• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết theo KHDH:

BÀI 5: SỐ THẬP PHÂN Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu được khái niệm về phân số thập phân,số thập phân.

- Có kỹ năng viết phân số dưới dạng số thập phân và ngược lại.

- Học sinh biết cách so sánh hai số thập phân.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu, nhận biết được số thập phân, viết phân số dưới dạng số thập phân, so sánh hai số thập phân.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, … để hình thành khái niệm số thập phân, viết phân số dưới dạng số thập phân, so sánh hai số thập phân, giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ hoặc máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, bảng nhóm.

III. Tiến trình dạy học Tiết 1

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: Gợi động cơ tìm hiểu số thập phân.

b) Nội dung: HS đọc và quan sát dữ liệu.

c) Sản phẩm: nhận biết số thập phân.

d) Tổ chức thực hiện:

(2)

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm và nêu quy tắc trò chơi: “ Bạn có nhớ chúng tôi không?”

- Cho các số, sắp xếp các số theo cùng một nhóm và nêu tên gọi của các số trong nhóm

1 5 81 5 7 4

2,5; 2 ;3,75;3 ; ; 8,35; ; ;1

5 6 10 8 15 9

  

.

- Các số 2,5;3,75; 8,35 có được gọi là số thập phân không?

Trong đó số nào là số lớn nhất? Số nào là số nhở nhất?

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc nội dung trò chơi,hoạt động nhóm, thảo luận và viết đáp án vào bảng phụ.

-Suy nghĩ và trả lời số nào là số lớn nhất, số nhỏ nhất.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV chọn 1 nhóm giơ bảng trả lời.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa các phép tính.

- GV đặt vấn đề vào bài mới: thế nào gọi là số thập phân? So sánh số thập phân như thế nào?

Trò chơi: “ Bạn có nhớ chúng tôi không?”

- Phân số :

81 5 7 10 8 15; ;

- Hỗn số :

1 5 4 2 ;3 ;1

5 6 9

 - 2,5;3,75; 8,35

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (40 phút) Hoạt động 2.1: số thập phân (20 phút)

a) Mục tiêu:

- Hs nêu được định nghĩa phân số thập phân, đọc được số thập phân,đổi được số thập phân về phân số và ngược lại, giải quyết được một vài bài toán trong thực tế đơn giản.

b) Nội dung:

- Nội dung HĐ1, VD1, VD2.

-Định nghĩa phân số thập phân, cách đọc số thập phân, đổi phân số về số thập phân và ngược lại.

c) Sản phẩm:

- Định nghĩa phân số thập phân, nhận biết và đọc số thập phân,cách đổi số thập phân về phân số và ngược lại.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- Em hãy viết các phân số

3 152 73

; ;

10 100 1000

: thành phân số mà mẫu là lũy thừa của 10?

Nêu định nghĩa phân số thập phân.

- GV: Yêu cầu HS làm tiếp với 2 phân số thập phân:

715 23 100 1000;

 .

- Viết các số ở HĐ1 dưới dạng số thập phân và

I. Số thập phân:

HĐ1

a) Em hãy viết các phân số 3 152 73

; ;

10 100 1000

: thành phân số mà mẫu là lũy thừa của 10?

b)Viết các số

3 152 73

; ;

10 100 1000

dưới dạng số thập phân và đọc các số thập

(3)

đọc các số thập phân đó?

- Hỏi: Số thập phân gồm mấy phần? Có nhận xét về số chữ số ở phần thập phân với số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân?

- Yêu cầu học sinh đọc khái niệm và chú ý trong SGK.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- HS đọc số.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- Với mỗi câu hỏi, GV yêu cầu vài HS nêu kết quả.

- HS cả lớp quan sát, nhận xét.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV chính xác hóa kết quả của hoạt động 1.

- GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, mức độ đạt được của sản phẩm, kĩ năng diễn đạt trình bày của HS.

phân đó?

Ta có: 1

3 3

10 10

; 2

152 152 100 10

  

;

3

73 73 1000 10

. Ta có:

3 0,3 10 

;

152 1,52 100

  

Các số: 0,3; 1,52; ... là số thập phân Khái niệm/SGK.

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Hoạt động cá nhân làm Ví dụ 1

- Hoạt động theo nhóm làm Ví dụ 2 SGK trang 50.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.

* Hướng dẫn hỗ trợ:

Cách 1: Đưa mẫu số về lũy thừa của 10.

Cách 2: Lấy tử số chia mẫu số.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV yêu cầu 3 HS lên bảng làm Ví dụ 1.

- GV yêu cầu nhóm nhanh nhất lên điền kết quả Ví dụ 2.

* Hướng dẫn hỗ trợ: đưa số thập phân về phân số thập phân dựa vào số chữ số của phần thập phân sau đó đưa phân số về dạng tối giản.

- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 2:

Ví dụ 1: Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân?

9 5 3

; ;2 1000 8 25

 

Lời giải

9 0,009 1000

  

5 5.125 625

0,625 8 8.125 1000

      

3 12

2 2 2,12

25 100 

Ví dụ 2 ( SGK trang 50) Lời giải

a)

750 0,75 3 mll 4l

.

b)

125 25 12,5 10  2

8 1

0,008

1000 125

    

(4)

- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.

-

125 1 0.125

1000 8

   

5 1 801

4,005 4 4

1000 200 200

      

Hoạt động 2.2: So sánh hai số thập phân (20 phút) a) Mục tiêu:

- HS biết quy tắc so sánh hai số thập phân.

- HS vận dụng được quy tắc trên để so sánh hai số thập phân khác dấu, cùng dương, cùng âm.

b) Nội dung:

- Thực hiện VD3,HD2,3 SGK trang 51,52 từ đó dự đoán và phát biểu các quy tắc so sánh hai số thập phân.

- Vận dụng làm VD4,5/ SGK.

c) Sản phẩm:

- Các quy tắc so sánh hai số thập phân.

- Lời giải bài VD4,5.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- Thực hiện VD3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần 7;5; 3;0; 8  .

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cặp đôi.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả

* Kết luận, nhận định 1:

- GV chính xác hóa kết quả của VD4

-Nêu các chú ý, nhận xét về so sánh hai số thập phân.

II. So sánh các số thập phân:

1. So sánh hai số thập phân:

VD3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần

7;5; 3;0; 8  .

Lời giải

8; 3;0;5;7

 

* Nhận xét: Giống như so sánh số nguyên, hai số thập phân khác nhau luôn có một số nhỏ hơn số kia.

+ Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b

ta viết a b hoặc b a.

+ Số thập phân lớn hơn 0 được gọi là số thập phân dương.

+ Số thập phân nhỏ hơn 0 được gọi là số thập phân âm.

+ Nếu a bb c thì a c.

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Nêu quy tắc so sánh hai số thập phân khác dấu?

- Thực hiện HĐ2 trong SGK trang 51.

- Dự đoán và phát biểu quy tắc so sánh hai số thập phân dương.

- Làm Vd 4 :SGK trang 51.

2. Cách so sánh hai số thập phân:

a) So sánh hai số thập phân khác dấu Quy tắc: SGK/51.

b) So sánh hai số thập phân dương.

HĐ2:So sánh

a) 508,99509,01.

(5)

*HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV yêu cầu 1 HS nêu quy tắc so sánh hai số thập phân khác dấu.

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện hoạt động 2

- GV yêu cầu vài HS nêu nhận xét và dự đoán quy tắc so sánh hai số thập phân dương.

- GV yêu cầu vài HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa quy tắc so sánh hai số nguyên dương và hai số thập phân dương.

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm VD4

- HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV chính xác hóa kết quả của HĐ2, chuẩn hóa quy tắc so sánh hai số thập phân khác dấu, hai số thập phân dương.

- GV chính xác hóa kết quả VD4

b) 315,267315,29. Lời giải a) 508,99 509,01 . b) 315,267 315,29 .

* Quy tắc: SGK/51

* VD4: So sánh:

a) 99,99100,01. b) 216,198216,168.

Lời giải a) Ta có 99 100 nên

99,99 100,01 .

b) Ta thấy 216,198216,168 Do 9 6 nên

216,198 216,168 .

* GV giao nhiệm vụ học tập 3:

- Thực hiện HĐ3 trong SGK trang 52.

- Dự đoán và phát biểu quy tắc so sánh hai số thập phân âm.

- Làm Vd 5,6

*HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.

* Báo cáo, thảo luận 3:

- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện hoạt động 3

- GV yêu cầu vài HS nêu nhận xét và dự đoán quy tắc so sánh hai số thập phân âm.

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm VD5,6

- HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV chính xác hóa kết quả của HĐ3, chuẩn hóa quy tắc so sánh hai số thập phân âm.

- GV chính xác hóa kết quả VD5,6

c) So sánh hai số thập phân âm.

HĐ3: Nêu cách so sánh hai số nguyên âm?

* Quy tắc: SGK/52

* VD5: So sánh:

a) 12,9914,01. b) 13,1213,99. Lời giải a)Do 12,99 14.01 nên

12,99 14.01

   .

b)Do 13,12 13,99 nên 13,12 13,99

   .

* VD6: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần :

120,341;36,095;36,1; 120,34

 

Lời giải

120,341; 120,34;36,095;36,1

 

 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)

(6)

- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

- Làm bài tập 1.36, bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 52 - Tìm hiểu về số  .

Tiết 2

3. Hoạt động 3: Luyện tập (37 phút)

a) Mục tiêu: HS vận dụng được cách đưa phân số về số thập phân và ngược lại, áp dụng được quy tắc so sánh hai số thập phân, áp dụng vào giải quyết một số bài toán đơn giản.

b) Nội dung: Làm các bài tập từ 1,2,3,4,5 SGK trang 52.

c) Sản phẩm: Lời giải các bài tập từ 1,2,3,4,5 SGK trang 52.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập 1:

- Nhắc lại 2 cách đưa phân số về số thập phân và ngược lại cách đưa số thập phân về phân số tối giản

- Làm các bài tập: 1,2 SGK/52.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nêu cách đưa phân số về số thập phân và ngược lại.

- GV yêu cầu lần lượt: 4 HS lên bảng làm bài tập 1, 1 HS lên bảng làm bài tập 2.

- Cả lớp quan sát và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

III. Luyện tập

Dạng 1 : Viết phân số, hỗn số dưới dạng số thập phân

Bài tập 1/SGK trang 52 7 35

20 100 0,35

     12 48 25 100 0,48

     16 32

0,032 500 1000

    

4 16

5 5 5,16

25 100 

Dạng 2: Viết số thập phân dưới dạng phân số tối giản:

Bài tập 2/ SGK trang 52

225 9

0,225

1000 40

    

0,033 33

  1000

* GV giao nhiệm vụ học tập 2:

- Phát biểu quy tắc so sánh hai số thập phân.

- Hoạt động nhóm làm bài tập 3,4a/ SGK/52

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS thực hiện các yêu cầu trên.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- GV yêu cầu vài HS phát biểu quy tắc so sánh hai số thập phân - GV chia lớp thành 4 nhóm làm 2 bài tập.

- Hoạt động nhóm làm 2 bài tập viết đáp án vào bảng phụ.

-Nhận xét bài các nhóm.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành

Dạng 3 : So sánh : Bài tập 3/SGK trang 52 a)7,01;7,012;7,102 Bài tập 4/SGK trang 52 a)9,990;9,099;9,090;9,009

(7)

của HS

4. Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về số thập phân để giải quyết bài toán thực tế.

b) Nội dung:

- HS giải quyết bài tập sau Bài 5/ SGK/ 52

- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân c) Sản phẩm:

- Lời giải bài 5/SGK/52.

d) Tổ chức thực hiện:

 Giao nhiệm vụ 1: Bài 5/SGK/52

Do 31,48 31,42 31,09  nên bạn Phương Hà về nhất, bạn Mai Anh về nhì và bạn Ngọc Mai về ba.

 Giao nhiệm vụ 2 : Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.

- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.

- Làm các bài tập SBT.

- Bài toán : Cắt một sợi dây thành hai đoạn. Biết đoạn thứ nhất dài 3,2dm, đoạn thứ hai dài 3,8dm. Hỏi đoạn dây ban đầu dài bao nhiêu đề-xi-mét?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, … để nêu

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tương tự, … để nêu được khái niệm số