• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHUYÊN ĐỀ: CÔNG. CÔNG SUẤT

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHUYÊN ĐỀ: CÔNG. CÔNG SUẤT "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ: CÔNG. CÔNG SUẤT

Câu 1. Đơn vị của công trong hệ SI là

A.W. B. mkg. C. J. D. N.

Câu 2. Đơn vị của công suất

A.J.s. B. kg.m/s. C. J.m. D. W.

Câu 3. Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị

A.H>1. B. H=1. C. H<1. D. 0H1.

Câu 4. Đơn vị đo công suất ở nước Anh được kí hiệu là HP. Nếu một chiếc máy có ghi 50HP thì công suất của máy là

A.36,8kW. B. 37,3kW. C. 50kW. D. 50W.

Câu 5. Công suất được xác định bằng

A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được.

Câu 6. Đáp án nào sau đây là đúng?

A. Lực là đại lượng véc tơ nên công cũng là đại lượng véc tơ

B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật C. công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số

D. một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật Câu 7. Một vật thực hiện công khi

A.giá của lực vuông góc với phương chuyển động.

B.giá của lực song song với phương chuyển động.

C.lực đó làm vật biến dạng.

D. lực đó tác dụng lên một vật làm vật đó chuyển dời.

Câu 8. Lực F tác dụng vào một vật không sinh công khi

A.cùng hướng chuyển động của vật. B. có tác dụng cản chuyển động của vật.

C. hợp với hướng chuyển động của vật góc lớn hơn 900.D.vuông góc với chuyển động của vật.

Câu 9. Công suất là đại lượng đo bằng

A.lực tác dụng trong một đơn vị thời gian. B. công sinh ra trong thời gian vật chuyển động.

C. công sinh ra trong một đơn vị thời gian. D. lực tác dụng trong thời gian vật chuyển động.

Câu 10. Chọn phát biểu sai?. Công suất của một lực

A.là công lực đó thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.B. đo tốc độ sinh công của lực đó.

C.đo bằng N/m.s. D. là công lực đó thực hiện trên quãng đường 1m.

Câu 11. 1Wh bằng

A.3600J. B. 1000J. C. 60J. D. 1CV.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng theo định nghĩa công của lực?

A.công thành danh toại. B. Ngày công của một công nhân là 200 000 đồng.

C. có công mài sắt có ngày nên kim. D. công ty trách nhiễm hữu hạn ABC.

Câu 13. Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng

A.là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

B. luôn đo bằng mã lực (HP).

C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ.

D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra.

Câu 14. Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to nhỏ khác nhau) nhằm mục đích

A.thay đổi công suất của xe.

B. thay đổi lực phát động của xe.

C. thay đổi công của xe.

D. duy trì vận tốc không đổi của xe.

Câu 15. Chọn phát biểu sai?.Công của lực

A. là đại lượng vô hướng. B. có giá trị đại số.

(2)

C. được tính bằng biểu thức F.s.cosα. D. luôn luôn dương.

Câu 16. Lực thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang là

A. lực ma sát. B. lực phát động. C. lực kéo. D. trọng lực.

Câu 17. Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và chiều chuyển động là

A. 00 B. 600. C. 1800. D. 900.

Câu 18. Khi lực F cùng chiều với độ dời s thì

A. công A > 0 B. công A < 0. C. công A ≠ 0. D. công A = 0

Câu 19. Khi một vật trượt xuống trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc . Công do lực ma sát thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là

A. Ams = μ.m.g.sinα. B. Ams = - µm.g.cosα.

C. Ams = μ.m.g.sinα.S. D. Ams = - μ.m.g.cosα.S.

Câu 20. Khi một vật trượt đi lên trên một mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang một góc. Công do trọng lực thực hiện trên chiều dài S của mặt phẳng nghiêng là

A. Ap = m.g.sinα.S. B. Ap = m.g.cos.S. C. Ap = - m.g.sinα.S. D. Ap = - m.g.cosα.S.

Câu 21. Ki lô óat giờ là đơn vị của

A. Hiệu suất. B. Công suất. C. Động lượng. D. Công.

Câu 22. Chọn phát biểusai?.Khi vật chuyển động trượt xuống trên mặt phẳng nghiêng A. lực ma sát sinh công cản.

B. thành phần tiếp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực sinh công phát động.

C. phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật sinh công cản.

D. thành phần pháp tuyến với mặt phẳng nghiêng của trọng lực không sinh công.

Câu 23. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

A. Oát (W). B. Kilôoat (kW). C. Kilôoat giờ (kWh). D. Mã lực (HP).

Câu 24. Chọn phát biểu sai?

A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động.

B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần.

C. Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần.

D. Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0.

Câu 25. Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian có đồ thị nào sau đây?

A.Hình 4. B. Hình 1. C. Hình 2. D. Hình 3.

III.PHÂN DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1. Công, công suất của quá trình thực hiện công

Câu 26. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây.

Lấy g=10m/s2. Công suất trung bình của lực kéo bằng

A. 4W. B. 6W. C. 5W. D. 7W.

Câu 27. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một người công nhân vận chuyển một kiện hàng từ mặt đất lên sàn một xe chở hàng ở cách mặt đất 50cm. Anh ta sử dụng một tấm ván dài 1,3m làm mặt phẳng nghiêng rồi đẩy kiện hàng trượt theo tấm ván lên sàn xe bằng một lực có phương nằm ngang và có độ lớn 30N. Công mà người công nhân này thực hiện trong quá trình là

A. 36J. B. 54J. C. 15J. D. 39J.

Câu 28. Một ô tô có công suất của động cơ là 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 36km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là

A

O t

A

t O

A

O

A

Hình 1 Hình 2 Hình 3 O Hình 4

(3)

A. 1000N. B. 104N. C. 2778N. D. 360N.

Câu 29. Một tàu thủy chạy trên song theo đường thẳng kéo một sà lan chở hàng với lực không đổi 5. 103N, thực hiện công là 15.106J. Sà lan đã dời chỗ theo phương của lực một quãng đường

A. 300m. B. 3000m. C. 1500m. D. 2500m.

Câu 30. Một máy kéo có công suất 5kW kéo một khối gỗ có trọng lượng 800N chuyển động đều được 10m trên mặt phẳng nằm ngang, hệ số ma sát trượt giữa khối gỗ và mặt phẳng nằm ngang là 0,5. Tính thời gian máy kéo thực hiện

A. 0,2s B. 0,4s C. 0,6s. D. 0,8s.

Câu 31. Một cầu thang cuốn trong siêu thị mang 20 người, trọng lượng của mỗi người bằng 500N từ tầng dưới lên tầng trên cách nhau 6m (theo phương thẳng đứng) trong thời gian 1 phút. Tính công suất của cầu thang cuốn này

A.4kW. B. 5kW C. 1kW. D. 10kW.

Câu 32. Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10 m/s2. Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện.

A. 75 J. B. 150 J. C. 500 J. D. 750 J.

Câu 33. Một ô tô trọng lượng 5000 N, chuyển động thẳng đều trên đoạn đường phẳng ngang dài 3 km. Cho biết hệ số ma sát của mặt đường là 0,08. Tính công thực hiện bởi động cơ ô tô trên đoạn đường này.

A. 1500 kJ. B. 1200 kJ. C. 1250 kJ. D. 880 kJ.

Câu 34. Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 5N trượt một khoảng dài 0,5m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó đã thực hiện một công là

A. 2,5J. B. – 2,5J. C. 0. D. 5J.

Câu 35. Một vật khối lượng 2kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng

A. 16J. B. – 16J. C. -8J. D. 8J.

Câu 36. Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời gian 2s

A. 2,5W. B. 25W. C. 250W. D. 2,5kW

Câu 37. Một chiếc xe có khối lượng 1,1 tấn bắt đầu chạy với vận tốc bằng không với gia tốc là 4,6m/s2 trong thời gian 5s. Công suất trung bình của xe bằng

A. 5,82.104W. B. 4,82.104W. C. 2,53.104W. D. 4,53.104W.

Câu 38. Một chiếc xe khối lượng 400kg. Động cơ của xe có công suất 25kW. Xe cần bao nhiêu thời gian để chạy quãng đường dài 2km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang nếu bỏ qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều

A. 50s B. 100s C. 108s. D. 216s.

Câu 39. Một trục kéo có hiệu suất 80% được hoạt động bởi một động cơ có công suất 8kW. Trục kéo có thể kéo lên đều một vật có trọng lượng 80N với vận tốc bằng

A. 190m/s. B. 100m/s. C. 80m/s. D. 60m/s.

Câu 40. Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của lực kéo thực hiện độ dời 1,5m là

A. 7,5J. B. 50J. C. 75J. D. 45J.

Câu 41. Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Sau khoảng thời gian 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là

A. 138,3J. B. 150J. C. 180J. D. 205,4J.

Câu 42. Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2s là

A. 230,5W. B. 250W. C. 180,5W. D. 115,25W.

Câu 43. Một vật khối lượng 2kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8m/s2. Công suất tức thời của trọng lực tại thời điểm 1,2s là

(4)

A. 250W. B. 230,5W. C. 160,5W. D. 130,25W.

Câu 44. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Lực nâng của cần cẩu phải bằng bao nhiêu để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2

A. 52600N. B. 51500N. C. 75000N. D. 63400N.

Câu 45. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Công suất của cần cẩu phải biến đổi theo thời gian như thế nào để vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2

A. P = 22500. T. B. P = 25750. t C. P = 28800.t. D. P = 22820.t.

Câu 46. Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Lực phát động của động cơ là

A. 2500N. B. 3000N. C. 2800N. D. 1550N.

Câu 47. MộT ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Công của lực phát động của động cơ khi ô tô chạy được quãng đường 6km là

A. 18. 106J. B. 12. 106J. C. 15. 106J. D. 17. 106J.

Câu 48. Một vật khối lượng m = 3kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 300 so với phương ngang bởi một lực không đổi 50N dọc theo đường dốc chính, bỏ qua mọi ma sát, công của trọng lực thực hiện độ dời 1,5m là

A. 25J. B. - 25J. C. -22,5J. D. -15,5J.

Câu 49. một cần cẩu nâng một vật khối lượng 5 tấn. Lấy g = 9,8m/s2. Vật có gia tốc không đổi là 0,5m/s2. Công mà cần cẩu thực hiện được trong thời gian 3s là

A. 110050J. B. 128400J. C. 15080J. D. 115875J.

Câu 50. Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn thì lực thực hiện một công

A. 20J. B. 40J. C. 20 J. D. 40 J.

Câu 51. Một vật khối lượng 10kg được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất của lực là

A. 5W. B. 10W. C. 5 W. D. 10 W.

Câu 52. Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt nằm ngang là

A. 0,5. B. 0,2 C. 0,4. D. 0,3.

Câu 53. Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với vận tốc 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì có trướng ngại vật, tầu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Coi lực hãm không đổi, tính lực hãm và công suất trung bình của lực này trong khoảng thời gian trên

A. - 15.104N; 333kW. B. - 20.104N; 500kW. C. - 25.104N; 250W. D. - 25.104N; 333kW.

Câu 54. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng

A. 100% B. 80% C. 60%. D. 40%.

Câu 55. Một cần cẩu nâng một vật khối lượng 500 kg lên cao với gia tốc 0,2 m/s2 trong khoảng thời gian 5 s.

Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Công và công suất trung bình của lực nâng do cần cẩu thực hiện trong khoảng thời gian này lần lượt là

A.12500J; 2500W. B. 5000J; 1000W. C. 12250J; 2450W. D. 1275J; 2550W.

Câu 56. Một thang máy trọng lượng 10000 N có thể nâng được trọng lượng tối đa là 8000 N. Cho biết lực ma sát cản trở chuyển động của thang máy là 2000 N. Xác định công suất tối thiểu của động cơ thang máy để có thể nâng được trọng lượng tối đa lên cao với vận tốc không đổi là 2,0 m/s.

A.40kW. B. 16kW. C. 20kW. D. 32kW.

(5)

Câu 57. Một thang máy khối lượng 1 tấn có thế chịu tải tối đa là 800kg. Khi chuyển động thang máy còn chịu lực cản không đổi là 4. 103N. Hỏi để đưa thang máy lên cao có tải trọng tối đa với vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng bao nhiêu? Lấy g = 9,8m/s2

A. 64920W B. 32460W C. 54000W. D. 55560W.

Câu 58. (HK2 THPT Hai Bà Trưng – TT Huế). Người ta muốn năng một vật 200kg lên cao 7,5m với vận tốc không đổi trong khoảng thời gian 5s. Có bốn động cơ với công suất khác nhau lần lượt là P1=4,1kW, P2=3,1kW; P3 = 3,8kW và P4=3,4kW. Lấy g = 10m/s2.Hỏi dùng động cơ nào là thích hợp?

A.Động cơ 4. B. Động cơ 1. C. Động cơ 3. D. Động cơ 2.

Câu 59. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vật có khối lượng 100g trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4m, góc nghiêng 600 so với mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng là

A. - 0,02J. B. - 2,00J. C. - 0,20J. D. - 0,25J.

Câu 60. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 27km/h lên một đoạn dốc nghiêng góc 100 với phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc rơi tự do là 10m/s2. Công suất của động cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng

A. 30000W. B. 94662W. C. 651181W. D. 340784W.

Câu 61. Một vật có khối lượng m600g đang nằm yên trên mặt phẳng nằm không ma sát. Tác dụng lên vật lực kéo F 6N hợp với phương thẳng đứng một góc 300.Tính công suất tức thời tại thời điểm

5 ts.

A. 75W. B. 300W. C. 150W. D. 225W.

Câu 62. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Ô tô nặng 5 tấn chuyển động thẳng đều với vận tốc 27km/h lên một đoạn dốc nghiêng góc 100 với phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt dốc là 0,08 và gia tốc rơi tự do là 10m/s2. Công suất của động cơ ô tô trong quá trình lên dốc bằng

A. 30000W. B. 94662W. C. 651181W. D. 340784W.

Câu 66B*. Sau khi tắt máy để xuống một dốc phẳng, một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động thẳng với vận tốc không đổi 54 km/h. Mặt dốc hợp với mặt đất phẳng ngang một góc α, với sin α = 0,04. Lấy g ≈ 10 m/s2. Để ô tô có thể chuyển động lên dốc phẳng này với cùng vận tốc 54 km/h thì động cơ ô tô phải có công suất là

A.6,0kW. B. 12,0kW. C. 43,2kW. D. 21,6kW.

Câu 63. Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực 15N theo phương ngang, lần thứ nhất trên mặt nhẵn, lần thứ hai trên mặt nhám với cùng độ dời 0,5m. Biết rằng công toàn phần trong lần thứ hai giảm còn 2/3 so với lần thứ nhất. Lấy g = 9,8m/s2. Lực ma sát tác dụng lên vật là

A. 5N. B. 10N. C. 12N. D. 20N.

Câu 64. Để kéo một vật khối lượng 80 kg lên xe ô tô tải, người ta dùng tấm ván dài 2,5 m, đặt nghiêng 30°

so với mặt đất phẳng ngang, làm cầu nối với sàn xe. Biết lực kéo song song với mặt tấm ván và hệ số ma sát là 0,02. Lấy g ≈ 10 m/s2. Gọi A1 là công của lực kéo khi kéo vật chuyển động thẳng đều. Gọi A2 là công của lực kéo khi kéo vật chuyển động thẳng với gia tốc 1,5 m/s2. Giá trị của A1A2 gần giá trị nào nhất sau đây?

A.1035J. B.1035J. C.2370J. D.1155J.

Câu 69B*. Muốn cất cánh rời khỏi mặt đất, một máy bay trọng lượng 10000N cần phải có vận tốc 90 km/h.

Cho biết trước khi cất cánh, máy bay chuyển động nhanh dần đều trên đoạn đường băng dài 100 m và có hệ số ma sát là 0,2. Lấy g ≈ 9,8 m/s2. Công suất tối thiểu của động cơ máy bay để đảm bảo cho máy bay có thể cất cánh rời khỏi mặt đất bằng

A.390kW. B. 21kW. C. 50kW. D. 130kW.

Dạng 2. Hiệu suất của quá trình thực hiện công

Câu 65. Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Coi hao tổn không đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Công suất của máy bơm bằng

A.150W. B. 3000W. C. 1500W. D. 2000W.

Câu 66. Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Nếu coi tổn hao là không đáng kể, lấy g = 10m/s2, công suất của máy bơm là

(6)

A. 150W. B. 3000W. C. 1500W. D. 2000W.

Câu 67. Thác nước cao 45m, mỗi giây đổ 180m3 nước. Lấy g10m/s2. Người ta dùng thác nước làm trạm thủy điện với hiệu suất 85%. Biết khối lượng riêng của nước là D103

kg/m3

.Công suất của trạm thủy điện bằng

A.68,85MW. B. 81,00MW. C. 95,29MW. D. 76,83MW.

Câu 68. Một máy bơm nước mỗi giây có thể bơm được 15 lít nước lên bể ở độ cao 10m. Hiệu suất của máy bơm là 0,7. Lấy g = 10m/s2. Biết khối lượng riêng của nước là D103

kg/m3

.Sau nửa giờ máy bơm đã thực hiện một công bằng

A.1500kJ. B. 3875kJ. C. 1890kJ. D. 7714kJ.

Câu 69. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ bằng

A.100%. B. 80%. C. 60%. D. 40%.

CHUYÊN ĐỀ: ĐỘNG NĂNG

I.TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH.

Câu 70. Động năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn dương. B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

C. véc tơ, luôn dương. D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.

Câu 71. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?

A. J. B. kg. m2/s2. C. N. m. D. N. s.

Câu 72. Đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào hướng véctơ vận tốc của vật

A. gia tốc B. xung lượng C. động năng. D. động lượng

Câu 73. Độ biến thiên động năng của một vật chuyển động bằng

A. công của lực ma sát tác dụng lên vật. B. công của lực thế tác dụng lên vật.

C. công của trọng lực tác dụng lên vật. D. công của ngoại lực tác dụng lên vật.

Câu 74. Điều nào sau đây đúng khi nói về động năng?

A. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.

B. Động năng của một vật là một đại lượng vô hướng.

C. Trong hệ kín, động năng của hệ được bảo toàn.

D. Động năng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

Câu 75. Câu nào sau đây là sai?. Động năng của vật không đổi khi vật

A.chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi.

C.chuyển động tròn đều. D.chuyển động cong đều.

Câu 76. (HK2 THPT Hai Bà Trưng – TT Huế). Hai vật có cùng khối lượng, chuyển động cùng tốc độ nhưng theo phương nằm ngang và một theo phương thẳng đứng. Hai vật sẽ có

A.có cùng động năng và cùng động lượng. B. cùng động năng nhưng động lượng khác nhau.

C. có cùng động lượng nhưng động năng khác nhau.

D. cả động năng và động lượng đều không giống nhau.

Câu 77. (HK2 THPT Hai Bà Trưng – TT Huế). Đặc điểm nào sau đây không phải là động năng của một vật?

A.có thể dương hoặc bằng không. B. Phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

C.tỉ lệ với khối lượng của vật. D. tỉ lệ với vận tốc của vật.

Câu 78. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần.

Câu 79. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ

A. tăng 2 lần. B. không đổi. C. giảm 2 lần. D. giảm 4 lần.

Câu 80. Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng Wd của một vật có khối lượng m chuyển động là

A. p 2mWd. B. p 1mWd

2 . C. p 1mWd

 2 . D. p2mWd.

Câu 81. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v. Gọi Wđp lần lượt là động năng và động lượng của vật. Biểu thức nào sau đây sai?

(7)

A. p 2mWđ . B. pmv. C. v 2Wđ

m . D. 1

đ 2 p Wv. Câu 82. Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v

thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là

A. A = . B. A = - . C. A = mv2. D. A = -mv2

Câu 83. Động năng của một vật tăng khi

A.gia tốc của vật a>0. B. Vận tốc của vật v>0.

C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. gia tốc của vật tăng.

Câu 84. Khi động năng tăng 2 lần và khối lượng giảm 2 lần thì động lượng

A.tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. không đổi. D. tăng 2 lần.

Câu 85. Động năng là dạng năng lượng do vật

A.tự chuyển động mà có. B. Nhận được từ vật khác mà có. C. đứng yên mà có. D. va chạm mà có.

Câu 86. Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì

A.động năng của vật giảm và vật sinh công âm. B.động năng của vật tăng và vật sinh công dương C.động năng của vật tăng và vật sinh công âm. D. động năng của vật giảm và vật sinh công dương.

Câu 87. Khi lực tác dụng lên vật sinh công âm thì

A.động năng của vật giảm và vật sinh công âm. B.động năng của vật tăng và vật sinh công dương C.động năng của vật tăng và vật sinh công âm. D. động năng của vật giảm và vật sinh công dương.

II.PHÂN DẠNG BÀI TẬP.

Dạng 1: Động năng. Mối liên hệ động năng và động lượng.

Câu 88. Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng

A. 10 m/s. B. 7,1 m/s. C. 1 m/s. D. 0,45m/s.

Câu 89. Một ôtô có khối lượng 1 tấn khởi hành không vận tốc ban đầu với gia tốc 1m/s2 và coi ma sát không đáng kể. Động năng của ôtô khi đi được 5m là

A.104J. B.5000J. C.1 5 10, . 4J. D.103J.

Câu 96A. Một ôtô có khối lượng 1,2 tấn tăng tốc từ 18km/h đến 108km/h trong 12s. Công suất trung bình của động cơ ô tô đó

A.43,75kW. B. 675kW. C. 4375kW. D.675W.

Câu 90. Hai viên đạn khối lượng lần lượt là 5g và 10g được bắn với cùng vận tốc 500m/s. Tỉ số động năng của viên đạn thứ hai so với viên đạn 1 là

A. 2. B. 4. C. 0,5. D. 8.

Câu 91. Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là

A. 4. B. 2. C. 0,25. D. 0,309.

Câu 92. Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với vận tốc 900 m/s có động năng lớn hơn bao nhiêu lần động năng của một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 54 km/h?

A. 24 m/s. B. 10 m. C. 1,39. D. 18.

Câu 98B.(KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc).Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Tốc độ của vật m1 gấp 2 lần tốc độ của vật m2 nhưng động năng của vật m2 lại gấp 3 lần động năng của vật m1. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các vật là

A. m2 =1,5m1. B. m2=6m1. C. m2=12m1. D. m2=2,25m1.

Câu 93. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động trong cùng một hệ qui chiếu. Động năng của vật m1 gấp 2 lần động năng của vật m2 nhưng động lượng của vật m2 lại gấp 3 lần động lượng của vật m1. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng của các vật là

A. m2 =1/6m1. B. m2=6m1. C. m2=18m1. D. m2 =1/18m1.

(8)

Câu 94. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một vật khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 tới đập vào vật m2 (m1= 4m2). Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v2 thì thỉ số động năng của hệ trước và sau va chạm là

A.

2

2

. 1

4 1





v

v . B.

2 1 2

2 v . v

 

 

 

. C.

2

2

. 1

16 



v

v . D.

2

2

. 1

5 4





v v .

Câu 95. Hai vật có khối lượng m1 và m2 với m12m2chuyển động trên hai đường thẳng nằm ngang song song với nhau, không ma sát, với các vận tốc v1 và v2. Động năng của các xe là Wd1Wd2 với Wd2 2Wd1. Mối liên hệ giữa v1 và v2

A. v1 = v2. B. v1 = 2v2. C. v2 = 2v1. D. v2 2v1.

Câu 96. Một vật ban đầu nằm yên sau đó vỡ thành hai mảnh khối lượng m và 2m. Biết tổng động năng của hai mảnh là Wđ. Động năng của mảnh nhỏ là

A. Wđ/3. B. Wđ/2. C. 2Wđ/3. D. 3Wđ/4.

Câu 97. Một khẩu pháo khối lượng 10 tấn chứa viên đạn khối lượng 10 kg nằm trong nòng pháo. Lúc đầu, khẩu pháo đứng yên trên mặt đất phẳng ngang. Khi viên đạn được bắn ra thì khẩu pháo bị giật lùi về phía sau.

Bỏ qua ma sát với mặt đất. Tỉ số động năng của khẩu pháo và của viên đạn ngay sau khi bắn bằng

A.1000. B. 10 10. C. 1

1000. D. 1

10 10 .

Câu 98. (Thầy Hoàng Sư Điểu ST). Một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v1 thì có động năng Wd181J . Nếu vật chuyển động với vận tốc v2 thì động năng của vật là Wd264J. Nếu vật chuyển động với vận tốc v32v1v2 thì động năng của vật là bao nhiêu?

A.625J. B.226J. C.676J. D.26J.

Câu 99. (Thầy Hoàng Sư Điểu ST). Một vật có khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v16m/s thì có động năng Wd1, khi vật chuyển động với tốc độ v28m/s thì động năng của vật lúc này là Wd2. Nếu vật chuyển động với tốc độ v3 thì động năng của vật là 1

3

2

4

W W

Wd dd

 . Giá trị của v3 bằng

A.2,5m/s. B. 5m/s. C. 25m/s. D. 3,5m/s.

Câu 100. Một vật có khối lượng m được ném ngang với vận tốc ban đầu v0. Bỏ qua sức cản của không khí.

Ngay trước khi chạm đất véctơ vận tốc hợp với phương nằm ngang một góc 450. Độ biến thiên động năng của vật từ lúc ném đến ngay trước khi vật cham đất là

A. 1 02 2mv

 . B.mv02. C. 0. D.1 02

2mv . Dạng 2. Áp dụng định lý biến thiên động năng.

Câu 101. Một mũi tên khối lượng 75g được bắn đi, lực trung bình của dây cung tác dụng vào đuôi mũi tên bằng 65N trong suốt khoảng cách 0,9m. Mũi tên rời dây cung với vận tốc gần bằng

A. 59m/s. B. 40m/s C. 72m/s. D. 68m/s.

Câu 102. Một người kéo xe chở hàng khối lượng m trong siêu thị với lực kéo 32N có phương hợp với phương ngang 250. Sau khi xe chạy được 1,5m thì có vận tốc 2,7m/s. Lấy g = 10m/s2; bỏ qua mọi ma sát, khối lượng m của xe gần bằng

A. 3 kg. B. 6kg. C. 9kg. D. 12kg.

Câu 103. Một cái búa có khối lượng 4kg đập thẳng vào một cái đinh với vận tốc 3m/s làm đinh lún vào gỗ một đoạn 0,5cm. Lực trung bình của búa tác dụng vào đinh có độ lớn

A. 1,5N. B. 6N. C. 360N. D. 3600N.

Câu 104. Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là

A.Fh16200N. B.Fh  1250N. C.Fh  1620N. D.Fh 1250N.

Câu 105. Một xe nhỏ khối lượng 8 kg đang đứng yên trên mặt sàn phẳng ngang không ma sát. Khi bị một lực 9 N đẩy theo phương ngang, xe chạy được một quãng đường 4 m. Xác định vận tốc của xe ở cuối quãng đường này.

(9)

A. 4 m/s. B. 3 m/s. C. 6 m/s. D. 8 m/s.

Câu 106. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một viên đạn khối lượng m = 20 g bay theo phương ngang với vận tốc v1 = 300 m/s xuyên qua một tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ đạn có vận tốc v2 = 100 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn có độ lớn là

A. 4000 N. B. 12000 N. C. 8000 N. D. 16000 N.

Câu 107. Một ô tô đang chạy với vận tốc 30 km/h trên đoạn đường phẳng ngang thì hãm phanh. Khi đó ô tô tiếp tục chạy thêm được quãng đường dài 4,0 m. Coi lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường là không đổi. Nếu trước khi hãm phanh, ô tô đang chạy với vận tốc 90 km/h thì ô tô sẽ tiếp tục chạy thêm được quãng đường dài bao nhiêu sau khi hãm phanh ?

A. 10 m. B. 42 m. C. 36 m. D. 20 m.

Câu 108. Một vật nặng bắt đầu trượt từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang.

Cho biết mặt phẳng nghiêng dài 10 m và có hệ số ma sát là 0,20. Lấy g =10 m/s2. Xác định vận tốc của vật khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng này.

A.14,1m/s. B. 11,6m/s. C. 8,1m/s. D.2,6m/s.

Câu 109. Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm xuyên vào một tấm gỗ. Coi lực cản trung bình của gỗ là không đổi. Biết rằng khi viên đạn chui sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Nếu viên đạn xuyên qua tấm gỗ chỉ dày 2 cm và bay ra ngoài thì vận tốc của viên đạn khi nó vừa bay ra khỏi tấm gỗ xấp xỉ bằng

A.141m/s. B. 245m/s. C. 173m/s. D.195m/s.

Câu 110. Một vật khối lượng 50 kg treo ở đầu một sợi dây cáp của cần cẩu. Lúc đầu, vật đứng yên. Sau đó thả dây cho vật dịch chuyển từ từ xuống phía dưới một đoạn 20 m với gia tốc không đổi 2,5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2. Động năng của vật ở cuối đoạn dịch chuyển là

A.2,5kJ. B. 7,3kJ. C.9,8kJ. D. 17,1kJ.

Câu 111. Một đầu tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một đoạn đường dài 160m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Lực hãm coi như không đổi, tính lực hãm và công suất trung bình của lực hãm này

A. 15.104N; 333kW. B. 25.104N; 250W. C. 20.104N; 500kW. D. 25.104N; 333kW.

Câu 112. Một ô tô có khối lượng 1600kg đang chạy với tốc độ 50km/h thì người lái xe nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp với lực hãm không đổi là 1,2. 104N.

Xe còn chạy được bao xa thì dừng và có đâm vào vật cản đó không? Giả sử nếu đâm vào vật cản thì lực cản của vật không đáng kể so với lực hãm phanh.

A. 18,3m; có đâm vào vật cản. B. 16,25m; có đâm vào vật cản.

C. 14,6m; không đâm vào vật cản. D. 12,9m; không đâm vào vật cản.

-

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng chất tham gia thực tế đem vào phản ứng phải hơn nhiều so với lý thuyết để bù vào sự hao hụt. Tính

Nếu tính công suất điện theo đơn vị W, thời gian theo đơn vị giây (s) thì điện năng tiêu thụ sẽ được tính ra đơn vị Jun (J).. b) Tính điện trở của bóng đèn và cường

Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc

Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5kW kéo một vật có trọng lượng 12kN lên cao 30m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90s với vận tốc không đổi.. Để không rơi

Hệ thống điều khiển theo dõi nhiệt độ các cuộn dây, điện áp, cường độ và tần số dòng điện đặt, các bộ nhiệt ngẫu (đặt bên trong máy biến áp) và độ chân không.. Để đảm

Bài báo này trình bày thuật toán PSO để tái cấu hình lưới điện phân phối ba pha hình tia không cân bằng nhằm giảm thiểu tổn thất công suất với công cụ tính toán phân

So với máy điện không đồng bộ có cùng công suất, máy điện đồng bộ có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên do có cấu tạo phức tạp, đặc biệt có thêm mạch kích từ phía

[CĐR 2.3] Vận dụng kiến thức về nhiệt học để giải thích các hiện tượng liên quan đến nhiệt độ và giải bài tập về