• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên chi tiết | Toán lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên chi tiết | Toán lớp 6 Cánh diều"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 6. Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên A. Lý thuyết

I. Phép chia hết hai số nguyên khác dấu Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có thương cần tìm.

Ví dụ: (– 24) : 4 = – (24 : 4) = – 6

45 : (– 9) = – (45 : 9) = – 5

II. Phép chia hết hai số nguyên cùng dấu 1. Phép chia hết hai số nguyên dương

Phép chia hết của một số nguyên dương cho một số nguyên dương là phép chia hết hai số tự nhiên với số chia khác 0.

Ví dụ: 32 : 8 = 4; 10 : 2 = 5; …

2. Phép chia hết hai số nguyên âm Để chia hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước mỗi số

Bước 2. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta có thương cần tìm.

Ví dụ: (– 12) : (– 3) = 12 : 3 = 4 (– 100) : (– 20) = 100 : 20 = 5 Chú ý:

(2)

• Cách nhận biết dấu của thương:

(+) : (+) → (+) (–) : (–) → (+) (+) : (–) → (–) (–) : (+) → (–)

• Thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên (trong biểu thức không chứa dấu ngoặc hoặc có chứa dấu ngoặc) cũng giống như thứ tự thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

III. Quan hệ chia hết

Cho hai số nguyên a, b với b 0 . Nếu có số nguyên q sao cho a = b . q thì ta nói:

• a chia hết cho b;

• a là bội của b;

• b là ước của a.

Ví dụ: Ta có: – 48 = 6 . (– 8) nên – 48 chia hết cho 6 hay – 48 là bội của 6 và 6 là ước của – 48.

Chú ý:

+ Nếu a là bội của b thì – a cũng là bội của b.

+ Nếu b là ước của a thì – b cũng là ước của a.

Ví dụ: 6 chia hết cho 2 nên 6 là bội của 2, do đó – 6 cũng là bội của 2

– 25 chia hết cho 5 nên 5 là ước của – 25, do đó – 5 cũng là ước của – 25.

B. Bài tập tự luyện Bài 1. Tính:

a) (– 45) : 15; b) 120 : (– 2); c) (– 70) : (– 7).

(3)

Lời giải:

a) (– 45) : 15 = – (45 : 15) = – 3.

b) 120 : (– 2) = – (120 : 2) = – 60.

c) (– 70) : (– 7) = 70 : 7 = 10.

Bài 2. Tìm số nguyên x, biết:

a) (– 5) . x = 55;

b) (– 30) : (x + 7) = – 6.

Lời giải:

a) Ta có:

(– 5) . x = 55

x = 55 : (– 5) x = – (55 : 5)

x = – 11 Vậy x = – 11.

b) (– 30) : (x + 7) = – 6

x + 7 = (– 30) : (– 6) x + 7 = 5

x = 5 – 7 x = – 2 Vậy x = – 2.

Bài 3. Tìm các bội của – 13 lớn hơn – 40 và nhỏ hơn 40.

Lời giải:

Để tìm các bội của – 13, ta lấy – 13 nhân lần lượt với các số 0, – 1, 1, – 2, 2,…

Ta được các bội của – 13 là: 0, – 13, 13, – 26, 26, – 39, 39, – 52, 52, ...

Mà theo bài ta có: bội đó lớn hơn – 40 và nhỏ hơn 40

(4)

Nên các bội cần tìm là: – 39, – 26, – 13, 0, 13, 26, 39

Vậy các bội số thỏa mãn yêu cầu là – 39, – 26, – 13, 0, 13, 26, 39.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dạng 1: Tính, đặt tính rồi tính.. Bước 1: Thực hiện đặt tính. Bước 2: Lần lượt chia chữ số hàng chục, hàng đơn vị của số bị chia cho số chia. Bước 2: Tìm cách giải.

Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp (khoảng cách giữa hai cây là một số tự nhiên với đơn vị là mét). Giải thích tại sao M là trung điểm của đoạn thẳng NP. d)

Quy tắc: Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo

Không biết Tròn tìm được hai số nguyên nào nhỉ?.

Mỗi lần bắn trượt mục tiêu Minh nhận được -15 điểm. Vậy Minh đã bắn trược mục tiêu 5 lần. Hỏi trong mỗi phút, tàu ngầm đã lặn xuống bao nhiêu mét?.. b) Từ vị trí đã

Thực hiện các phép tính rồi so sánh kết quả tương ứng ở hai cột màu xanh và màu đỏ.. Q là tích của 6 số nguyên khác 0 trong đó có duy nhất một số dương. Hãy cho biết P và

Vậy bác Toàn được thưởng hay phạt trung bình bao nhiêu tiền trên mỗi sản phẩm... Vậy bác Toàn được thưởng trung bình 46 000 đồng trên mỗi

Phép chia hết của một số nguyên dương cho một số nguyên dương là phép chia hết hai số tự nhiên với số chia khác 0.. Tính thương của hai số nguyên dương nhận được ở Bước