• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tải về Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 - 2019 - Tìm đáp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tải về Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 - 2019 - Tìm đáp"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật Lý lớp 6

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng

ở mức cao

Đòn bẩy, Ròng rọc

TN TL TN TL TN TL TN TL

1. Nhận biết được ròng rọc động và ròng rọc cố định.

2. Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo vật và đổi hướng của lực.

Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

3. Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực.

Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

4. Sử dụng đòn bẩy, ròng rọc phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ lợi ích của nó.

5. Lấy được ví dụ về sử dụng đòn bẩy, ròng rọc trong thực tế để thấy được lợi ích của chúng khi đưa một vật lên cao ta được lợi: Về lực; Về hướng của lực; Về đường đi.

Số câu 1

C2.1 1

C3.3 1

C2.11 1

C5.2 4

Số điểm 0.5 0.5 1 0.5 2.5

Tỉ lệ % 5% 5% 10% 5% 25%

6. Nhận biết được các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

7. Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

11. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ; Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên sự co giãn vì nhiệt của chất lỏng.

13. Giải thích được hiện tượng và ứng dụng thực tế về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.

14. Giải thích được hiện tượng và ứng dụng sự nở vì nhiệt của các vật khi bị ngăn cản có thể

(2)

Nhiệt học 8. Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

9. Nhận biết được một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xenxiut.

10. Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

12. Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.

gây ra lực rất lớn.

15. Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế khi quan sát trực tiếp hoặc qua ảnh chụp, hình vẽ.

Số câu 2

C9.6; C8.9 1

C10.12 4

C10.4 ; C10.8;

C11.5; C12.7

C13.131 1

C14.10 1

C13,14 10

Số điểm 1 1,5 2 1,5 0.5 1 7

Tỉ lệ % 10% 15% 20% 15% 5% 10% 75%

TS câu

hỏi 3 1 5 2 2 1 14

Tổng số

điểm 1,5 1,5 2,5 2,5 1 1 10

Tỉ lệ % 15% 15% 25% 25% 10% 10% 100%

(3)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 VẬT LÝ LỚP 6

A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:

Câu 1. Trong các câu sau, câu nào làkhông đúng?

A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

B.Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

C. Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực.

D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực.

Câu 2.Hệ thống ròng rọc nhưhình 1có tác dụng:

A. đổi hướng của lực kéo.

B. giảm độ lớn của lực kéo.

C. thay đổi trọng lượng của vật.

D.thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo.

Câu 3. Muốn lực nâng vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật thì OO1 (khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật) và OO2 (khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực kéo) phải thõa mãn điều kiện nào sau đây?

A. OO1> OO2

B. OO1= OO2

C.OO1< OO2

D. OO1và OO2không liên quan gì với nhau.

Câu 4.Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luậnkhông đúnglà:

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

D.Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

Câu 5.Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên:

A.sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.

B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.

C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.

D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 6.Nhiệt độ cao nhất ghi trênnhiệt kế y tếlà:

A. 100oC B.42oC C. 37oC D. 20oC

Câu 7.Câu phát biểu nào sau đâykhông đúng?

A. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.

B. Nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.

C.Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi.

D. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.

Câu 8.Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.

B. Rắn, khí, lỏng.

Hình 1 F

(4)

C.Khí, lỏng, rắn.

D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 9. Khi nung nóng 3 chất khí sau:không khí, khí ôxi, hơi nước. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều nhất.

B. Không khí, khí ôxi và hơi nước nở vì nhiệt khác nhau.

C. Hơi nước nở vì nhiệt ít nhất.

D.Không khí, khí ôxi và hơi nước nở vì nhiệt như nhau.

Câu 10.Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa lại có để một khe hở?

A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.

B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.

C.Để khi nhiệt độ tăng, thanh ray dễ dàng dài ra mà không bị ngăn cản.

D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 11 (1 điểm).Dùng ròng rọc có lợi gì?

Câu 12(1,5 điểm).Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng?

Câu 13 (1,5 điểm). Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên như cũ?

Câu 14(1 điểm).Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt không lấy ra được.

Dựa trên những kiến thức đã được học về sự nở vì nhiệt của các chất, em hãy đề ra phương án lấy nút thủy tinh ra khỏi lọ và giải thích tại sao lại làm như vậy?

Đáp án – Biểu điểm

A. TRẮC NGHIỆM:5 điểm.Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B D C D A B C C D C

B. TỰ LUẬN: 5 điểm Câu 11. 1 điểm.

- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

0,5 điểm 0,5 điểm Câu 12: 1,5 điểm.

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

0,75 điểm 0,75 điểm Câu 13: 1,5 điểm.

- Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng , không khí trong quả bóng

nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ. 1,5 điểm Câu 14: 1 điểm.

(5)

- Có thể hơ nóng cổ lọ.

- Vì khi hơ nóng cổ lọ thì cổ lọ nở ra nên có thể mở được nút.

0,5 điểm 0,5 điểm Tham khảo chi tiết đề thi giữa học kì 2 lớp 6:

https://vndoc.com/de-thi-giua-ki-2-lop-6

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

kích thước TĐ - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng của Trái Đất... Theo qui ước bên trên kinh tuyến là

Thiên thể nào sau đây không còn được coi là một hành tinh trong hệ mặt Trời?. Diêm

màu tối, mặt vải trơn, kẻ sọc dọc Câu 5: Người có dáng cao, gầy nên mặc trang phục:a. áo có cầu vai, tay bồng, kiểu

Vị trí kết thúc của trang văn bản Câu 4: Để xóa kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo em dùng phím

Định dạng đoạn văn bao gồm căn lề và đặt khoảng cách giữa các đoạn văn, khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn,… 1 4 Hai phím Delete và Backspace dùng để xóa

A. ảnh ảo lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật C. ảnh thật lớn hơn vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật.. Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?.B. Dòng điện đi ra t cực dương của pin qua các vật dẫn

Câu 20: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:.. Trọng lượng