• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thiếu tác phong công nghiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thiếu tác phong công nghiệp"

Copied!
76
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Câu 1. Hạn chế nào không đúng của nguồn lao động nước ta?

A. Có trình độ cao còn ít. B. Thiếu tác phong công nghiệp.

C. Năng suất lao động chưa cao. D. Phân bố hợp lí giữa các vùng.

Câu 2. Mặt hạn chế lớn nhất về chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là

A. lực lượng lao động quá đông. B. lao động có trình độ cao và công nhân lành nghề còn thiếu.

C. lao động phân bố không hợp lý. D. lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Câu 3. Nhận định nào chưa chính xác về chất lượng nguồn lao động nước ta?

A. Cần cù, sáng tạo. B. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

C. Chất lượng nguồn lao động cao. D. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng về chất luợng nguồn lao động của nước ta?

A. Cần cù, sáng tạo, ham học hỏi. B. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

C. Có tác phong công nghiệp, chuyên nghiệp. D. Chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng lên.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng về nguồn lao động của nước ta hiện nay?

A. Chất lượng ngày càng cao nhờ sự phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.

B. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao còn ít.

C. Các thành phố lớn lao động có trình độ đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế.

D. Chất lượng lao động nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

Câu 6. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu do A. năng suất lao động nâng cao.

B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.

C. tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật và quá trình đổi mới.

D. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 7. Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta là do

A. sự đổi mới toàn diện nền kinh tế. B. quá trình đổi mới và cuộc cách mạng KH – KT.

C. quá trình hội nhập với khu vực và thế giới D. phân hóa sản xuất giữa các vùng.

Câu 8. Việc tập trung lao động trình độ cao ở các thành phố lớn gây khó khăn gì?

A. Việc bố trí, sắp xếp việc làm. B. Phát triển các ngành đòi hỏi kĩ thuật cao.

C. Thiếu lao động có trình độ ở miền núi, trung du. D. Thiếu lao động tay chân cho các ngành cần nhiều lao động.

Câu 9. Quỹ thời gian lao động chưa tận dụng triệt để là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở các xí nghiệp

A. tư nhân. B. quốc doanh. C. liên doanh. D. có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 10. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.

C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đa dạng các loại hình đào tạo.

Câu 11. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng đã ảnh hưởng A. tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.

B. gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.

C. tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.

D. giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.

Câu 12. Đây không phải là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn A. đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương.

B. thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

C. phân chia lại ruộng đất, giao đất giao rừng cho nông dân.

D. coi trọng kinh tế hộ gia đình, phát triển nền kinh tế hàng hoá.

Câu 13. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là A. mở các trường dạy nghề, xuất khẩu lao động.

B. xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông.

C. xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, cần nhiều lao động.

D. xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động.

Câu 14. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là A. xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.

B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

C. đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống.

D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ.

(2)

Câu 15. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động không phải là

A. góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số. B. góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm.

C. nâng cao thu nhập cho người lao động. D. nâng cao tay nghề cho người lao động.

Câu 16. Nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do A. tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.

B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.

C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là giao thông vận tải còn kém phát triển.

D. ngành dịch vụ còn kém phát triển.

Câu 17. Để hạn chế việc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, biện pháp tốt nhất là

A. mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề B. thực hiện tốt biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp D. khuyến khích người dân chuyển cư hợp lí.

Câu 18. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì A. tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.

B. có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.

C. có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

D. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.

Câu 19. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm

A. tăng dần tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số B. hạ tỉ lệ tăng dân ở khu vực này.

C. phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người. D. phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.

Câu 20. Trong những năm gần đây, nước ta đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nhằm

A. giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động. B. góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

C. hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. D. đa dạng các loại hình đào tạo.

Câu 21. Ý nào sau đây không phải là biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động trong những năm qua ở nước ta?

A. XD, quy hoạch và c sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cc ds nông thôn và tt B. Đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

C. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt dộng sx, chú ý thích đáng đến h động của các ngành dịch vụ.

D. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sx hàng xuất khẩu.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam tr 15, biểu đồ Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế 1995 – 2007, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực II đang có xu hướng tăng qua các năm.

B. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực I luôn chiếm tỉ trọng cao nhất qua các năm.

C. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực III tăng nhưng không liên tục qua các năm.

D. Tỉ trọng lao động trong kv I đang có xu hướng giảm liên tục qua các năm.

Câu 23. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng

A. giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.

B. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.

C. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.

D. tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Câu 24. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng là do A. luật đầu tư thông thoáng.

B. cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

C. sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

D. nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

Câu 25. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác vì A. tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

B. khu vực Nhà nước sản xuất không có hiệu quả.

C. kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

D. nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 26. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013 (Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế 2005 2007 2010 2013

Nhà nước 11,6 11,0 10,4 10,2

Ngoài nhà nước 85,8 85,5 86,1 86,4

Có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,5 3,5 3,4

Nhận xét nào không đúng với bảng số liệu trên?

(3)

A. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi.

B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất.

C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng.

D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất.

Câu 27. Thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng nhỏ nhất nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế của nước ta là?

A. Nhà nước B. Ngoài nhà nước C. Quốc doanh D. Có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 28. Cho biểu đồ: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2013 Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ổn định.

B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.

C. Giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. Tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn công nghiệp – xây dựng Câu 29. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo xu hướng A. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ.

B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.

C. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp – xây dựng.

Câu 30. Cho bảng số liệu sau:

SỐ LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA VN, GIAI ĐOẠN 2010-2014.(Đơn vị: triệu người) Năm Tổng số lao động Thành thị Nông thôn

2010 49,0 13,5 35,5

2012 51,4 15,4 36,0

2014 52,7 16,0 36,7

Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số dân lao động thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2010 – 2014?

A. Số lao động khu vực nông thôn giảm, thành thị tăng. B. Số lao động khu vực nông thôn và thành thị tăng.

C. Số lao động khu vực thành thị và nông thôn giảm. D. Số lao động khu vực thành thị nhiều nông thôn Câu 31. Cho bảng số liệu sau:

SỐ LAO ĐÔNG KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA VIÊT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2014 (ĐV: triệu người)

Năm Tổng Thành thị Nông thôn

2005 42,8 10,7 32,1

2010 49,0 13,5 35,5

2012 51,4 15,4 36,0

2014 52,7 16,0 36,7

Đề thể hiện tốc độ tăng trưởng số lao động khu vực nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2005 – 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường (%). C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền.

Câu 32. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014(ĐV: %)

Thành phần kinh tế 2005 2010 2012 2014

Nhà nước 11,6 10,4 10,4 10,6

Ngoài nhà nước 85,5 86,1 86,3 85,7

Có vốn đầu tư nước ngoài 2,9 3,5 3,3 3,7

Để thể hiện sự thay cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2005 – 2014, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ miền.

Câu 33. Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực

A. công nghiệp. B. thương mại. C. du lịch. D. nông nghiệp.

Câu 34. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao tập trung chủ yếu ở khu vực:

A. đồng bằng B. miền núi C. thành thị D. nông thôn

Câu 35. Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với khu vực và thế giới là do

A. năng suất lao động thấp B. nhiều lao động làm trong ngành NN

C. nhiều lao động làm trong tiểu thủ CN D. cơ cấu lao động chậm chuyển biến.

Câu 36. Cho bảng số liệu:

65.1 57.3 52.9 49.5 46.7

13.1 18.2

18.9 20.9 21.2

21.8 24.5 28.5 29.6 32.1

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2000 2005 2007 2010 2013

Dịch vụ

Công nghiệp- xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp

Năm

(4)

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA VN, GIAI ĐOẠN 2010-2014.

(Đơn vị: %) Năm

Trình độ 2010 2012 2014

Chưa qua đào tạo 85,2 83,4 81,8

Dạy nghề 3,8 4,7 4,9

Trung cấp chuyên nghiệp 3,4 3,6 3,7

Cao đẳng 1,8 1,9 3,7

Đại học từ xa 5,8 6,4 7,6

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn của nước ta giai đoạn 2010 – 2014?

A. Trình độ chưa qua đào tạo giảm, chiếm tỉ trọng cao. B. Trình độ cao đẳng, đại học từ xa luôn tăng tỉ trọng.

C. Trình độ đại học thấp hơn trung cấp chuyên nghiệp. D. Trình độ dạy nghề luôn tăng tỉ trọng qua các năm.

Câu 37. Cho bảng số liệu sau:

SỐ LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA VN,GIAI ĐOẠN 2005-2014.(Đv: triệu người)

Năm Tổng Thành thị Nông thôn

2005 42774,9 10689,1 32085,8

2014 52744,5 16009,0 36735,5

Để thể hiện qui mô và cơ cấu lao động phân theo khu vực nông thôn và thành thị ở nước ta năm 2005 và năm 2014, thì tương quan bán kính của hai đường tròn(r 2005 và r 2014)là

A. r 2005 = r 2014 B. r 2005 lớn hơn r 2014 1,1 đvbk.

C. r 2014 lớn hơn r 2005 1,2 đvbK D. r2014 lớn hơn r 2005 1,1 đvbk

(5)

Bài 18. ĐÔ THỊ HÓA Câu 1. Đô thị đầu tiên của nước ta là

A. Cổ Loa B. Hội An C. Phú Xuân D. Đà Nẵng

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về đô thị hóa ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân đô thị có xu hướng tăng. B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

C. Trình độ đô thị hóa chưa cao. D. Phân bố đô thị đồng đều cả nước.

Câu 3. Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là

A. đều có quy mô rất lớn. B. có nhiều loại khác nhau.

C. phân bố đồng đều cả nước. D. cơ sở hạ tầng hiện đại.

Câu 4. Biểu hiện nào cho thấy trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp?

A. Cả nước rất ít đô thị đặc biệt. B. Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế.

C. Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp. D. Mạng lưới đô thị phân bố không đều.

Câu 5. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là

A. trình độ đô thị hóa thấp. B. tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. phân bố đô thị đều giữa các vùng. D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Câu 6. Nhận định nào sau đây không phải đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. Quá trình ĐTH chậm, trình độ ĐTH còn thấp. B. Đô thị phân bố không đều giữa các vùng miền.

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra phức tạp và lâu dài. D. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.

Câu 7. Tỉ lệ dân số đô thị chiếm chưa đến 1/3 dân số nước ta đã chứng tỏ

A. nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều lao động. B. điều kiện sống ở nông thôn được cải thiện đáng kể.

C. hầu hết các đô thị ở nước ta có quy mô nhỏ. D. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

Câu 8. Các đô thị ở Việt Nam phân bố như thế nào?

A. Chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển. B. Các đô thị phân bố dày đặc ở miền Bắc.

C. Các đô thị phân bố dày đặc ở miền Nam. D. Mạng lưới đô thị phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat trang 15, hãy xác định các đô thị loại 2 (năm 2007) ở TD-MN Bắc Bộ là A. Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn. B. Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang.

C. Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long. D. Lai Châu, Lào Cai, Móng Cái.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị loại 1?

A. Hà Nội, Biên Hòa, Sơn La. B. Huế, Châu Đốc, Đà Lạt.

C. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng. D. Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Bến Tre.

Câu 11. Sử dung Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhóm các đô thị loại 2 của nước ta là:

A. Huế, Nha Trang. B. Vũng Tàu, Pleiku.

C. Long Xuyên, Đà Lạt. D. Thái Nguyên, Nam Định.

Câu 12. Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tr15, cho biết đô thị có quy mô dân số từ 500001–1000000 ở Đông Nam Bộ là A. Biên Hòa. B. Vũng Tàu. C. Thủ Dầu Một. D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, thì phần lớn diện tích có mật độ dân số từ 1001 người/km2 trở lên ở nước ta tập trung ở vùng

A. ĐB Sông Hồng. B. ĐB Sông Cửu Long. C. Đông Nam Bộ. D. DH Nam Trng Bộ.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, hãy cho biết vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

A. Tây Bắc. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa Lí VN tr15, hãy cho biết nhóm đô thị nào có phân cấp đô thị theo thứ tự loại 1, 2, và 3?

A. Nam Định, Quy Nhơn và Mỹ Tho. B. Hà Nội, Thanh Hóa và Nha Trang.

C. Đà Nẵng, Biên Hòa và Long Xuyên. D. Huế, Hạ Long và TP. Hồ Chí Minh.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, quy mô dân số các đô thị ở vùng Đồng bằng Sông Hồng năm 2007 xếp theo thứ tự tăng dần là

A. Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội. B. Nam Định, Hải Dương, HN, Hải Phòng.

C. Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nội. D. HN, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam tr15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số lớn nhất Tây Nguyên?

A. Kon Tum. B. Pleiku. C. Buôn Ma Thuột. D. Đà Lạt.

Câu 18. Tại sao từ năm 1965 đến năm 1972, quá trình đô thị hóa ở nước ta bị chững lại?

A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm. B. Chính sách thu hút dân thành thị về nông thôn.

C. Các đô thị bị chiến tranh phá hoại. D. Chính sách hạn chế di dân tự phát đến thành thị.

Câu 19. Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 – 1975 có đặc điểm

A. phát triển rất mạnh trên cả hai miền. B. hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C. quá trình đô thị hoá bị chựng lại do chiến tranh. D. miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chựng lại.

(6)

Câu 20. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nhất ở nước ta trong thời kì

A. Pháp thuộc. B. 1954 – 1975. C. 1975 –1986. D. 1986 đến nay.

Câu 21. Từ năm 1954 đến 1975, quá trình đô thị hoá ở miền Bắc gắn liền với

A. sự phát triển các ngành công nghiệp nặng. B. sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ.

C. sự phát triển của ngành dịch vụ. D. quá trình công nghiệp hoá.

Câu 22. Từ năm 1954 đến 1975, ở miền Nam, Chính quyền Sài Gòn đã dùng “đô thị hoá” như một biện pháp để A. phát triển kinh tế đô thị B. tăng tỉ lệ thị dân thành phố.

C. dồn dân phục vụ chiến tranh. D. tăng sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

Câu 23. Vùng có số dân thành thị lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 24. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta?

A. Có dân số đông nhất cả nước. B. Có kinh tế phát triển nhất cả nước.

C. Số lượng đô thị nhiều nhất cả nước. D. Tỉ lệ gia tăng dân số tăng cao nhất cả nước.

Câu 25. Vùng Đông Nam Bộ có số lượng đô thị thấp nhất nhưng lại có số dân đô thị đông nhất là do A. cơ sở hạ tầng đô thị hoàn chỉnh. B. chính sách đô thị hóa của vùng.

C. các đô thị của vùng có quy mô dân số đông. D. các vùng khác đô thị chưa phát triển.

Câu 26. Đô thị hình thành vào thế kỷ XI ở nước ta là

A. Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Phú Xuân. D. Hội An.

Câu 27. Thành phố Hà Nội được hình thành vào thời gian

A. thế kỷ XVI. B. thế kỷ XVIII. C. thập niên 30 của thế kỷ XX. D. thập niên 30 của thế kỷ XIX.

Câu 28. Đô thị nào sau đây là đô thị thuộc tỉnh ở nước ta?

A. Cần Thơ. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D.Vũng Tàu.

Câu 29. Tiêu chí nào sau đây không sử dụng trong phân chia mạng lưới đô thị nước ta?

A. Số dân, chức năng B. Mật độ dân số

C. Tỉ lệ dân hoạt động sản xuất phi nông nghiệp D. Tỉ lệ dân có việc làm Câu 30. Nếu căn cứ vào cấp quản lý, mạng lưới đô thị nước ta được phân thành

A. 2 loại. B. 4 loại. C. 5 loại. D. 6 loại.

Câu 31. Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là

A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân. B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Câu 32. Cho biết ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta?

A. Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. Tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

C. Góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số và hạn chế ô nhiễm môi trường.

D. Có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 33. Nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế A. có quy mô, diện tích và dân số không lớn. B. phân tán về không gian địa lí.

C. phân bố không đồng đều giữa các vùng. D. nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.

Câu 34. Nhận định nào là ảnh hưởng tiêu cực của quá trình đô thị hoá nước ta hiện nay?

A. Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. Thị trường có sức mua lớn, tập trung lực lượng lao động đông đảo C. Tạo ra động lực cho sự phát triển kính tế - xã hội của đất nước.

D. Tác động đến vấn đề môi trường, an ninh trật tự xã hội.

Câu 35. Nguyên nhân dẫn đến quá trình ĐTH ở nước ta diễn ra mạnh trong thời gian qua là do A. công nghiệp hóa phát triển mạnh. B. hội nhập nền kinh tế thế giới.

C. mức sống của người dân cao. D. Cơ sở hạ tầng hiện đại.

Câu 36. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là:

A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. xây dựng hệ thống cở sở hạ tầng đô thị.

C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và thành thị.

D. xóa đói giảm nghèo và phát triển công nghiệp hóa ở nông thôn.

Câu 37. Việc dân cư ở nông thôn ra các thành phố để sinh sống ngày càng đông trong những năm vừa qua ở nước ta đã có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?

A. Làm tăng thêm quy mô dân số các, thành phố. B. Tạo ra lực lượng lao động đông đảo cho các ngành nghề.

C. Tăng thêm sức mua, tạo ra thị trường rộng lớn. D. Sức ép đối với việc làm, môi trường, an ninh, xã hội.

(7)

Câu 38. Các thành phố lớn ở nước ta có sức thu hút đầu tư nước ngoài vì

A. có nguồn lao động rẻ, dồi dào. B. không thiếu lao động có trình độ cao.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. D. có nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú.

Câu 39. Nguyên nhân chính làm cho các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng là

A. tập trung lực lượng lao động kĩ thuật đông đảo. B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. tập trung nguồn vốn đầu tư nước ngoài. D. chức năng là các trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội, khoa học-kĩ thuật.

Câu 40. Đây là một trong những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hoá của nước ta

A. đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn. B. hạn chế các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị.

C. ấn định quy mô phát triển của đô thị trong tương lai. D. phát triển đô thị ngày càng tăng về số lượng.

Câu 41. Từ năm 1995 đến nay, tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhanh do

A. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. B. quá trình CNH nông thôn được đẩy mạnh.

C. số dân thành thị tăng. D. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng.

Câu 42. Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ VIỆT NAM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 (Đơn vị: triệu người)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Thành thị 26,5 27,7 28,2 28,8 30,0 Nông thôn 60,4 60,1 60,5 60,8 60,6 Nhận xét nào đúng về dân số VN phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2010 - 2014?

A. Dân số thành thị tăng liên tục, dân số nông thôn có xu hướng giảm nhưng không ổn định.

B. Dân số th thị ngày càng giảm, dân số nông thôn ngày càng tăng gấp 3,5 lần dân số thành thị.

C. Dân số nông thôn giảm liên tục nhưng vẫn còn cao, chiếm 80% dân số cả nước.

D. Dân số nông thôn không ổn định, dân số thành thị giảm chậm giai đoạn 2013 – 2014.

Câu 43. Cho biểu đồ

Nhận xét nào đúng về tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2015?

A. Tỉ lệ dân thành thị lớn hơn nông thôn, và có xu hướng ngày càng chênh lệch lớn.

B. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm nhưng tỉ lệ dân nông thôn vẫn còn cao.

C. Tỉ lệ dân nông thôn giảm nhanh giai đoạn 1990 – 1995, quá trình ĐTH diễn ra nhanh chóng.

D. Tỉ lệ dân nông thôn cao, giai đoạn 1995 – 2005 giảm nhẹ và có xu hướng tăng trở lại.

Câu 44. Số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta:

Năm Tổng số dân (nghìn người)

Trong đó dân thành thị (nghìn người)

Tốc độ gia tăng dân số (%)

1995 71 995 14 938 1,65

1999 76 597 18 082 1,51

2005 82 392 22 332 1,33

2010 86 933 26 516 1,03

2013 89 759 28 874 0,99

Để thể hiện số dân, dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1995-2013, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng. B. kết hợp cột chồng, đường.

C. kết hợp cột ghép, đường. D. kết hợp cột đơn, đường.

(8)

CHỦ ĐỀ NGÀNH

Bài 20. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Câu 1. Biểu hiện của cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là A. tăng nhanh tỷ trọng nông – lâm – ngư. B. giảm nhanh tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.

C. giảm tỉ trọng ngành dịch vụ. D. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng.

Câu 2. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỉ trong tăng trong cơ cấu của nền kinh tế nước ta là

A. tạo nhiều việc làm cho người lao động.

B. phù hợp với nhu cầu của thị trường khu vực và thế giới.

C. đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nhà nước.

D. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 4. Cơ cấu sản phẩm trong từng ngành công nghiệp đang chuyển đổi theo hướng A. tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, giảm tỉ trọng các sản chất lượng thấp và trung bình.

B. giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, tăng tỉ trọng các sản chất lượng thấp và trung bình.

C. tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp và các sản chất lượng thấp và trung bình.

D. giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp và các sản chất lượng thấp và trung bình.

Câu 5. Một trong những xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta là

A. tăng tỉ trọng kinh tế Nhà nước. B. giảm tỉ trọng kinh tế Nhà nước.

C. giảm tỉ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. tăng tỉ trọng kinh tế tập thể.

Câu 6. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì vai trò của thành phần kinh tế nào ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước?

A. Kinh tế Nhà nước. B. Kinh tế ngoài Nhà nước.

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tập thể.

Câu 7. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng trong cơ câu GDP do Việt Nam gia nhập

A. WTO. B. ASEAN. C. APEC. D. ASEM.

Câu 8. Điểm nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế nhà nước?

A. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. B. Tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.

C. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. D. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt.

Câu 9. Thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là

A. kinh tế Nhà nước. B. kinh tế ngoài Nhà nước.

C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. cả 3 thành phần kinh tế trên.

Câu 10. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.

C. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.

D. có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước.

Câu 11. Thành phần kinh tế có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất là

A. kinh tế Nhà nước. B. kinh tế tập thể.

C. kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể. D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 12. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở

A. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP trong những năm qua ổn định.

C. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP. D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

Câu 13. Chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là

A. tăng trưởng kinh tế nhanh. B. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. thúc đẩy quá trình đô thị hóa. D. tăng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.

Câu 14. Nguyên nhân làm chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta là A. nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN.

B. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta đang được đẩy mạnh.

C. nền kinh tế nước ta đang ngày càng hội nhập toàn cầu.

D. phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đang ngày càng hội nhập toàn cầu.

Câu 15. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch theo hướng

A. hình thành các vùng kinh tế động lực. C. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm.

B. hình thành các khu vực tập trung cao về công nghiệp.

D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(9)

Câu 16. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.

Câu 17. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ.

Câu 18. Cho biểu đồ: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2005 và 2014 (%)

Nhà nước Ngoài Nhà nước

Khu v c có vốn đầu t nự ư ước ngoài

Nhà nước Ngoài Nhà nước

Khu v c có vốn đầu t nự ư ước ngoài

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2014?

A. Khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu kinh tế.

C. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng.

D. Khu vực kinh tế có biến động nhiều nhất về tỉ trọng là khu vực ngoài Nhà nước.

Câu 19. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 19) ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng A.tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

C.tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt.

D.giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt.

Câu 20. Căn cứ vào biểu đồ miền Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007 diễn ra theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.

B. tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.

C. giữ nguyên tỉ trọng của hai khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.

Câu 21. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp – xây dựng)?

A. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

D. Giảm tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Câu 22. Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) đang có sự chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để A. tránh ô nhiễm môi trường. B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân.

C. khai thác hợp lí tài nguyên. D. phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng hiệu quả đầu tư.

Câu 23. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, thứ tự GDP phân theo KV kinh tế từ cao xuống thấp năm 2007 là A. khu vực I, khu vực II, khu vực III. B. Khu vực II, khu vực I, khu vực III.

C. khu vực III, khu vực II, khu vực I. D. khu vực II, khu vực III, khu vực I.

Câu 24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 17), cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1990 – 2007. Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?

Năm 2014 Năm 2005

(10)

A. Khu vực I tăng liên tục. B. Khu vực I giảm liên tục.

C. Khu vực II tăng liên tục. D. Khu vực III chiếm tỉ lệ cao, nhưng chưa ổn định.

Câu 25. Dựa vào Atlat Đlí VN tr17, trung tâm kinh tế nào sau đây có giá trị trên 100 nghìn tỉ đồng?

A. Cần Thơ. B. Đã Nẵng C. Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 26. Dựa vào Atlat Đlí VN tr17, đây là một tỉnh quan trọng của Đồng bằng Sông Hồng không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

A. Nam Định. B. Vĩnh Phúc. C. Hưng Yên. D. Hải Dương.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là

A. trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi. B. dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.

C. trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp. D. chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.

Câu 28. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 19). Đâu là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I?

A. các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.

B. các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.

C. ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.

D. tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.

Câu 29. Căn cứ vào biểu đồ giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 2000-2007 ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng là

A. 74,0 (%) B. 73,2 (%) C. 73,3 (%) D. 73,4 (%)

Câu 30. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm

A. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu. B. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

C. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. D. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.

Câu 31. Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trong giai đoạn 2000 – 2007 GDP của nước ta tăng gấp gần

A. 1,6 lần. B. 2,6 lần. C. 3,6 lần. D. 4,6 lần.

Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 17), từ năm 2000 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta có đặc điểm

A. không ổn định B. ổn định và ở mức cao. C. ổn định và ở mức thấp. D. tốc độ tăng trưởng giảm.

Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 17), nước ta có bao nhiêu vùng vùng kinh tế?

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 34. Những lĩnh vực không liên quan đến sự tăng trưởng của khu vực dịch vụ là

A. kết cấu hạ tầng. B. phát triển đô thị. C. chuyển giao công nghệ. D. đẩy mạnh công nghiệp hóa.

Câu 35. Loại hình dịch vụ nào sau đây không phải mới ra đời gần đây ở nước ta?

A. Tư vấn đầu tư. B. Chuyển giao công nghệ. C. Vận tải hàng không. D. Viễn thông.

Câu 36. Vùng kinh tế dẫn đầu trong công nghiệp hoá, là vùng kinh tế động lực của cả nước, là:

A. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. B. vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

C. vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. D. vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 37. Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là

A. nông, lâm, ngư nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.

B. nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều giữa các ngành.

D. kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, sức cạnh tranh còn yếu.

Câu 38. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có đặc điểm A. khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.

C. khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.

D. khu vực I giảm dần tỉ trọng và đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.

Câu 39. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm 1990 2000 2005 2010 2014

Trồng trọt 79,3 78,2 73,5 73,5 73,3

Chăn Nuôi 17,9 19,3 24,7 25,0 25,2

Dịch vụ nông nghiệp 2,8 2,5 1,8 1,5 1,5

Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhìn chung, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng. B. Tỉ trọng ngành chăn nuôi liên tục giảm.

C. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp nhất. D. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi cao hơn ngành trồng trọt.

(11)

Câu 40. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2014

Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5 73,5 73,3

Chăn Nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7 25,0 25,2

Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8 1,5 1,5

Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 1990 – 2014, biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường.

Câu 41. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Năm 1990 2014

Trồng trọt 79,3 73,3

Chăn Nuôi 17,9 25,2

Dịch vụ nông nghiệp 2,8 1,5

Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 1990 và năm 2014, biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường.

Câu 42. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 -2012 ( Đv: %)

Năm 2007 2013

Công nghiệp khai thác 9,6 7,6

Công nghiệp chế biến 85,4 88,1

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 5,0 4,3

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta năm 2000 và 2012, loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ đường Câu 43. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. trồng cây lương thực. B. trồng cây công nghiệp.

C.chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. D.các dịch vụ nông nghiệp.

Câu 44. Phải xây dựng cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần ktế và các vùng lãnh thổ vì

A. góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế. B. nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C. nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. D. để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Câu 45. Ý nghĩa lớn nhất của chính sách khuyến khích của phát triển kinh tế nhiều thành phần là:

A. mở rộng sản xuất. B. tăng cường đầu tư nước ngoài.

C. tăng trưởng cơ cấu GDP. D. góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

Câu 46. Tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững tạo tiền đề cho việc

A. qui mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ. B. GDP bình quân đầu người còn thấp.

C. để chống tụt hậu xa hơn về kinh tế. D. đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.

Câu 47. Cho bảng số liệu:GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, 2014

Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

GDP ( tỉ đồng) 696 969 1 307 935 1 537 197

Trong cơ cấu GDP, tỉ trọng của từng khu vực kinh tế nói trên lần lượt là

A. 43,4%; 19,7% và 36,9%. B. 36,9%; 19,7% và 43,4%.

C. 19,7% ; 36,9% và 43,4%. D. 36,9%; 43,4%và 19,7%

(12)

Bài 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA Câu 1. Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

A. sản phẩm nông nghiệp đa dạng. B. nền nông nghiệp nhiệt đới.

C. nền nông nghiệp thâm canh với trình độ cao. D. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa.

Câu 2. Nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta là A. địa hình ¾ là đồi núi và có sự phân hóa đa dạng.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa từ bắc vào nam và theo độ cao địa hình.

C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước khá dồi dào, song có sự phân hóa theo mùa.

D. đất đai có nhiều loại khác nhau: đất phù sa đất feralit,…

Câu 3. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm

A. sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao. B. sản xuất nông nghiệp ổn định.

C. sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp. D. tăng thêm tính bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.

Câu 4. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta có sự phân hóa mùa vụ là do tác động của yếu tố

A. đất đai. B. địa hình. C. nguồn nước. D. khí hậu.

Câu 5. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là

A. đất feralit. B. địa hình đa dạng. C. khí hậu nhiệt đới ẩm. D. nguồn nước phong phú.

Câu 6. Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn. B. đẩy mạnh sản xuất theo lối quảng canh.

C. khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất. D. sản lượng cây trồng vật nuôi luôn biến động.

Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn. B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất. D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.

Câu 8. Nhân tố nào dưới đây là cơ sở quan trọng hàng đầu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

A. Nhiều lực lượng lao động. B. Khoa học-công nghệ tiến bộ.

C. Kinh nghiệm cổ truyền. D. Thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 9. Một trong những đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là

A. quy mô sản xuất nhỏ. B. quy mô sản xuất lớn.

C. sử dụng nhiều máy móc. D. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.

Câu 10. Sự bấp bênh vốn có của nông nghiệp nước ta chủ yếu là do

A. đất đai bị bạc màu. B. đất nước nhiều đồi núi.

C. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. D. lao động nông nghiệp không ổn định.

Câu 11. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng là A. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại. B. sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu.

C. phát triển các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất D. chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn.

Câu 12. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do

A. thời tiết và khí hậu thất thường. B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi.

C. thiếu đất canh tác cho cây trồng. D. thiếu lực lượng lao động.

Câu 13. Một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần giảm tính bấp bênh đối với nền nông nghiệp nhiệt đới là

A. đẩy mạnh thâm canh. B. mở rộng diện tích canh tác.

C. phòng chống thiên tai. D. phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 14. Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là

A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá. B. sử dụng công cụ thủ công, nhiều sức người.

C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ. D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.

Câu 15. Đặc điểm không phải của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là A. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.

B. gắn bó chặc chẽ với công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.

C. phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời D. mục đích chính là tạo ra được nhiều lợi nhuận.

Câu 16. Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc A. cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp được cải tiến, tăng cường.

B. các loại nông sản được sản xuất ra với chất lượng ngày càng cao.

C. các mô hình kinh tế hộ gia đình phát triển.

D. hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.

Câu 17. Nông nghiệp hàng hóa có điều kiện phát triển thuận lợi ở những vùng

A. có điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng. B. quy mô đất đai rộng lớn.

(13)

C. gần trục giao thông, ven các thành phố lớn. D. có trình độ dân trí cao.

Câu 18. Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người của nước ta có xu hướng giảm dần chủ yến là do A. khả năng mở rộng diện tích không còn nhiều trong khi dân số không ngừng tăng.

B. dân số tăng nhanh.

C. đất chuyên dùng và đất thổ cư ngày càng mở rộng.

D. chính sách giảm tỉ trọng trong ngành nông nghiệp.

Câu 19. Ở nước ta, diện tích chuyên dùng và đất ở ngày càng được mở rộng chủ yếu là chuyển từ

A. đất nông nghiệp. B. đất lâm nghiệp. C. đất hoang. D. đất chưa sử dụng.

Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng với hiện trạng sử dụng đất ở nước ta?

A. khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở nước ta không còn nhiều.

B. Diện tích đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

C. Diện tích đất chưa sử dụng ở nước ta đang có xu hướng thu hẹp lại.

D. Đất chuyên dùng và đất ở chủ yếu mở rộng từ đất chưa sử dụng.

Câu 21. Cơ sở để hình thành lích sản xuất thời vụ khác nhau ở mỗi vùng nước ta là

A. kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. B. hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

C. sự phân hóa khí hậu. D. sự phân hóa điều kiện địa hình, thủy văn.

Câu 22. Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong gia đoạn hiện nay là

A. khoa học – kĩ thuật. B. lực lượng lao động. C. thị trường. D. tập quán sản xuất.

Câu 23. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là A. nhu cầu thị trường.

B. hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển.

C. sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

D. sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp.

Câu 24. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh các hoạt động A. vận tải, đẩy mạnh xuất khẩu.

B. vận tải, công nghệ chế biến và bảo quản nông sản.

C. đẩy mạnh xuất khẩu gắn với việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu nông sản.

D. áp dụng khoa học – kĩ thuật trong việc lai tạo các giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.

Câu 25. Để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu, cần chú trọng vấn đề nào sau đây?

A. Cơ giới hóa khẩu làm đất. B. Thâm canh tăng vụ.

C. Nâng cao năng suất. D. Đầu tư công nghệ sau thu hoạch.

Câu 26. Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là

A. tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế thiệt hại do thiên tai. B. phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu.

C. phù hợp với nhu cầu thị trường. D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.

(14)

Bài 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Câu 1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt từ năm 1990 đến nay, nhóm cây chiếm tỉ trọng lớn nhất là A. cây lương thực. B. cây ăn quả. C. cây công nghiệp. D. cây rau đậu.

Câu 2. Cơ sở để đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp là

A. đảm bảo an ninh lương thực. B. đảm bảo thâm canh trong sản xuất.

C. đảm bảo áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. D. đảm bảo sử dụng các giống mới.

Câu 3. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta A. nhằm đảm bảo lương thực cho hơn 90 triệu dân.

B. là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

C. góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến.

D. góp phần cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, tạo nguồn hàng xuất khẩu.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của sản xuất lương thực?

A. Đảm bảo lương thực cho người dân. B. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

C. Xuất khẩu, thu ngoại tệ. D. Sản xuất chỉ phục vụ xuẩt khẩu Câu 5. Khó khăn chủ yếu về tự nhiên đối với sản xuất lương thực ở nước ta là

A. ô nhiễm môi trường. B. đất đai bị nhiễm mặn. C. thiên tai. D. thị trường không ổn định.

Câu 6. Trong ngành sản xuất lương thực, việc sử dụng các giống ngắn ngày sẽ tạo điều kiện

A. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. B. nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

C. mở rộng diện tích đất canh tác. D. giảm bớt chi phí sản xuất.

Câu 7. Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. DH Nam Trung Bộ.

Câu 8. Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 9. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do

A. đẩy mạnh thâm canh. B. đẩy mạnh xen canh tăng vụ.

C. mở rộng diện tích canh tác. D. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.

Câu 10. Hiệu quả của việc áp dụng thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là

A. năng suất lúa tăng nhanh. B. diện tích lúa được mở rộng.

B. khả năng xuất khẩu lớn. D. nhiều loại gạo mới.

Câu 11. Điều kiện nào không phải là nguyên nhân để đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trở thành hai vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Có diện tích đất phù sa lớn.

C. Có đất phù sa, đất xám bạc màu. D. Người dân có nhiều kinh nghiệm.

Câu 12. Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải

A. trồng lúa ở tất cả các vùng. B. khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

C. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. D. cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.

Câu 13. Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là A. khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp không nhiều.

B. thiếu vốn để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

C. thị trường có nhiều biến động, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

D. khó khăn về đẩy mạnh thâm canh do trình độ người lao động hạn chế.

Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng mạnh nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là do

A. đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp chủ lực: cà phê, điều, hồ tiêu,…

B. tỉ trọng giá trị sản xuất các cây công nghiệp khác giảm.

C. đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp hàng năm.

D. thuận lợi về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá bắc – nam.

Câu 15. Ý nghĩa kinh tế lớn nhất của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta là

A. khai thác hợp lí hơn tiềm năng của đất nước. B. phá thế độc canh trong nông nghiệp.

C. tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. D. tạo nguồn thực phẩm cho con người.

Câu 16. Tại sao cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn B. Có hiệu quả kinh tế cao.

C. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 17. Khó nhăn chủ yếu trong vấn đề xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp là

A. thị trường tiêu thụ không ổn định. B. giao thông chưa phát triển.

C. thiên tai, dịch bệnh. D. công nghiệp chế biến còn hạn chế.

(15)

Câu 18. Cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ do

A. có đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất ba dan. B. khí hậu cận xích đạo.

C. có nguồn nước dồi dào. D. đông dân.

Câu 19. Cây nào sao đây không phải là cây công nghiệp lâu năm?

A. Cao su. B. Chè. C. Mía. D. Cà phê.

Câu 20. Đất feralit ở nước ta là loại đất thích hợp nhất để phát triển

A. cây công nghiệp hàng năm và cây thực phẩm. B. cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

C. cây lương thực và cây rau đậu. D. cây thực phẩm và cây công nghiệp lâu năm.

Câu 21. Điều kiện quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là A. cơ sở thức ăn cần phải được đảm bảo tốt.

B. đẩy mạnh phát triển các sản phẩm không qua giết thịt.

C. cần sử dụng nhiều giống GS, GC cho năng suất cao.

D. Công tác vận chuyển SP chăn nuôi đi tiêu thụ cần được đổi mới.

Câu 22. Trong sản xuất nông nghiệp nước ta, tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng là do

A. đem lại lợi nhuận cao. B. thị trường mở rộng.

C. cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn. D. thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

Câu 23. Nguồn cung cấp thịt từ chăn nuôi ở đồng bằng chủ yếu dựa vào

A. chăn nuôi Trâu. B. chăn nuôi Bò. C. chăn nuôi lợn. D. nuôi trồng thủy sản.

Câu 24. Chăn nuôi lợn tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là do

A. người dân có nhiều kinh nghiệm. B. giao thông vận tải thuận lợi.

C. hai vùng sản xuất lương thực lớn. D. công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

Câu 25. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là A. dịch vụ thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

B. nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.

C. nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.

D. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Câu 26. Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở

A. một số nông trường Tây Bắc. B. một số nơi ở Lâm Đồng.

C. ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. D. các tỉnh ở Tây Nguyên.

Câu 27. Hiện nay điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy chăn nuôi gia cầm ở nước ta phát triển là

A. ít bị dịch bệnh. B. khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. cơ sở thức ăn được đảm bảo. D. nhiều giống gia cầm cho năng suất cao.

Câu 28. Ý nào dưới đây không phải là các xu hướng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

A. Chú trọng sản xuất theo lối cổ truyền. B. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.

C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. D. Tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt.

Câu 29. Trong các loại cây trồng dưới đây, cây nào là cây trồng chủ yếu ở trung du miền núi?

A. Cây lương thực. B. Cây rau đậu. C. Cây ăn quả. D. Cây công nghiệp lâu năm.

Câu 30. Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 31. Cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng

A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.

Câu 32. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng

A. Bắc Trung Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.

Câu 33. Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng

A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 34. Cây dừa được trồng chủ yếu ở vùng

A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 35. Vùng chăn nuôi trâu lớn nhất nước ta là

A. Td và mn Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. ĐB Sông Cửu Long.

Câu 36. Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước là

A. Lâm Đồng. B. Thái Nguyên C. Đắk Lắk. D. Cao Bằng.

Câu 37. Dựa vào Átlát trang 19, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi từ năm 2000 - 2007, có xu hướng chuyển dịch A. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc, giảm chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt.

B. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc, tăng chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt.

C. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc và chăn nuôi gia cầm, tăng sản phẩm không qua giết thịt.

D. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc và chăn nuôi gia cầm, giảm sản phẩm không qua giết thịt.

(16)

Câu 38. Dựa vào Átlát Địa lí VN tr18, cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành từ năm 2000 và 2007 A. tỉ trọng ngành thủy sản cao nhất, xu hướng ngày càng tăng.

B. tỉ trọng ngành thủy sản thấp, xu hướng ngày càng giảm.

C. tỉ trọng ngành nông nghiệp cao nhất, xu hướng ngày càng giảm.

D. tỉ trọng ngành nông nghiệp cao nhất, xu hướng ngày càng tăng.

Câu 39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hằng năm được phân bố chủ yếu ở vùng nào?

A. ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long. B. ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.

C. ĐB sông Hồng và TD miền núi Bắc Bộ D. ĐB sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 40. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là A. Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

Câu 41. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta từ 2000-2007 thay đổi theo xu hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt. B. Tăng tỉ trọng chăn nuôi gia súc.

C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi gia cầm. D. Giảm tỉ trọng chăn nuôi gia súc.

Câu 42. Căn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 13: Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta.. Có lịch sử khai thác lãnh thổ

Câu 23: Ý nào sau đây không phải là khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.. Hiện tượng rét

Câu 10: Ý nào sau đây không chính xác về nguyên nhân Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất nước ta.. Nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào.. Hải Phòng, Hạ Long,

Câu 25.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.. A.Thủ

Câu 39: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường bộ hướng Đông – Tây nào sau đây không ở vùng Bắc Trung Bộ.. Giám thị không giải

Câu 14: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường bộ hướng Đông – Tây nào sau đây không ở vùng Bắc Trung Bộ.. Đường

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ngành công nghiệp có mặt ở cả 4 trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ là.. chế biến lương