• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi cũng cố kiến thức cho học sinh: II

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi cũng cố kiến thức cho học sinh: II"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ: KHỐI 7 TUẦN 24, TIẾT 48

CHƯƠNG V: ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII BÀI 23: KINH TẾ, VĂN HÓA THẾ KỈ XVI- XVIII (Tiếp theo) HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT: theo công văn 4040 của BGD- ĐT

- Những nét chính về tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI – XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật.

- Sự ra đời chữ Quốc ngữ.

Câu hỏi cũng cố kiến thức cho học sinh:

II. VĂN HÓA:

1/ Tôn giáo:

Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình văn hoá ở các thế kỉ XVI - XVII. Chú ý nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật.

- Ở thế kỷ XVI - XVII nước ta có những tôn giáo nào? Em biết gì về các tôn giáo đó?.

- Ngoài các tôn giáo thì ở nước ta các TK XVI-XVII tồn tại các tín ngưỡng nào?

Các tín ngưỡng nào hiện nay vẫn được duy trì.

- Quan sát H.53 và những hiểu biết của em, kể tên các hình thức sinh hoạt văn hóa? Các hình thức sinh hoạt văn hóa có tác dụng gì ?

2/ Sự ra đời của chữ quốc ngữ.

Mục tiêu: Biết được sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

- Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Vì sao chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến nay.

3/ Văn học và nghệ thuật dân gian: Chỉ tập trung vào nghệ thuật dân gian - Trình bày những nét chính về nghệ thuật dân gian, nghệ thuật và sân khấu ở nước ta vào các TK XVII-XVIII và nhận xét...

- Vì sao ở thời kì này nghệ thuật dân gian lại phát triển cao?

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

Sau khi trả lời các câu hỏi ở các mục, học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung:

Nội dung bài học:

1/ Tôn giáo:

- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

(2)

- Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

2/ Sự ra đời của chữ quốc ngữ:

- Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Phương Tây đã dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt -> chữ Quốc ngữ ra đời.

- Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ viết chính thức của nước ta cho đến ngày nay .

3/ Văn học và nghệ thuật dân gian:

- Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc... nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, hát ả đào... được phục hồi và phát triển.

Bài tập: Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?

A. Được xem như quốc giáo

B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại C. Không hề được quan tâm

D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn

Câu 2: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?

A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam

C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta

Câu 3: Đến thế kỉ nào tiếng việt trở nên phong phú và trong sáng?

A. Thế kỉ XV B. Thế kỉ XVI C. Thế kỉ XVII D. Thế kỉ XVIII Câu 4: Trạng Trình là tên dân gian của ai?

A. Lương Thế Vinh B. Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Vũ Hữu D. Lương Đắc Bằng Câu 5: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?

A. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát

B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến C. Vạch trần quan lại tham nhũng

D. Đã kích vua quan lại phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ

(3)

Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép:

Học sinh làm các câu hỏi vào vỡ theo yêu cầu gồm:

I. Văn hóa.

1/ Tôn giáo.

2/ Sự ra đời của chữ quốc ngữ.

3/ Văn học và nghệ thuật dân gian.

Học sinh làm bài tập.

Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

Họ tên học sinh:

Môn học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Lịch sử 7

I.

1/

2/

3/

Chuẩn bị nội dung làm bài tâp.

Học sinh chuẩn bị bài 24: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Học sinh đọc trước bài và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân ở Đàng ngoài ở thế kỉ XVIII.

2/ Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài.

Liên hệ giáo viên bộ môn: Nguyễn Thị Kim Loan Môn dạy: Sử - GDCD

Điện thoại: 0385957581

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

II. - Viết chữ số hàng chục trước sau đó.. Kiến thức: - Biết viết các số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số. Học sinh khá giỏi làm thêm

+Nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất. +Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật... 2) Thành phần và đặc điểm

+ Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn, giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình , sống biết yêu thương, là động lực, sức mạnh để con người vượt qua

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản đạt tỉ lệ trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông -

Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa mang nặng, mệt quá, liền

Thông qua nghiên cứu và tổng hợp thành quả nghiên cứu của các học giả, tác giả nhận thấy các nội dung liên quan đến ứng dụng câu chuyện chữ Hán vào giảng dạy vẫn chưa được

2. Sự ra đời chữ quốc ngữ. - Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Phương Tây đã dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng việt -> chữ Quốc ngữ ra đời. - Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học,

- Từ những kết quả khảo sát trong một số chương trình giải trí dành cho giới trẻ trên kênh TRT Huế ở trên, chúng tôi nhận thấy và chỉ ra một số