chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục hoà nhập, Sở GDĐT luôn quan tâm tới việc thành lập39, cấp phép hoạt động các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trên địa bàn tỉnh. Sở GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021-202240, trong đó yêu cầu các Trung tâm chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn để có các biện pháp cùng hỗ trợ học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho giáo viên, cha mẹ học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm và các cơ sở giáo dục. Năm học 2021-2022, Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh quyết định kiểm tra tổ chức hoạt động đối với 01 Trung tâm trên địa bàn41.

4.8.2. Tổ chức thực hiện lớp học linh hoạt, lớp ghép

Toàn tỉnh có tổng cộng 60 lớp ghép tiểu học42 (trong đó 57 lớp ghép 02 trình độ và 03 lớp ghép 03 trình độ43) tập trung ở các xã có nhiều điểm trường và ít dân sinh sống nên số học sinh/lớp quá ít, ở cách khá xa điểm trường vệ tinh nên khó dồn ghép tập trung. Tuy nhiên các địa phương đảm bảo việc tổ chức ghép lớp được thực hiện theo đúng quy định của Bộ GDĐT; quan tâm các đối tượng học sinh trong quá trình học tập, tổ chức hình thức học tập và nội dung học tập tập trung dạy môn Toán và môn Tiếng Việt theo đúng chương trình; các môn học còn lại có thể tổ chức dạy chung cho hai nhóm đối tượng (lấy kiến thức nhóm dưới làm chuẩn, kiến thức nhóm trên để mở rộng).

38 Hướng dẫn số 4774/HD-LN/LĐTBXH-GDĐT-TC-YY-BHXH ngày 31/12/2020 về thực hiện một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 309/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ một số đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

39 Trên địa bàn tỉnh hiện có 06 Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập được UBND tỉnh cấp phép thành lập (Hạ Long: 03, Uông Bí: 01, Đông Triều: 01, Cẩm Phả: 01)

40 Công văn số 2657/SGDĐT-GDPT ngày 20/9/2022

41 Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Hoa Sao (tháng 5/2022).

42 Hạ Long: 04, Cẩm Phả: 03, Cô Tô: 01, Bình Liêu: 02, Ba Chẽ: 09, Đầm Hà: 09, Hải Hà: 28, Móng Cái:

02, Vân Đồn: 02.

43 Cô Tô: 01 lớp, Đầm Hà: 02 lớp

(17)

5. Công tác truyền thông

Sở GDĐT đã công khai đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo, các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Sở và toàn ngành trên trang Web của Sở “httts://quangninh.gov.vn/so/sogiaoducdaotao”. Phối hợp với Trung tâm truyền thông tỉnh mở một số chuyên mục, chuyên trang để truyền thông về các hoạt động giáo dục; đồng thời tăng cường công tác truyền thông nội bộ, đăng tải các tin, bài hoạt động trên trang Web tuyên truyền việc đổi mới giáo dục phổ thông; triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong đó có cấp tiểu học, nhất là việc hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 3; xây dựng nội dung và tài liệu giáo dục địa phương lớp 3,…

Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai, tăng cường công tác truyền thông, phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền những vấn đề trọng tâm của ngành, của cấp học. Nhiều đơn vị đã sử dụng mạng xã hội để thực hiện công tác truyền thông, tạo hiệu ứng xã hội tích cực về những nhân tố điển hình và việc thực hiện chủ trương đổi mới của cấp học.

Một số trường đã xây dựng các trang diễn đàn trao đổi thông tin giáo dục giữa giáo viên - học sinh - phụ huynh học sinh trên facebook, zalo. Cấp tiểu học của tỉnh có riêng Trang facebook “Giáo dục tiểu học Quảng Ninh”, thu hút sự theo dõi và tham gia của hàng nghìn cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học.

Công tác truyền thông của ngành, của cấp học đã góp phần giới thiệu các nhân tố điển hình, các hoạt động đổi mới, các tấm gương người tốt, việc tốt của để tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội đối với các hoạt động của ngành, của cấp học.

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những kết quả đạt được

Năm học 2021 - 2022, Sở GDĐT đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực. Kịp thời ban hành các văn bản, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lí, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục tiểu học vận dụng chương trình, sách giáo khoa, điều chỉnh tài liệu tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, hiệu quả sát đối tượng học sinh theo vùng miền, trong đó chú trọng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về Chương trình GDPT 2018 và sử dụng sách giáo khoa mới; cơ sở vật chất trường, lớp được củng cố, ổn định theo hướng giảm dần các điểm trường lẻ, cơ sở vật chất được xây dựng đảm bảo quy định tại các Thông tư.

Các cơ sở giáo dục tiểu học triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường chủ động, linh hoạt tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình GDPT. Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn cấp học đã kịp thời tham mưu chuyển trạng thái học tập, từ tổ

(18)

chức trực tiếp sang tổ chức dạy học trực tuyến và kết hợp trực tuyến với trực tiếp tùy vào tình hình thực tế của từng, địa phương. Thực hiện nghiêm túc việc dạy và học, đảm bảo việc giảng dạy chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1 và lớp 2, chương trình GDPT 2006 đối với các lớp 3, 4, 5 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Thực hiện hiệu quả việc đánh giá học sinh theo Thông tư 27 (đối với lớp 1, 2) và Thông tư 22 (đối với các lớp 3, 4, 5). Xây dựng kho học liệu dùng chung, cung cấp kịp thời cho giáo viên và học sinh học tập.

Toàn cấp học hoàn thành chương trình và kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, tổng kết năm học 2021 - 2022 đảm bảo Khung thời gian thực hiện Kế hoạch năm học 2021 - 2022 do UBND tỉnh ban hành.

2. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân

- Do hạn chế về quỹ đất, tiến độ xây mới và mở rộng trường tiểu học thực tế tại một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu về số học sinh/lớp theo Điều lệ trường tiểu học, chưa đảm bảo diện tích sân chơi bãi tập cho học sinh; Một số trường khu vực miền núi vẫn còn có nhiều điểm trường... nên còn gặp khó khăn tổ chức các hoạt động giáo dục; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Việc cắt giảm biên chế giáo viên hằng năm đã làm ảnh hưởng đến biên chế, tuyển dụng giáo viên tiểu học để đảm bảo tỉ lệ dạy học 2 buổi/ngày (9-10 buổi/tuần). Bên cạnh đó, công tác tham mưu tuyển dụng giáo viên ở một số địa phương còn gặp khó khăn, có nơi thiếu nguồn tuyển dẫn đến thiếu giáo viên dạy bộ môn, nhất là giáo viên dạy tiếng Anh, Tin học. Mặt khác tỉ lệ giáo viên/lớp hiện nay chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho tất cả các khối lớp, toàn tỉnh mới đạt tỉ lệ trung bình 1,37 giáo viên tiểu học/lớp nên việc triển khai Chương trình GDPT 2018 sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Quảng Ninh có tỷ lệ trường liên cấp cao (có 62 trường phổ thông có lớp tiểu học), vì vậy việc tổ chức hội họp, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức sinh hoạt tập thể ở những trường có nhiều cấp học cũng có những điểm không thuận lợi do đặc thù cấp học, tâm sinh lý lứa tuổi,….

- Dịch Covid-19 cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, việc phải thay đổi thường xuyên các hình thức, phương án dạy học dẫn đến triển khai kế hoạch giáo dục các nhà trường gặp khó khăn; một số giáo viên lớn tuổi kĩ năng sư phạm chậm đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 cũng như dạy học trực tuyến, học sinh ở các vùng khó khăn thiếu các phương tiện học tập trực tuyến nên tiếp nhận bài học ở từng đơn vị có sự chênh lệch về tiến độ.

3. Bài học kinh nghiệm

- Làm tốt công tác tuyên truyền về những đổi mới trong GDPT, trong việc triển khai áp dụng những nội dung, hình thức, phương pháp dạy và học mới cho đội ngũ CBQL, giáo viên, cho cha mẹ học sinh, nhân dân hiểu và cùng vào cuộc, chia sẻ.

- Tích cực theo sát, tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục một cách phù hợp; tăng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Triển khai dạy học tích hợp các nội dung giáo dục 36 ở tiểu học linh hoạt theo các hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của đối tượng học sinh, địa phương

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát của 40 trường đại học và các công ty công nghệ, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển TNGDM ở quy mô quốc gia nhằm xây

Để tăng tính trực quan, nâng cao hiệu quả trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh về hậu quả của thiên tai đối với đời sống kinh tế - xã hội, chúng

Trên cơ sở xem xét “khung năng lực thích ứng” cho một CBQL nhà trường nói chung, ở trường ĐH nói riêng, đối chiếu với bản thân và hoạt động ở

Các trường trung học phổ thông gửi công văn đề nghị danh sách Hội đồng tuyển sinh về Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo đúng để Giám đốc Sở Giáo dục và

Kết luận Trước khi thực hiện giải pháp mà chúng tôi đề xuất, SV ngành giáo dục tiểu học, Trường Đại học Đồng Tháp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức HĐTN: SV chưa nhận thức

Để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDKN tự bảo vệ cho HS các trường tiểu học, cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS về sự cần thiết của GDKN

Ở trung học cơ sở: HĐTN giúp HS có thái độ học tập tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa và phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với