• Không có kết quả nào được tìm thấy

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phạm Cường1, Đỗ Trọng Toàn1

Nguyễn Văn Chín Chín1, Nguyễn Ngọc Bình1 Lê HoàiThương1,Trần Anh Khoa1

TÓM TẮT

Lát khét {Toona sureni (Blume) Merr.} hay còn gọi là Xương mộc, Xoan mộc, Trương Vân; là loài cây bản địa kích thước lớn, sản phẩm gỗ được rất được thị trường ưa chuộng với giá trị cao cũng như giá trị về dược liệu và có tiềm năng rất lớn trong trồng rừng kinh doanh gỗ lớn ở Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng một số nhân tố đến sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi ở giai đoạn vườn ươm. Sử dụng túi bầu P.E. kích thước 10 ×14cm có đục 4-6 lỗ với thành phần ruột bầu 87 đất tầng B, 10 phân chuồng hoai và 3 phân NPK tỷ lệ 20:20:10+TE cho cây con sinh trưởng tốt nhất. Nghiên cứu cũng xác định được chế độ che sáng 25 giai đoạn 3 tháng tuổi và sau đó dở bỏ dàn che;

tưới nước 4 lít/m2 bầu cây, mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối; sử dụng phân NPT

tỷ lệ 20:20:10+TE bón cho cây con ở giai đoạn sau khi cấy vào bầu 2 tháng tuổi với liều lượng 30 g/m2 bầu cây bằng phương pháp tưới bón cho cây con sinh trưởng tốt nhất về đường kính, chiều cao. Cây con sau khi cấy vào bầu và chăm sóc 4-6 tháng có chiều cao trên 50cm, đường kính gốc từ 4-6 cm, cây xanh tươi, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây một thân và được huấn luyện tốt đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

Từ khóa: Kỹ thuật chăm sóc, Lát khét {Toona sureni (Blume) Merr.}, sinh trưởng, thành phần ruột bầu, vườn ươm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giới thiệu về đặc điểm.

Chiến lược trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Giá trị sử dụng và tình hình khai thác. Sự cần thiết để nghiên cứu

Lát khét {Toona sureni (Blume) Merr.} là loài cây bản địa, phân bố trong rừng tự nhiên ở nước ta và tập trung

ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Nam. Đây là loài cây bản địa, gỗ lớn, mọc nhanh.

Cây có chiều cao trên 30m và đường kính đạt trên 1m (Phạm Hoàng Hộ, 1999; Đỗ Tất Lợi, 2004; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2012; Bảo Huy, 2002). Gỗ Lát khét được thị trường ưa chuộng và có giá trị rất cao. Tùy thuộc loại gỗ, giá bình quân dao động từ 25.000.000 đồng đến 29.000.000 đồng trên 1 m3. Ngoài giá trị về gỗ, Lát khét còn là loài cây có giá trị dược liệu cao. Trên thị trường chủ yếu là gỗ Lát khét từ rừng tự nhiên và với giá trị cao nên loài cây này bị khai thác nhiều và khan hiếm trong rừng tự nhiên. Hiện nay loài Lát khét chỉ biết đến ở sản phẩm gỗ sử dụng trên thị trường. Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng rừng loài Lát khét chưa được một nghiên cứu nào thực hiện một cách có hệ thống. Đặc biệt, ở khu vực miền Trung có

1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

(2)

cấu cây trồng lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là nhóm các loài cây nhập nội, mọc nhanh như Keo các loại (Acacia spp.), Bạch đàn… chưa đáp ứng được chiến lượng phát triển rừng trồng bền vững ở địa phương cũng như trên cả nước (Thủ tướng Chính phủ, 2007). Nghiên cứu tuyển chọn giống cây lâm nghiệp bản địa, mọc nhanh, kinh doanh gỗ lớn và có giá trị được quan tâm trong giai đoạn hiện nay và Lát khét là loài cây mới cần được quan tâm. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu, chế độ tưới nước, che sáng và bón phân đến sinh trưởng cây con Lát khét ở giai đoạn vườn ươm nhằm xác định nội dung kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Lát khét hiệu quả, cung cấp giống chất lượng tốt phục vụ công tác trồng rừng cây bản địa kinh doanh gỗ lớn.

II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu

a. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:

Loài Lát khét {Toona sureni (Blume) Merr.}, chi Toona và thuộc họ Meliacea; hiện đang phân bố ở rừng tự nhiên ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Hat giống Lát khét được thu hái từ cây mẹ có chiều cao 30m và đường kính trên 90 cm trong rừng tự nhiên ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hạt giống Lát khét được xử lý và gieo ươm trên luống nền tạo cây con có độ tuổi 90 ngày, chiều cao bình

quân 4,2 cm, nhổ đem cấy vào bầu để bố trí các thí nghiệm ở vườn ươm.

b. Đặc điểm khu vực bố trí thí nghiệm gieo ươm Lát khét:

Thí nghiệm gieo ươm loài Lát khét được thực hiện tại Trung tâm Thực hành và nghiên cứu Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Đặc điểm chế độ khí hậu của khu vực bố trí thí nghiệm mang đặc trưng vùng khí hậu miền Trung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tổng số giờ nắng trong năm là 2.190 giờ tập trung từ tháng 2 đến tháng 7 của năm. Tổng lượng mưa của năm 2019 chỉ đạt 1.984,6 mm/năm, và tập trung chủ yếu ở các tháng 8, 9, 10 và 11. Độ ẩm không khí trung bình đạt 84,9 và thấp nhất từ tháng 6 (74 ) đến tháng 8 (76 ). Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 26,40C, và nhiệt độ cao tập trung từ tháng 4 đến tháng 8 và đạt cao nhất ở tháng 7 (29,90C) và tháng 8 (29,60C) trong năm. Đặc biệt vào mùa mưa gió bão gây hại cây trồng, mưa lớn kéo dài gây ngập úng (Cục thống kê Thừa Thiên Huế, 2019; Tổng cục thống kê, 2019). Từ kết quả phân tích về điều kiện khí hậu và thủy văn tại khu vực bố trí thí nghiệm cho thấy giai đoạn gieo ươm cây Lát khét rơi vào khoảng điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong năm. Hạt giống thu hái vào khoảng tháng 4 đến tháng 5, gieo ươm đúng giai đoạn đỉnh điểm nắng nóng trong năm, sau đó khoảng 3 tháng là rơi vào giai đoạn mưa

bão kéo dài. Do điều kiện bảo quản hạt giống dưới 2 tháng nên đòi hỏi thu hái về và gieo ngay.

Những điều kiện khí hậu khắc nghiệt có những ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật gieo ươm loài Lát khét. Những biện pháp kỹ thuật gieo ươm áp dụng hiệu quả tại khu vực nghiên cứu sẽ chuyển giao thành công đến các vùng có điều kiện khí hậu ôn hòa hơn ở nước ta.

2. Phương ph p nghiên cứu a. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân NPK trong thành phần ruột bầu: Bố trí sáu công thức tỷ lệ phân NPK (loại 20:20:10+TE) khác nhau gồm (1) CT1: 90 Đất + 10 PCH (Đối chứng); (2) CT2: 89 Đất + 10 PCH + 1 NPK; (3) CT3: 88 Đất + 10 PCH + 2 NPK; (4) CT4: 87 Đất + 10 PCH + 3 NPK; (5) CT5:

86 Đất + 10 PCH + 4 NPK; (6) CT6: 85 Đất + 10 PCH + 5 NPK. Tỷ lệ được tính theo giá trị trọng lượng và lượng phân chuồng hoai không đổi ở các công thức với tỷ lệ 10 .

Bố trí thí nghiệm 3lần lặp, ảnh hưởng 1 nhân tố. Sử dụng túi bầu P.E. kích thước 10x14cm, túi bầu được đục 4-6 lỗ kích thước 0,5cm.

b. Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ tưới nước:

Công thức thí nghiệm: Gồm 3 công thức (1) Tưới 2 lít/m2 bầu, (2) Tưới 4 lít/m2 bầu, và (3) Tưới 6 lít/m2bầu. Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp.

c. Ảnh hưởng của độ che sáng:

(3)

Công thức che sáng: Gồm 3 công thức là CT1: Không che sáng, CT2: Che sáng 25 (Lưới mùng đen) và CT3: Che sáng 65 (Lưới đen che lan). Các ô thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp.

Sử dụng túi bầu P.E. kích thước 10×14cm, túi bầu được đục 4-6 lỗ kích thước 0,5cm.

Giai đoạn 1-2 tháng tuổi, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Giai đoạn 2-4 tháng tuổi, 2 ngày tưới 1 lần vào sáng sớm. Giai đoạn sau 4 tháng tuổi, 4 ngày tưới 1 lần, tưới vào sáng sớm.

d. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con:

Sử dụng phân bón NPK tỷ lệ 20:20:10+TE với các liều lượng bón khác nhau. Tiến hành bón vào 3 thời điểm cây 1 tháng tuối, cây 2 tháng tuổi và 3 tháng tuổi. Công thức thí nghiệm bón phân gồm: (1) PB1: Không bón phân NPK; (2) PB2: Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 10 g/m2 bầu; (3) PB3: Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 20 g/m2 bầu; (4) PB4: Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 30 g/m2 bầu; (5) PB5: Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 40 g/

m2 bầu.Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp, dung lượng mẫu quan sát mỗi công thức 30 cây.

e. Thu thập số liệu và xử lý số liệu:

Thu thập số liệu: Tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, phẩm chất cây và tình hình sâu bệnh hại. Theo dõi 15 ngày

đo đếm số liệu 1 lần và ghi vào phiếu theo dõi.

Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu.

Phân tích phương sai một nhân tố để xác định sự khác biệt của các công thức thí nghiệm và sử dụng tiêu chuẩn t của Student để xác định sự khác biệt giữa hai công thức tốt nhất và thứ hai để xác định công thức thí nghiệm tốt nhất.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Sinh trưởng câyL t khét 4 th ng tuổi ở vườn ươm

a. Tỷ lệ sống và phẩm chất cây:

Sau 4 tháng giâm hom và chăm sóc cây con Lát khét, đã đánh giá tỷ lệ sống và phẩm chất cây con đạt kết quả như sau: Cây xanh tươi tốt không bị cong queo, sâu bệnh chiếm tỷ lệ 84 ; cây bị vàng lá, gãy ngọn bị cong queo là 16 và còn lại là những cây bị héo và chết.

Nhìn chung cây Lát khét ở giai đoạn vườn ươm sinh trưởng khá mạnh. Mức độ cây đồng cao và tỷ lệ cây phẩm chất kém là do trong quá trình cấy cây vào bầu đã loại bỏ đi những cây xấu và kém chất lượng. Từ đó nâng cao chất lượng cây con sau khi cấy vào bầu và lúc cây xuất vườn.

b. Chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ:

Trong nghiên cứu, bố trí nhiều thí nghiệm khác nhau về các nhân tố như tỷ lệ NPK trong thành phần ruột bầu, tưới nước, bón chăm sóc cây và che sáng.

Để mô tả tình hình sinh trưởng và phát triển chung của cây Lát khét giai đoạn vườn ươm, tiến hành đo đếm sinh trưởng của cây con Lát khét toàn bộ trên các công thức thí nghiệm để đánh giá sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm. Sau thời gian thí nghiệm, theo dõi, thu

(4)

thập xử lý số liệu, bảng dưới mô tả sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi (Bảng 1).

Số liệu ở bảng 1 cho thấy, sinh trưởng bình quân về chiều cao vút ngọn đạt 42,1cm và đường kính cổ rễ là 6,1 mm.

Qua một 4 tháng chăm sóc tuy thời tiết không được thuận lợi vì lũ lụt và bão, tuy nhiên cây vẫn sinh trưởng và phát triển khá tốt.

c. Tình hình sâu bệnh hại:

Quá trình bố trí thí nghiệm và theo dõi cây con chưa có biểu hiện sâu bệnh gây hại. Trong đó có sự xuất hiện của châu chấu gây hại nhưng ở mật độ thấp (0,56 con/5m2bầu cây) và hầu như không ăn lá và bệnh gây hại cây con. Bước đầu có thể đánh giá rằng cây con Lát khét có khả năng chống chịu khá tốt với sâu bệnh hại tại khu vực bố trí thí nghiệm.

2. Ảnh hưởng tỷ lệ phân NPK

trong hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con L t khét

Thí nghiệm ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con Lát khét theo các công thức thí nghiệm: CT1: Đối chứng - 90 Đất + 10 Phân chuồng hoai; CT 2: 89 Đất + 10 Phân chuồng hoai + 1 NPK; CT 3: 88 Đất + 10 Phân chuồng hoai + 2 NPK;

CT 4: 87 Đất + 10 Phân chuồng hoai + 3 NPK; CT 5:

86 Đất + 10 Phân chuồng hoai + 4 NPK; và CT 6: 85 Đất + 10 Phân chuồng hoai + 5 NPK.Cây sau khi cấy vào bầu, chăm sóc, theo dõi trong 4 tháng và kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ cây con được tổng hợp ở bảng dưới (Bảng 2).

Số liệu bảng trên mô tả sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi theo các công thức ruột bầu khác nhau, kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ tăng dần khi tăng tỷ lệ phân NPK trong thành phần ruột bầu. Trong đó, CT6, CT5 và CT4 có chỉ tiêu sinh trưởng HVNvà DOOlớn nhất, nhì và ba theo lần lượt là 47,70cm và 7,39mm; 46,83cm và 7,05mm; và 45,90cm và 6,80mm. Công thức ruột bầu không trộn phân NPK (Đối chứng) cho sinh trưởng kém nhất (HVN= 34,93cm và DOO = 4,64mm).

Bảng 2. Sinh trưởng cây L t khét 4 th ng tuổi theo c c công thức thành phần ruột bầu

Bảng 1. Sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc cây L t khét 4 th ng tuổi Hình 1. Cây con L t khét 4 th ng tuổi sau khi cấy vào bầu

(5)

Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố. Kết quả phân tích phương sai ở bảng trên cho thấy, đối với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn có Ftính = 4,32 lớn hơn F05 = 2,27 và đối với đường kính cổ rễ, Ftính= 5,85 lớn hơn gấp đôi F05 = 2,27. Điều đó chứng tỏ có sự khác biệt về chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn giữa các công thức ruột bầu. Hay nói cách khác, tỷ lệ NPK trong thành phần ruột bầu khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của cây con Lát khét ở giai đoạn vườn ươm.

Để tìm công thức thành phần ruột bầu tốt nhất, tiến hành phân tích phương sai đối với 3 công thức CT4, CT5 và CT6, kết quả cho thấy đối với chỉ tiêu đường kính cỗ rễ có Ftính

= 0,27 < F05= 3,10 và chiều cao vút ngọn có Ftính = 0,10

< F05 = 3,1. Điều này chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính gốc giữa 3 công thức thành phần ruột bầu CT4, CT5 và CT6. Về tỷ lệ sống cho thấy CT6 và CT5 cho tỷ lệ sống thấp hơn CT6. Ngoài ra, xét về mặt hiệu quả kinh tế, đã chọn CT4 có thành phần ruột bầu 87 Đất + 10 Phân chuồng hoai + 3 NPK là công thức thí nghiệm cho cây sinh trưởng tốt nhất.

3. Ảnh hưởng chế độ tưới nước, che s ng và phân bón để sinh

trưởng cây con L t khét

a. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước:

Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng cây con Lát khét theo các công thức thí nghiệm: CT1:

2lít/m2; CT2: 4 lít/m2 và CT3:

6 lít/m2. Cây sau khi cấy vào bầu, chăm sóc, theo dõi trong 4 tháng và kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ cây con (Bảng 3).

Số liệu bảng trên mô tả sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi theo các công thức chế độ tưới nước khác nhau. Nhìn chung kết quả cho thấy, chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ tăng dần khi tăng lượng nước tưới trên 1m2 đất. Trong đó, công thức 3 và 2 có chỉ tiêu sinh trưởng HVNvà DOOlớn nhất và nhì lần lượt là 45,9cm và 6,3m; 43,0cm và 5,5mm.

Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức chế độ tưới nước đến sinh trưởng cây Lát khét 4 tháng tuổi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả phân tích phương sai ở bảng trên cho thấy đới với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn có Ftính = 3,36> F05 = 3,10 và đối với đường kính rễ, Ftính = 3,41 >

F05 = 3,10 lớn hơn F0,5=3,1.

Điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt về chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn giữa các công thức chế độ tưới. Hay nói cách khác lượng nước trong thành phần ruột bầu không ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của cây Lát khét.

Để tìm công thức chế độ tưới nước tốt nhất, tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn t đối với 2 công thức CT2 và CT3, kết quả cho thấy đối với chỉ tiêu đường kính cỗ rễ có /ttính/ = 1,42 < t05

= 1,70 và chiều cao vút ngọn có /ttính/ = 1,95 > t05 = 1,70.

Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao vút ngọn và chưa có sự khác biệt rõ về đường kính gốc giữa 2 công thức chế độ tưới nước CT2 và CT3. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, đã chọn CT2 có chế độ tưới nước là 4 lít/1m2 công thức thí nghiệm cho cây sinh trưởng tốt nhất.

b. Ảnh hưởng của độ che sáng:

Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây con Lát khét theo các công thức thí nghiệm: CT1:

Không che sáng; CT2: Dùng lới mùng đen che côn trùng; và Bảng 3. Sinh trưởng cây L t khét 4 th ng tuổi theo

c c công thức tưới nước

(6)

CT3: Dùng lưới đen che lan.

Cây sau khi cấy vào bầu, chăm sóc, theo dõi trong 4 tháng và kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ cây con (Bảng 4).

Số liệu Bảng 4 trên mô tả sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi theo các công thức về độ che sáng khác nhau.

Nhìn chung kết quả cho thấy, chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ tăng dần khi tăng độ che sáng cho cây con Lát khét.

Trong đó, công thức 3 và 2 có chỉ tiêu sinh trưởng HVN

DOOlớn nhất và nhì lần lượt là 46,3cm và 5,1mm; 43,1cm và 6,2mm.

Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức chế độ che sáng đến sinh trưởng cây Lát khét 4 tháng tuổi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả phân tích phương sai ở bảng trên cho thấy đới với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn có Ftính

= 3,2> F05 = 3,10 và đối với đường kính rễ, Ftính = 6,30>

F05 = 3,10. Điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt về chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn giữa

các công thức độ che sáng. Hay nói cách khác độ che sáng cho cây con Lát khétcó ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của cây Lát khét.

Tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn t của Student đối với 2 công thức CT2 và CT3 để tìm công thức thí nghiệm tốt nhất.

Kết quả cho thấy, đối với chỉ tiêu đường kính cỗ rễ có /ttính/ = 0,81 < t05= 1,70 và chiều cao vút ngọn có/ttính/ = 2,17 > t05 = 1,70. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao vút ngọn và chưa có sự khác biệt về đường kính gốc giữa 2 công thức độ che sáng CT2 và CT3. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, đã chọn CT2 có độ che sáng là dùng lưới mùng đen che côn trùng là công thức thí nghiệm cho cây sinh trưởng tốt nhất.

Bảng 4. Sinh trưởng cây L t khét 4 th ng tuổi theo c c công thức chế độ che s ng kh c nhau

Hình 2. Đo đếm cây con L t khét theo c c công thức thí nghiệm

(7)

c. Ảnh hưởng bón thúc phân chăm sóc:

Thí nghiệm ảnh hưởng của chế độ bón thúc phân chăm sóc đến sinh trưởng cây con Lát khét theo các công thức thí nghiệm:

PB1: Không bón phân NPK;

PB2: Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 10 g/m2 bầu; PB3:

Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 20 g/m2 bầu; PB4: Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 30 g/m2 bầu; PB5: Phân NPK 20:20:15+TE liều lượng 40 g/

m2 bầu. Cây sau khi cấy vào bầu, chăm sóc, theo dõi trong 4 tháng và kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ cây con (Bảng 5).

Số liệu bảng trên mô tả sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi theo các công thức bón phân NPK chăm sóc khác nhau. Nhìn chung kết quả cho thấy, chiều cao vút ngọn và đường kính cổ rễ tăng dần khi tăng tỷ lệ phân NPK trong thành phần ruột bầu. Trong đó CT5 và CT4 có chỉ tiêu sinh trưởng HVNvà DOOlớn nhất, nhì theo lần lượt là 48,32cm và 6,87mm; 47,40cm và 6,71mm.

Công thức không phân bón NPK

cho sinh trưởng kém nhất (HVN

= 35,6cm và DOO= 4,5mm).

Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân NPK đến sinh trưởng cây con Lát khét 4 tháng tuổi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố. Kết quả phân tích phương sai ở bảng trên cho thấy, đối với chỉ tiêu chiều cao vút ngọn có Ftính= 5,49 lớn hơn gấp đôi F05

= 2,43 và đối với đường kính cổ rễ, Ftính= 3,40 lớn hơn F05

= 2,43. Điều đó chứng tỏ có sự khác biệt về chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn giữa các công thức thí nghiệm trên. Hay nói cách khác, chế độ bón thúc phân NPK chăm sóc khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của cây con Lát khét.

Để tìm công thức phân bón NPK chăm sóc tốt nhất, tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn tcủa Student đối với 2 công thức CT4 và CT5. Kết quả cho thấy, đối với chỉ tiêu đường kính cỗ rễ có /ttính/ = 0,27<t05 = 2,05 và chiều cao vút ngọn có /ttính/

= 0,22<t05 = 2,05. Điều này chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao vút ngọn và đường kính gốc

giữa 2 công thức thành phần ruột bầu CT4 và CT5. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, chúng tôi chọn CT4 (bón phân NPK liều lượng 30 g/m2bầu) là công thức thí nghiệm cho cây sinh trưởng tốt nhất.

IV. KẾT LUẬN

Lát khét là loài cây bản địa gỗ lớn có nhiều giá trị sử dụng cao. Trong kỹ thuật gieo ươm tạo cây con loài Lát khét, sử dụng thành phần ruột bầu 87 đất tầng B, 10 phân chuồng hoai và 3 phân NPK cho cây sinh trưởng tốt nhất. Tiến hành chăm sóc cây con, sử dụng lưới mùng che sáng với độ che sáng tương đương 25 , tưới nước khoảng 4 lít/m2 bầu cây và sử dụng phân bón thúc NPK tỷ lệ 20:20:10+TE với liều lượng 30 g/m2 bầu cây với phương pháp bón tưới cho cây sinh trưởng tốt nhất về đường kính và chiều cao vút ngọn. Cây con được cấy vào bầu và chăm sóc sau 4-6 tháng, có chiều cao trên 50cm và đường kính gốc từ 4-6mm, cây xanh tươi, không sâu bệnh, không cụt ngọn, cây 1 thân, được huấn luyện tốt là đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục thống kê Thừa Thiên Huế (2019). Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.

2. Phạm Hoàng Hộ (1999).

Cây cỏ Việt Nam - Quyển 1.

NXB Trẻ, Chi nhánh Hà Nội, năm 1999.

3. Nguyễn Công Hoan và Bảng 5. Sinh trưởng cây L t khét 4 th ng tuổi theo c c công thức

chế độ bón thúc phân NPK trong chăm sóc ở vườn ươm

(8)

Đặng Kim Vui (2017). Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và che sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây Xoan đào (Py- geum arboretum Endl) ở giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chuyên đề giống cây trồng, vật nuôi - Tập 2, tháng 12/2017, trang 219-224.

4. Bảo Huy (2002). Cây Xoan mộc: Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2002. Trang 183 - 187.

5. Bảo Huy (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và sinh trưởng loài bản địa Xoan mộc (Toona sureni) làm cơ sở tổ chức kinh doanh tại Lâm trường Quảng Tân, huyện Đăk R’Lắp, tỉnh Đăk Lăk. Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh từ năm 1997.

6. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

NXB Y học, Hà Nội, năm 2004.

7. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2012). Átlát cây rừng Việt Nam - Tập 4. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

8. Thủ tướng Chính phủ (2007). Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Kèm theo quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 02 năm 2007.

9. Tổng cục thống kê (2019).

Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2019.

10. Nguyễn Đắc Triển, Ngô Thế Long, Nguyễn Thị Xuân Viên và Nguyễn Tài Luyện (2017). Ảnh hưởng của thành

phần ruột bầu, ánh sáng và bón thúc đến sinh trưởng cây Gáo vàng (Nauclea orientaliaL.) giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. Chuyên đề giống cây trồng, vật nuôi, tập 2 tháng 12/2017, trang 200-205.

11. Đỗ Anh Tuấn (2013).

Ảnh hưởng của che sáng, thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng cây con Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A.Chev).

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3/2013.

12. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2014). Kỹ thuật trồng Lát hoa.

BIOLOGICAL AND ECOLOGICAL CHAR- ACTERISTICS, USE VALUES AND SEED TREATMENT METHOD OF {TOONA SURENI (BLUME) MERR.} NATURAL DISTRIBUTION IN THE CENTRAL AND HIGHLANDS OF VIETNAM

Pham Cuong, Do Trong Toan, Nguyen Van Chin Chin, Nguyen Ngoc Binh, Le Hoai Thuong, Tran Anh Khoa

SUMMARY

Lat khet {Toona sureni (Blume) Merr.} also known as Xuong moc, Xoan moc, Truong van, is a large native specie that has a high value of wood products in the market as well as its medicinal values and an indigenous tree has great po- tential in large timber busi- ness plantations in Vietnam.

The paper presents the results of research on the influence of several factors on the growth

of 4-month-old Toona seed- lings in the nursery. Using a polyethylene potting bag size 10 ×14cm has 4-6 holes with potting medium composition 87 of B-layer soil, 10 de- composed manure and 3 NPK fertilizer at the rate of 20: 20:

10 + TE for the best growth of Toona seedlings. The study also identified the 25 shading regime at 3 months of age and then removed the masking be- fore transferring seedlings for planting; watering 4 litters / m2of seeding pots with 2 times per day in the early morning and evening; using NPT fertil- izer at the rate of 20: 20: 10 + TE to fertilize the seedlings after transplanting them into 2-month-old pots with the amount of 30 g/m2 by water- fertilizing method for the best growth of seedlings in the root diameter and height. Seed- lings after transplanting into pots and caring for 4-6 months have a height of over 50cm, the root diameter of 4-6 cm, green plants, no pests, no cut tops, single-stem seedlings and are well trained that provide to plant.

Keywords: Nursery, pot- ting mix composition, seeding growth, tending techniques, {Toona sureni(Blume) Merr.}.

Người phản biện: TS. Lê Đồng Tấn Ngày nhận bài: Th ng 12/2020 Ngày phản biện thông qua: Th ng 2/2021

Ngày duyệt đăng: Th ng 3/2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

As shown in table 1, at the tillering stage, the growth parameters are very closely related to the root system, in which the indicators such as leaf mass, stem mass,

Vì vậy, Chúng tôi tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Tam thất (Panax pseudoginseng Wall) giai đoạn vườn ươm

cho thấy các thời điểm phun GA 3 khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng tương tự nhau tới số lượng quả trên cây của cam Sành.. Các nồng độ phun GA 3 có ảnh

Cũng giống như các chỉ tiêu cấu thành năng suất, công thức phân bón PB4 với lượng phân bón lớn, làm cho cây phát triển thân lá tốt, khả năng chống chịu sâu

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 tại Thái Nguyên.. PHƯƠNG PHÁP

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt (Đẩy Đẹo Bụt) canh tác trên đất cạn không chủ động nước

Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến thời gian nẩy mầm của hạt giống Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm, kết quả thu được ở bảng 2.. Ảnh hưởng của hỗn hợp

Xuất phát từ thực tế trên, việc “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) giai