• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Ngày giảng: 06/09/2021 Lớp: 1A3

Thứ 2, ngày 06 tháng 9 năm 2021 Thực hành Tiếng Việt

ÔN TẬP I-YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết các viết các nét cơ bản điểm đặt bút, điểm dừng bút độ cao của các nét thắt, nét khuyết trên, nét khuyết dưới.

- HS viết đúng kĩ thuật.

- NL tự chủ và tự học.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Nét viết mẫu - HS: Vở, bút

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động mở đầu: 2p

- HS chơi trò chơi Gió thổi

GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Hỏi HS các nét cơ bản đã học.

2. Hoạt động luyện tập:25p Hoạt động 1:

- GV đưa các nét viết mẫu

- GV đưa lần lượt các nét thắt, nét khuyết trên, nét khuyết dưới cho HS quan sát.

- Các nét có độ cao mấy dòng li, điểm đặt bút từ đường kẻ ngang mấy?

GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn điểm đặt bút của từng nét

Hoạt động 2:

- GV HD học sinh cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.

- GV quan sát hướng dẫn

- Nhận xét bài viết, khen ngợi HS

- HS chơi t/c

- HS quan sát - HS trả lời - Nhận xét - HS quan sát

- HS viết bảng con - Nhận xét

- HS quan sát các nét trên bảng viết vở các nét mỗi nét 1 dòng

- HS trả lời

(2)

viết đúng.

- HS nhắc lại các nét hôm nay được viết

- Nhận xét giờ. Khen HS

- VN viết lại các nét này ra bảng con 3.Hoạt động vận dụng: 8p

- GV cho HS thi kể tên các nét cơ bản đã học theo hình thức trò chơi

“Xì điện”

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Hs tham gia chơi trò chơi.

- HS lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 06/09/2021 Lớp 2B1, 2B3, 2B4

07/09/2021 Lớp 2B2 Thực hành Toán

ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số.

- Đọc, viết và xếp theo thứ tự các số đến 100.

- Phát triển năng lực tính toán. Có tính tính cẩn thận khi làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động mở đầu: 5p

- GV tổ chức cho HS hoạt động tập thể

2. Hoạt động luyện tập: 20p Bài 1. Viết (theo mẫu)

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- Đề bài yêu cầu làm gì?

- GV cho HS quan sát hình bài 1,

- HS hát và vận động theo video bài hát Tập đếm.

- 1 HS đọc - 1, 2 HS trả lời

- HS quan sát mẫu , lắng nghe

(3)

phân tích và hướng dẫn mẫu cho HS:

+ Hàng thứ nhất có mấy hàng 1 chục quả táo và có mấy quả táo rời?

+ Ghi mấy chục vào cột chục?

Ghi mấy vào cột đơn vị.

+ Số gồm 2 chục và 5 đơn vị là số bao nhiêu?

+ Nêu cách đọc số 25.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT

- GV gọi HS nhận xét.

- GV chốt đáp án đúng

- GV hỏi: Dựa vào đâu để làm tốt BT1?

- GV nhận xét và khen.

=> GV chốt: Nắm vững cấu tạo số để đọc và viết được chính xác. Thông qua bài 1 cô và trò chúng mình đã được ôn lại cách viết cách đọc các số có 2 chữ số.

Bài 2. Viết thêm số thích hợp vào con cá mà mèo câu được (theo mẫu).

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- GV tổ chức thành trò chơi:

Tiếp sức.

- GV giới thiệu luật chơi:

+ Hai đội chơi. Các thành viên

hướng dẫn và trả lời câu hỏi:

+ Có 2 hàng 1 chúc và 5 quả táo rời.

+ Ghi 2 vào cột chục, 5 vào cột đơn vị.

+ Số 25.

+ Hai mươi lăm.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe và chữa bài

- HS trả lời: Dựa vào cách đọc và viết số có hai chữ số.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

- HS lắng nghe cách chơi và tham gia chơi.

(4)

còn lại làm trọng tài.

+ Các thành viên trong đội quan sát nhanh và đọc nội dung trên mỗi tấm bảng của các chú mèo cầm, sau đó nối với các số thích hợp trên con cá: Bạn đầu tiên lên nối, nhanh chóng chạy về chuyền bút cho bạn thứ hai của đội lên nối.

+ Đội nào nối nhanh, nối chính xác sẽ chiến thắng.

- Tổ chức chơi.

- GV cùng HS nhận xét, phân định thắng thua.

=> GV chốt: Thông qua bài 2 cô và trò chúng mình đã ôn lại cấu tạo thập phân của các số có 2 chữ số.

Bài 3. Viết vào ô trống (theo mẫu).

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài 3.

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.

- Chữa bài

- Con hãy nêu, viết số hoặc cách đọc số vào ô này…. “?”

- HS chơi theo đội, mỗi đội 3 HS.

- Các bạn còn lại làm trọng tài.

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu bài 3.

- HS làm việc cá nhân hoàn thành bảng theo mẫu trong VBT.

Số gồm Viết số

Đọc số 6 chục và 4

đơn vị

64 Sáu mươi tư 5 chục và 5

đơn vị

55 Năm mươi lăm 8 chục và 2

đơn vị

82 Tám mươi hai 9 chục và 1

đơn vị

91 Chín mươi mốt - HS nối tiếp nêu đáp án.

(5)

=> Chốt: GV nhận xét. Thông qua bài 3 cô và trò chúng mình đã được ôn lại cách viết cách đọc các số có 2 chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số đó.

3. Hoạt động vận dụng: 10p - GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2. Các con hãy quan sát các số, so sánh các số để làm bài tập cho đúng.

- GV cho HS báo cáo kết quả của nhóm.

- GV cho HS nhận xét.

- GV chốt và chữa đáp án đúng.

=> GV chốt ý: Như vậy các con đã biết quan sát, so sánh các số trả lời đúng các câu hỏi bài 4.

* Củng cố, dặn dò:

- Nêu cấu tạo của phần thập phân của số: 35; 30; 56; ...

- Con cảm thấy tiết học ngày hôm nay thế nào?

- GV nhận xét tiết học và dặn dò hoàn thành bài còn thiếu

- 1 HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4.

- HS làm việc nhóm 2, quan sát tranh và so sánh các số rồi trả lời câu hỏi. (Một bạn hỏi, một bạn trả lời).

- Đáp án:

a) Tô màu vàng: 59, 47.

b) Tô màu đỏ: 56 Tô màu xanh : 48.

c) 59, 56, 51, 53

- 2 cặp Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- HS nhận xét và chữa.

- HS theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

(6)

...

...

--- Ngày giảng: 07/09/2021 Lớp 1A4, 1A1

08/09/2021 Lớp 1A2,1A3

Thứ 3, ngày 07 tháng 9 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình - Yêu thương mọi người trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu - Vở Bài tập

- Tranh vẽ, ảnh về gia đình - Phiếu đánh giá

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Ổn định: GV cho HS nghe và hát theo lời một bài hát về gia đình: cả nhà thương nhau.

- Hát

- Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình? - HS trả lời - Từ nào nói về tình cảm của những người trong

gia đình?

- HS trả lời - Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu:

Bài hát nói đến 3 thành viên trong gia đình : ba, mẹ, con và tình cảm của các thành viên trong gia đình. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu gia đình gia đình bạn Hà, bạn An và cùng chia sẻ về gia đình mình.

- Lắng nghe

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

2.1. Thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.

Hoạt động 1. Tìm hiểu gia đình bạn Hà và gia đình bạn An. (15p)

- GV chiếu 2 bức tranh về gia đình bạn Hà và bạn An.

- HS quan sát.

+ Gia đình Hà

(7)

+ Gia đình An

Bước 1. Làm việc theo cặp

- Y/c Hs quan sát và trả lời các câu hỏi:

+ Gia đình nhà bạn Hà, bạn An có những ai?

+ Họ đang làm gì và ở đâu?

- HS quan sát trao đổi trả lời các câu hỏi theo cặp.

+ Gia đình bạn Hà có bố, mẹ, anh trai và Hà; Gia đình An có ông, bà, bố, mẹ, em gái và An.

+ HS lần lượt nói các hoạt động của từng người trong tranh: Gia đình bạn Hà đang đi chơi ở công viên;

Gia đình bạn An đang ở nhà cùng nhau.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV cho từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.

- GV cùng HS nhận xét

- Đại diện một số cặp lên trình bày kết quả trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn + Theo em, các thành viên trong gia đình bạn Hà,

gia đình bạn An có không khí gia đình như thế nào?

+ Hành động nào thể hiện các thành viên yêu thương và quan tâm đến nhau?

+ Gia đình 2 bạn rất vui vẻ, yêu thương nhau.

+ Hành động nắm tay, vui chơi bên nhau thể hiện được các tình cảm đó.

* GV nhận xét, kết luận: Trong mỗi gia đình có thể có nhiều hoặc ít thành viên. Tình cảm gia đình là yêu thương, vui vẻ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau,...

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(12p) Hoạt động 2. Giới thiệu về gia đình mình.

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- Y/C các thành viên trong cặp giới thiệu cho nhau nghe về bản thân, gia đình.

- GV HD các nhóm làm việc: 1 bạn hỏi một bạn trả lời về gia đình qua các câu hỏi:

+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai?

+ Trong lúc nghỉ ngơi, gia đình bạn thường làm gì? Những lúc đó, bạn cảm thấy ntn?

- GV Y/C HS làm câu 2 của bài tập 1 (VBT)

- HS giới thiệu với bạn về : tên, tuổi, sở thích, năng khiếu....

- Theo dõi hướng dẫn

+ HS thay nhau hỏi và trả lời

+ HS thay nhau hỏi và trả

(8)

lời.

- Làm bài Bước 2: Làm việc cả lớp.

- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc ở bước 1.

- 1 số HS lên trình bày trước lớp:

+ Giới thiệu về bản thân.

+ Giới thiệu về gia đình mình

+ HS còn lại phỏng vấn bạn mình về gia đình của bạn,

- Nhận xét về phần giới thiệu của các bạn.

Bước 3. Làm việc nhóm

- Cho HS làm câu 1 của BT 1 - Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm tranh vẽ hoặc ảnh về gia đình của mình trong lúc nghỉ ngơi và vui chơi cùng nhau bằng cách dán tranh ảnh vào bảng phụ của nhóm.

- Các nhóm treo SP lên bảng và chia sẻ.

- GV cùng HS nhận xét về các SP của các nhóm.

4. Hoạt động vận dụng:( 3p)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập giới thiệu gia đình mình với mọi người xung quanh.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Nhắc nhở hs về nhà tập giới thiệu về gia đình của mình.

- HS nhận xét nhóm bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

...

...

...

--- Ngày giảng: 07/09/2021 Lớp 4D3

Khoa học

Tiết 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(9)

- Nêu được các yếu tố mà con người, các sinh vật khác cần để duy trì sự sống. Kể được một số điều kiện vật chất mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.

- Vận dụng những kiến thức đã học về những điều kiện cần đê duy trì sự sống của con người.

- Học sinh có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

* GD BVMT: Con người có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Giáo viên: bảng nhóm.

- Học sinh: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

Trò chơi Gió thổi (trái, phải, trước, sau)

Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây.

Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó.

Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.

 Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.

 Cả lớp: Về đâu, về đâu?

 Quản trò: Bên trái, bên trái.

 Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.

 Quản trò: Gió thổi, gió thổi.

Cả lớp: Về đâu, về đâu?

 Quản trò: Bên phải, bên phải.

 Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.

 Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.

- 1 học sinh làm quản trò, cả lớp thực hiện chơi.

(10)

Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.

- GV giới thiệu chương trình khoa học, giới thiệu bài.

- Học sinh lắng nghe.

2. Hoạt động Hình thành kiến mới: 24 phút

*Hoạt động 1: Động não.

- Yêu cầu thảo luận theo nhóm 2, quan sát tranh vẽ, chia sẻ bảng KWLH và cho biết để duy trì sự sống, con người cần gì?

- GV chốt KT: Con người không thể sống thiếu ô-xi 3-4 phút, không thể nhịn uống nước 3-4 ngày, cũng không thể nhịn ăn 28-30 ngày.

- HS thảo luận nhóm 2 – Chia sẻ kết quả:

+ Con người cần không khí để thở.

+ Cần thức ăn, nước uống.

* Hoạt động 2. Các điều kiện đủ để con người phát triển.

- Yêu cầu thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi:

+ Hơn hẳn các sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?

+ Nếu thiếu các điều kiện đó, cuộc sống của con người sẽ thế nào?

- GV kết luận: Hơn hẳn những sinh vật khác, ngoài cần phải có không khí để thở, thức ăn, nước uống… Con người

- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp.

+ Con người cần: vui chơi, giải trí, học tập, tình cảm, thuốc, lao động, quần áo, phương tiện giao thông,...

+ Cuộc sống của con người sẽ trở nên buồn tẻ, con người sẽ ngu dốt,....

(11)

còn cần được đi học để có hiểu biết, lao động, chữa bệnh khi bị ốm, đi xem phim, ca nhạc, quần áo, nhà ở, bàn, ghế, giường, xe cộ, ti vi, … Con người cần có tình cảm với những người xung quanh như trong: gia đình, bạn bè, làng xóm, …

* Hoạt động 2. Trò chơi: Cuộc hành trình đến hành tinh khác.

Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.

- HS sẽ tưởng tượng mình được di chuyển tới các hành tinh khác, nêu các thứ mình cần phải mang theo khi đến hành tinh đó và giải thích tại sao.

Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.

Bước 3: Tổng kết trò chơi.

- GV kết luận, tuyên dương HS chơi tốt.

- HS thảo luận, thống nhất ý kiến.

- HS nêu đúng và giải thích chính xác được tính 1 điểm.

Ví dụ:

- Mang theo nước dể duy trì sự sống..

- Mang theo đài để nghe dự báo ...

- Mang theo đèn pin...

- Mang theo giấy, bút, ...

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 3 phút

- Gv đưa bài tập:

Những yếu tố nào dưới đây cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật?

a. Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm.

b. Nhà ở, các đồ dùng trong nhà; đường giao thông và các phương tiện giao thông.

c.

Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.

- Học sinh đọc yêu cầu, suy nghĩ và trả lời.

- Lớp nhận xét.

(12)

4. Hoạt động Vận dụng: 3 phút

- Con người cần thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường. Vậy cần làm gì để bảo vệ môi trường?

-Từ kiến thức bài học, hãy vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa con người với các điều kiện sống.

- Kết luận: Mối liên hệ giữa con người và môi trường liên quan chặt chẽ đến nhau. Những hành động của con người tác động đến môi trường và ngược lại.

- HS nối tiếp trả lời: con người cần có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường sạch sẽ,...

- HS vẽ.

* Củng cố, dặn dò:

- Con người lấy từ môi trường những thứ cần thiết để sống và phát triển vậy các em về nhà tìm hiểu: “Con người lấy những gì từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những gì?”

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 07/09/2021 Lớp 2B

08/09/2021 Lớp 2B3, 2B4 10/09/2021 Lớp 2B2

Thực hành Tiếng Việt ÔN TẬP

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài học.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong câu chuyện.

- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

(13)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV, vở ôly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đầu: 5p

- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Cô giáo em”

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: 20p Bài 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

(mũ, cặp sách, khăn mặt, đánh răng, chải đầu, đi học, ăn sáng, quần áo)

a. Từ ngữ chỉ đồ vật (đồ dùng): quần áo,...

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh răng,...

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và xếp từ ngữ -GV gọi 2 nhóm phân công thành viên xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

- GV cho HS làm bài

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét

- GV nhận xét.

Bài 2 : Từ ngữ nào có thể thay thế cho "loáng một cái"?

một lúc sau trong chớp mắt chẳng bao lâu +BT yêu cầu gì?

- GV cho HS nhận xét -GV nhận xét , kết luận

Bài 3: Nối câu với tranh tương ứng - GV cho HS nêu yêu cầu

- GV gọi 4 HS lên bảng nối câu với tranh - YC HS làm bài

- Học sinh đứng dậy thực hiện các động tác cùng cô giáo

- HS thảo luận nhóm 4 và xếp từ ngữ -2 nhóm phân công thành viên xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

- HS làm bài vào VBT

a. Từ ngữ chỉ đồ vật (đồ dùng): quần áo, mũ, cặp sách, khăn mặt

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh răng, chải đầu, đi học, ăn sáng

- HS nhận xét - HS lắng nghe

-HS đọc yêu cầu

-HS hoàn thành bảng vào VBT

Từ ngữ có thể thay thế cho "loáng một cái": Chẳng bao lâu

- HS chữa bài, nhận xét, bổ sung

- HS đọc yêu cầu - HS quan sát - HS làm bài

(14)

- GV cho HS nhận xét - GV nhận xét

3. Hoạt động vận dụng, thực hành: 10p

Mỗi học sinh nói 2-3 câu về ngày nghỉ hè của em -GV yêu cầu HS đọc đề bài .

- HS tập nói trước lớp.

- GV nhận xét.

* Củng cố, dặn dò:

- YC HS học bài và chuẩn bị bài sau

- HS nhận xét - HS trả lởi

-HS đọc đề bài

-HS thực hành nói trước lớp.

-HS nhận xét

-HS lắng nghe

- HS học bài và chuẩn bị bài sau IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 07/09/2021 Lớp 1A1

09/09/2021 Lớp 1A3 10/09/2021 Lớp 1A2, 1A4

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 1: GIA ĐÌNH EM ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được các thành viên trong gia đình. Kể được công việc của các thành viên trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong đình và công việc nhà của họ.

- Yêu thương mọi người trong gia đình và tham gia việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu - Vở Bài tập

- Tranh vẽ, ảnh về gia đình - Phiếu đánh giá

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(15)

1.Hoạt động mở đầu ( 3p)

-Cả lớp nghe và vận động theo bài hát bé quét nhà

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 3. Tìm hiểu công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn Hà.

(12p)

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV trình chiếu lên bảng các hình ở trang 10 SGK.

- HS quan sát.

- Y/C các nhóm quan sát và trả lời các câu hỏi gợi ý:

+ Hình vẽ những thành viên nào trong gia đình nhà bạn Hà?

+ Từng thành viên đó đang làm gì?

- Các thành viên quan sát chia sẻ thống nhất trong nhóm.

+ Hình vẽ bố, mẹ, anh trai và Hà.

+ Bố đang cắm cơm, mẹ đi chợ về, Hà lau bàn, anh trai đang lau nhà.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV cho đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV cùng HS theo dõi, bổ sung

- Lần lượt đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.

- HS nhận xét nhóm bạn + Theo em bạn Hà có vui vẻ khi tham gia việc

nhà không? Tại sao em nghĩ như vậy?

- HS thi đua trả lời.

3. Hoạt động luyện tập

Hoạt động 4. Giới thiệu việc nhà của từng thành viên trong gia đình em. (15p)

Bước 1. Làm việc theo cặp.

- GV hướng dẫn cách làm việc và đưa ra các câu hỏi gợi ý.

+ Trong gia đình bạn, ai thường tham gia việc nhà?

+ Hãy kể về công việc nhà của từng thành viên trong gia đình bạn.

- HS trong cặp trao đổi, chia sẻ với nhau theo 2 câu hỏi gợi ý.

+ 1 thành viên hỏi và thành viên kia trong trả lời. rồi đổi vai.

+ 1 thành viên hỏi và thành viên kia trong trả lời. rồi đổi vai.

Bước 2. Làm việc cả lớp

- GV mời một vài cặp lên chia sẻ trước lớp.

- GV cùng HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn.

- Lần lượt các cặp lên hỏi và trả lời trước lớp.

- HS tham gia đánh giá nhóm

(16)

bạn.

- GV hỏi thêm để khắc sâu:

+ Vì sao các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ việc nhà?

+ GV hướng HS đến thông điệp: Cùng nhau chia sẻ việc nhà là thể hiện sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình.

4. Hoạt động vận dụng (5p)

- GV yêu cầu học sinh nêu việc mình làm ở nhà hoặc công việc mình có thể làm khi đến nhà người khác.

* Củng cố - dặn dò

- Giáo viên tổng kết giờ học.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh, dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời theo quan điểm của mình.

+ HS theo dõi

Hs vận dụng nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ)

………

………

………

---

Ngày giảng: 08/09/2021 Lớp 1A3

Thứ 4, ngày 08 tháng 09 năm 2021 Toán

Tiết 2: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

Gọi đúng tên các hình đó. Nhận ra được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.

- Ghép được các hình đã biết thành hình mới. Học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua việc lắp ghép tạo hình mới, phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt và trả lời câu hỏi.

- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(17)

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

2. Chuẩn bị học sinh:

- SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoạt động khởi động. (5p)

- Cho học sinh xem tranh khởi động và làm việc theo nhóm đôi.

- Cho học sinh các nhóm lên chia sẻ

- Giáo viên nhận xét chung

- Học sinh xem tranh và chia sẻ cặp đôi về hình dạng các đồ vật trong tranh

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ : + Mặt đồng hồ hình tròn

+ Lá cờ có dạng hình tam giác II. Hoạt động hình thành kiến

thức. (12p)

1. Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

* Hoạt động cá nhân:

- Lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình vuông (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình tròn (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa

- Học sinh lấy trong bộ đồ dùng các đồ vật theo yêu cầu.

- Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông

- Học sinh quan sát và nêu : Hình vuông

- Học sinh quan sát và nêu : Hình tròn

- Học sinh quan sát và nêu : Hình tam giác

(18)

hình tam giác (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- GV lấy ra lần lượt từng tấm bìa hình chữ nhật (với các kích thước màu sắc khác nhau) yêu cầu học sinh gọi tên hình đó.

- Học sinh quan sát và nêu : Hình chữ nhật

* Hoạt động nhóm:

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên cho các nhóm nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh làm việc theo nhóm 4 : Học sinh trong nhóm tên các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm cùng giáo viên nhận xét

III. Hoạt động thực hành luyện tập. (12p)

Bài 1. Kể tên các đồ vật trong hình vẽ có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài - Giáo viên cho học sinh thực hiện theo cặp.

- Gọi các nhóm lên chia sẻ

- Giáo viên hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn

- Học sinh lắng nghe và nhắc lại yêu cầu

- Học sinh xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ : + Bức ảnh hình vuông

+ Cái đĩa nhạc, biển báo giao thông hình tròn

+ Cái phong bì thư hình chữ nhật

+ Biển báo giao thông hình tam

(19)

nghe và lắng nghe bạn nói. giác Bài 2. Hình tam giác có màu gì?

Hình vuông có màu gì? Gọi tên các hình có màu đỏ.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm đôi

- GV rèn HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, hình dạng.

- GV cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả làm việc.

- GV khuyến kích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài - 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời - HS sửa cách đặt câu hỏi, cách trả lời

- Các nhóm báo cáo kết quả

Bài 3. Ghép hình em thích

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- GV cho học sinh làm việc nhóm

- Giáo viên cho các nhóm lên chia sẻ các hình ghép của nhóm - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho nhóm bạn.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập

- Các nhóm lựa chọn hình định lắp ghép, suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật để ghép các hình đã lựa chọn.

- Các nhóm lên trưng bày và chia sẻ sản phẩm của nhóm

IV. Hoạt động vận dụng: (6p) Bài 4. Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập

- Giáo viên cho học sinh quan sát và chia sẻ các đồ vật xung

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập

- HS quan sát và chia sẻ

(20)

quanh có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

*Củng cố, dặn dò:

- Bài học hôm nay, em biết được thêm được điều gì?

- HS lên chia sẻ V. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

...

..._____________

__________________________________

Ngày giảng: 08/09/2021 Lớp 3C5

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng. Nói được ích lợi của việc hít thở không khí rong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các-bo-níc, nhiều khói, bụi đỗi với sức khoẻ con người

- Rèn kĩ năng thở đúng, thở hợp vệ sinh.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ quan hô hấp, nâng cao sức khỏe bản thân; NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

* GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Tự giác thực hiện các hoạt động để giữ gìn cơ quan hô hấp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu(5 phút):

(21)

- TC: Ai dài hơi hơn?

=> Người dài hơi là người biết điều chỉnh hơi thở của mình. Chúng ta phải thở đúng cách để có 1 cơ quan hô hấp khỏe mạnh - Giới thiệu bài mới:

- HS hát 1 hoặc vài câu hát mà không lấy lại hơi, ai dài hơi nhất là người chiến thắng

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

a. Thảo luận nhóm:

- GV yêu cầu HS quan sát mũi của mình + Các em nhìn thấy gì trong mũi ?

+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?

+ Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ? +Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?

- HS lấy gương ra soi quan sát lỗ mũi của mình

- Nước mũi

- Bụi bẩn

- Chất bẩn sẽ bị giữ lại ở lỗ mũi. Thở bằng miệng không chỉ làm cho bụi bặm lọt vào phổi mà còn làm khô họng, dẫn đến viêm họng.

*KL : Khi thở bằng mũi, các bụi bẩn trong không khí sẽ bị các lông mũi và chấy dịch mũi giữ lại bên ngoài. Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.

- Lắng nghe

b. Làm việc với SGK Bước 1 : Làm việc theo cặp

+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?

+ Khi được thở ở không khí trong lành bạn

- Quan sát H3, 4, 5 theo cặp

- HS thảo luận theo cặp để tìm câu tr ả lời.

(22)

cảm thấy thế nào ?

+Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ?

Bước 2 : Làm việc cả lớp

+Thở không khí trong lành có lợi gì ? +Thở không khí có nhiều khói bụi, có hại gì ?

- Đại diện nhóm lên trình bày - Nhóm khác nhận xét

* KL: Không khí trong lành là không khí chữa nhiều khí ô - xi, ít khí các - bo - níc và khói bụi,..Khí ô - xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh.

Không khí chứa nhiều khí cac - bo - níc, khói, bụi,..là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ

3. HĐ luyện tập - thực hành(5p’)

Bài 1 Đánh dấu x vào (. . .) trước câu trả lời không phù hợp với câu hỏi.

- Tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng mồm?

- 1 số HS nhắc lại.

- Ghi nhớ nội dung.

- Hs thảo luận nhóm 2 Trả lời:

( X ) Vì dùng mũi để ngửi.

(. . .) Vì lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào phổi sạch hơn

( X ) Vì các mạch máu nhỏ li ti có trong mũi giúp sưởi ẩm không khí vào phổi.

(. . .) Vì các tuyến tiết ra chất nhầy có trong mũi giúp cản bớt bụi, vi

(23)

khuẩn và làm ẩm không khí trước khi vào phổi.

4. HĐ vận dụng (5 phút)

+ Em cần làm gì để giữ gìn cơ quan hô hấp?

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

- HS trả lời

- Về thực hiện như nội dung bài học, phổ biến cho mọi người cùng thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

---

Ngày giảng: 09/09/2021 Lớp 4D3

Thứ 5, ngày 09 tháng 09 năm 2021 Khoa học

Tiết 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết quá trình trao đổi chất ở người. Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi, thức ăn, nước uống; thải ra khí các-bô-níc, phân và nước tiểu.

- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

- Chăm chỉ: Tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết khoa học. Vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Giáo viên: Sơ đồ trao đổi chất còn trống.

- Học sinh: SGK, bút dạ.

(24)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt động của của học sinh 1.Hoạt động Mở đầu: 5 phút

Trò chơi khởi động đầu tiết học: Tiêu diệt con vật có hại

Quản trò quy định cho tập thể như sau:

Quản trò nói tên các con vật có ích (con gà, con lợn, con ngựa, con chim,...) thì người chơi hô bảo vệ và giơ tay phải lên. Quản trò nói tên các con vật có hại (con muỗi, con gián, con ruồi, châu chấu,..) thì người chơi hô tiêu diệt và giơ tay trái lên.

Quản trò vừa hô vừa làm, người chơi hô theo và làm động tác như đúng quy định. Quản trò có thể làm động tác đúng hoặc sai với lời nói để lừa người chơi.

Ai làm không đúng theo quy định, làm ngập ngừng, không làm sẽ bị phạt.

- Giới thiệu bài mới.

- Quản trò hướng dẫn các bạn chơi.

- Học sinh đứng tại chỗ chới theo hướng dẫn của quản trò.

Quản trò hướng

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 24 phút

HĐ 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì?

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

- Các tổ sẽ thi đua nối tiếp lên bảng viết các chất cơ thể người lấy thải ra môi trường.

- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

=>Kết luận: Quá trình trên là quá

- HS tham gia trò chơi theo 3 đội (mỗi tổ 1 đội).

* Dự kiến đáp án:

+ Con người lấy vào: thức ăn, nước, ô- xi,...

+ Thải ra: khí các-bô-nic, chất cặn bã, nước tiểu,...

(25)

trình trao đổi chất

+ Con người, động vật, thực vật cần làm gì để sống ?

+ Quá trình trao đổi chất là gì?

=> GV kết luận : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

- HS lắng nghe

- Con người, động vật, thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.

- HS trả lời để ghi nhớ KT: Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất.

HĐ 2: Hoàn thành sơ đồ trao đổi chất.

- Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành sơ đồ TĐC giữa con người với môi trường.

+ Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường xung quanh ? - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có sơ đồ đúng và đẹp

- KL: Trong quá trình sống, con người lấy vào từ môi trường khí ô-xi, thức ăn, nước... và thải ra môi trường khí các-bô- nic, phân, nước tiểu,...

- HS làm việc nhóm 4, hoàn thành sơ đồ trao đổi chất.

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành: 3 phút

BT: Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của bạn.

Hãy giải thích sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường mà bạn vẽ.

(- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như sau:

Học sinh đọc thầm yêu cầu

- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài.

- Học sinh trình bày kết quả.

(26)

- Con người lấy vào khí ô-xi, thức ăn và nước để duy trì sự sống và thải ra môi trường: khí cac-bô-nic, phân, nước tiểu, mồ hôi).

4. Hoạt động Vận dụng: 3 phút

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường sống xung quanh ta bị ô nhiễm?

+ Phải làm gì để bảo vệ môi trường sống?

- GV nhân xét, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò:

- Củng cố nội dung bài.

- Yêu cầu HS về nhà trang trí sơ đồ TĐC và trưng bày tại góc học tập.

- Con người sẽ không khỏe mạnh,...

- Trồng cây, không vứt rác bừa bãi,...

- Sự trao đổi chất ở người.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

………

……….

--- Ngày giảng: 10/10/2021 Lớp 3C5

Thứ 6, ngày 10 tháng 10 năm 2021 TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

BÀI 1 : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra và hít vào. Quan sát hình minh hoạ, chỉ và nêu được tên của các cơ quan hô hấp. Biết và chỉ được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Hiểu được vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.

- Rèn kĩ năng quan sát hình minh hoạ, chỉ và nêu được tên của các cơ quan hô hấp, đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

(27)

- Bước đầu có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp; NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC

SINH 1. HĐ mở đầu(2p’)

- Cho hs hát bài : “ Tập thể dục buổi sáng”

2. HĐ khám phá (30p’)

* Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu

Bước 1 : Trò chơi

- GV cho cả lớp thực hiện động tác : “Bịt mũi nín thở”. - HS thực hiện - GV hỏi : Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ?

- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.

Bước 2 :

- GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát.

- 1 HS lên trước lớp thực hiện.

- GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

- HS cả lớp cùng thực hiện.

- GV hướng dẫn HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau :

- HS trả lời theo câu hỏi gợi ý.

+ Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

(28)

+ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu.

+ Nêu ích lợi của việc thở sâu.

Kết luận : Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác : hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.

- Lưu ý : GV có thể dùng hai quả bóng hơi bằng cao su tượng trưng cho hai lá phổi. Khi thổi nhiều không khí vào, bóng sẽ căng to. Lúc xả hơi ra thì bóng sẽ xẹp xuống để HS dễ hiểu.

* Hoạt động 2 : Làm việc với SGK

Bước 1 : Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình 2 trang 5 SGK.

Yêu cầu hỏi và trả lời theo hướng dẫn :

- Từng cặp hai HS hỏi và trả lời.

+ HS A : Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.

+ HS B : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5 SGK.

+ HS A : Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ?

+ HS B : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ? + HS A : Phổi có chức năng gì ?

+ HS B : Chỉ tren hình 3 tranh 5 SGK đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.

Bước 2 : Làm việc cả lớp

- GV gọi 1 số cặp HS lên hỏi, đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.

- Vài cặp lên thực hành.

- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp.

Kết luận :

(29)

- Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

- Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quả, phế quản và hai lá phổi.

- Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí.

- Hai lá pổi có chức năng trao đổi khí.

3. HĐ vận dụng (3 phút)

- GV cho HS liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày : Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ,…

rơi vào đường thở. HS có thể thảo luận câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở ?

- GV giúp HS hiểu : Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết.

Bởi vậy, khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức.

* Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lau sạch mũi, súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp..

- Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các

Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi

Để bảo vệ cơ quan hô hấp em nên làm khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang.. Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc.Tham gia tổng vệ

Kiến thức: Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát sơ đồ

- Nêu và chỉ đúng các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó..

Lấy không khí từ bên ngoài vào trong cơ thể, làm ấm, lọc không khí trước khi đưa vào phổi.. Dẫn không khí đi vào phổi và đưa không

Sử dụng gương để quan sát phía trong mũi của mình và trả lời câu hỏi “Bạn thấy gì trong mũi?”... Sử dụng khăn ướt lâu trong mũi mình và quan