• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tải về Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tải về Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường THPT Ngô Quyền - Hải Phòng

I. TRẮC NGHIỆM (7,0đ) Câu 1:Cho bảng số liệu sau

Sản lượng lương thực của Liên Bang Nga (đơn vị: triệu tấn)

Năm 1995 1998 2000 2005 2014 2017

Sản lượng 62,0 46,9 64,3 78,2 77,5 130,5

(Nguồn niên giám thống kê năm 2016) Nhận định nào sau đây đúng nhất về tình hình sản xuất lương thực của Liên Bang Nga giai đoạn 1995 - 2014?

A. Sản lượng lương thực tăng rất nhanh.

B. Sản lượng lương thực tăng nhanh từ 2000 đến 2014.

C. Sản lượng lương thực có nhiều biến động, không ổn định.

D. Sản lượng lương thực tăng nhanh từ năm 1995 đến 2005.

Câu 2:Vùng nào sau đây ở Liên Bang Nga có khí hậu cận nhiệt?

A. Lãnh thổ phía Nam.

B. Lãnh thổ phía Tây.

C. Lãnh thổ phía Bắc.

D. Lãnh thổ phía Đông.

Câu 3:Các ngành công nghiệp nổi tiếng Nhật Bản đều có chung đặc điểm là A. đều hướng vào kĩ thuật cao.

B. Sử dụng nhiều lao động trong các ngành kinh tế.

C. tập trung nhiều trên đảo Hôn Su.

D. tập trung ven bờ biển Nhật Bản.

Câu 4:Cho bảng số liệu:

(2)

Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản

Năm 1950 1970 1997 2005 2010 2014 2025 (dự báo) Số dân(triệu

người) 83,0 104,0 126,0 127,7 127,3 126,6 117,0 Dưới 15 tuổi (%) 35,4 23,9 15,3 13,9 13,3 12,9 11,7

15 - 64 tuổi (%) 9,6 69,0 69,0 66,9 63,8 60,8 60,1 65 tuổi trở lên

(%) 5,0 7, 15,7 19,2 22,9 26,3 28,2

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 giảm.

B. Tỉ lệ nhóm tuổi 65 trở lên tăng.

C. Tỉ lệ nhóm tuổi 15 - 64 tăng.

D. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tăng.

Câu 5: Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau chưa đúng về tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 2005-2014?

A. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm, không ổn định B. Dân số thành thị tăng song còn chậm.

C. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm liên tục.

(3)

Câu 6:Khoảng thời gian nào dưới đây là “Tuần lễ Vàng” để thu hút khách du lịch của Nhật Bản?

A. Cuối tháng 7, đầu tháng 8.

B. Cuối tháng 6, đầu tháng 7.

C. Cuối tháng 5, đầu tháng 6.

D. Cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Câu 7:Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của Liên Bang Nga?

A. Sản xuất vũ khí.

B. Sản xuất máy bay.

C. Khai thác kim cương.

D. Khai thác khí đốt.

Câu 8:Cho biểu đồ sau:

Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục của nước ta năm 2000 và 2014

Nhận xét nào sau đây là không đúng về cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo châu lục của nước ta?

A. Châu Mĩ luôn chiếm tỉ trọng cao thứ hai và có xu hướng tăng nhanh B. Châu Phi luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng C. Châu Á chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm

(4)

D. Châu Âu và châu Đại Dương cùng có xu hướng giảm tỉ trọng Câu 9:Liên Bang Nga không giáp với đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương.

Câu 10:Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là A. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.

B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.

C. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

D. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Câu 11:Năm 2017 dân số của Nhật Bản là 126,8 triệu người, giá trị xuất khẩu là 624,8 tỉ USD. Vậy giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người đạt

A. 4928,4 USD/ người.

B. 4927,4 USD/ người.

C. 4927,5 USD/ người.

D. 4928,0 USD/ người.

Câu 12:Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là A. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.

B. vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.

C. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.

D. có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

Câu 13:Cho bảng số liệu

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản qua các năm

(5)

Năm 1965 1975 1985 2000 2015

Diện tích (nghìn ha) 3123 2719 2318 2067 1600

Năng suất (tấn/ha) 4,03 4,5 4,8 4,9 6,0

Sản lượng (nghìn

tấn) 12585 12235 11428 1012 9600

(Nguồn niên giám thống kê năm 2016) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo của Nhật bản từ năm 1965 đến năm 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường D. Biểu đồ cột.

Câu 14:Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất Liên Bang Nga là A. Xanh Pê-tec-bua, Caliningrat.

B. Mát- x cơ-va, Xanh Pê-tec-bua.

C. Mát- x cơ-va, Vla-đi-vô- x tốc.

D. Xanh Pê-tec-bua, Nô- vô- xi- biếc.

Câu 15:Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu A. chí tuyến.

B. gió mùa.

C. hải dương.

D. lục địa.

Câu 16:Dân cư Liên Bang Nga tập trung chủ yếu ở A. Ven các tuyến đường lớn.

B. Vùng Viễn đông rộng lớn.

(6)

C. Vùng Xi-bia rộng lớn.

D. Phần đồng bằng Đông Âu.

Câu 17:Ở Việt Nam, nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản chủ yếu được dùng để đầu tư vào các dự án?

A. Xây dựng cầu, đường, sân bay, cảng biển.

B. Xóa đói, giảm nghèo cho vùng núi, hải đảo.

C. Phát triển các nguồn năng lượng.

D. Xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 18:Hai cuộc khủng khoảng dầu mỏ đã gây khó khăn gì cho nền kinh tế Nhật Bản?

A. Hạn chế thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

B. Làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút.

C. Thiếu nguồn nguyên liệu khoáng sản.

D. Cơ cấu kinh tế hai tầng bị phá bỏ.

Câu 19:Đặc điểm nào sau đây là trở ngại lớn nhất, đối với việc khai thác tài nguyên của Liên Bang Nga?

A. Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá và khô hạn.

B. Khí hậu phân hóa đa dạng, thời tiết thất thường.

C. Diện tích rộng lớn nằm trên hai châu lục.

D. Địa hình núi, cao nguyên chiếm diện tích lớn.

Câu 20:Với hơn 100 dân tộc sinh sống tại Liên Bang Nga, trong đó người Nga chiếm

A. 90% dân số.

B. 80% dân số.

C. 85% dân số.

(7)

Câu 21:Xu hướng chung trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Nhật Bản, yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

B. Giảm sản lượng lương thực, tăng chăn nuôi.

C. Mở rộng diện tích đất sản xuất.

D. Thâm canh và áp dụng công nghệ hiện đại.

Câu 22:Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản đó là ngành

A. công nghiệp chế tạo.

B. công nghiệp sản xuất điện tử.

C. xây dựng và công trình công cộng.

D. công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.

Câu 23:Nguồn lao động của Nhật Bản có trình độ chuyên môn kĩ thuật, trách nhiệm cao tạo ra thuận lợi gì?

A. Xuất khẩu lao động.

B. Hạ giá thành sản phẩm công nghiệp.

C. Giảm chi phí đào tạo nghề.

D. Giá giờ công lao động rẻ.

Câu 24:Liên Bang Nga có diện tích lớn nhất thế giới nhưng hơn 80% lãnh thổ nằm trong vành đai khí hậu nào?

A. Vành đai khí hậu ôn đới và hàn đới.

B. Vành đai khí hậu ôn đới.

C. Vành đai khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới.

D. Vành đai khí hậu nhiệt đới.

Câu 25:Mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay của Liên Bang Nga là

(8)

A. Hàng tiêu dùng.

B. Lương thực, thực phẩm.

C. Nhiên liệu, năng lượng.

D. Điện tử, tin học.

Câu 26:Nét nổi bật của dân số Liên Bang Nga trong những năm gần đây là A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tăng cao.

B. dân số đông nhưng đang giảm dần.

C. số người nhập cư đến từ nước ngoài tăng nhanh.

D. đang thực hiện chính sách dân số.

Câu 27:Ranh giới tự nhiên giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xibia là

A. Sông Ê- nit-xây.

B. Sông Von-ga.

C. Dãy U- ran.

D. Dãy Cau- ca-sus.

Câu 28:Trong các vùng kinh tế/đảo của Nhật Bản, vùng kinh tế đảo có dân cư thưa thớt là

A. Xi-cô-cư.

B. Hô-cai-đô.

C. Hôn-su.

D. Kiu-xiu.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 đ):Sự phát triển nền kinh tế của Nhật Bản bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?

Câu 2 (2,0 đ):Trình bày chiến lược và thành tựu đạt được của Liên Bang Nga

(9)

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Địa lý I. TRẮC NGHIỆM (7,0đ)

Câu Đáp án

1 C

2 A

3 A

4 D

5 C

6 D

7 C

8 A

9 A

10 D

11 B

12 A

13 C

14 B

15 B

16 D

17 A

18 B

19 A

20 B

21 D

22 A

23 B

24 B

25 C

26 B

27 C

28 B

(10)

II. TỰ LUẬN (3,0đ)

Câu 1. Sự phát triển nền kinh tế của Nhật Bản bắt nguồn từ những nguyên nhân sau

- Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt, trọng điểm theo từng thời kì.

- Tăng vốn đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, áp dụng kĩ thuật mới.

- Tiếp tục duy trì và phát triển cơ cấu kinh tế hai tầng.

- Điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế. (0,25đ/1 nguyên nhân) Câu 2.

a. Chiến lược (1,0đ)

* Kinh tế: Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng khoảng, xây dựng nền kinh tế thị trường.

* Chính trị: Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, khôi phục lại vị trí cường quốc.

* Xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân b. Thành tựu (1,0đ)

* Kinh tế: Sản lượng các ngành kinh tế tăng; Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 trên thế giới (2005); đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài.

* Chính trị: Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.

* Xã hội: Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện...

Xem thêm các bài tiếp theo tại: https://vndoc.com/giai-bai-tap-dia-li-11

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu ca dao trên là của Việt Nam, vì nước ta nằm ở bán cầu Bắc (BCB) nên tháng năm là mùa hè của BCB lúc này BCB chúc về gần mặt trời nên có hiện tượng ngày dài đêm

kích thước TĐ - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng của Trái Đất... Theo qui ước bên trên kinh tuyến là

Thiên thể nào sau đây không còn được coi là một hành tinh trong hệ mặt Trời?. Diêm

Vị trí kết thúc của trang văn bản Câu 4: Để xóa kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo em dùng phím

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn

Câu 5: Các ngành công nghiệp nhóm B trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nhóm nước nào dưới đây.. Các nước kém

Hỏi trong bốn điểm sau điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng trục

Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỷ khối so với H 2 bằng 8.. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br 2 trong