• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học| Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học| Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

- Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.

Những hạt cát qua kính hiển vi Lông công qua kính hiển vi - Kính hiển vi gồm các bộ phận chính:

+ Ống kính gồm:

* Thị kính (kính để mắt vào quan sát); có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần)…

* Đĩa quay gắn các vật kính.

* Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x…

+ Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ.

+ Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

+ Ngoài ra, còn có đèn để chiếu sáng mẫu vật, thân kính và chân kính làm giá đỡ các bộ phận khác.

(2)

II. Sử dụng kính hiển vi quang học

Các bước sử dụng kính hiển vi quang học là:

- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính quan sát gần vào tiêu bản.

- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.

- Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.

III. Bảo quản kính hiển vi quang học

- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.

- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

(3)

Vệ sinh kính bằng bông gạc Dùng tăm bông vệ sinh kính

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bước 2: Đặt lớp tế bào này lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất rồi đậy lamen từ một cạnh.. Sử dụng giấy thấm để thấm

Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng - Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ

Bài 4.5 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Hãy cùng các bạn trong nhóm của em sưu tầm ảnh chụp các vật rất nhỏ (mắt thường không nhìn thấy được) qua kính hiển vi theo một

Bài 4.4 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 6: Tại sao khi di chuyển kính hiển vi phải dùng cả hai tay, một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính và không được để tay

Mặt Trời mọc ở hướng Đông vào buổi sáng và lặn ở hướng Tây vào buổi chiều vì: Trái Đất quay quanh trục của nó theo chiều từ Tây sang

Với một chiếc ghế quay mượn ở văn phòng nhà trường, hãy thiết kế một hoạt động đóng vai nhằm chứng minh chuyển động người ta nhìn thấy được của Mặt Trời, của các

- Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn đo (GHĐ - Giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN – Hiệu giá trị đo của

- Hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự