• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 07/04/2022 Tiết: 90, 91

§8: ƯỚC LƯỢNG VÀ LÀM TRÒN SỐ Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học xong bài này, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Biết và vận dụng được quy tắc làm tròn số nguyên.

- Biết và vận dụng được quy tắc làm tròn số thập phân.

- Biết và dựa vào quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả trong các phép tính.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS đọc hiểu thông tin từ bảng, hình ảnh, trao đổi với thầy cô và bạn bè, HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa,... để hình thành quy tắc làm tròn số nguyên và quy tắc làm tròn số thập phân; vận dụng các kiến thức trên để giải các bài toán ước lượng kết quả trong phép tính, giải các bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.

- Năng lực giao tiếp toán học: Học sinh phát biểu được quy tắc làm tròn số nguyên và quy tắc làm tròn số thập phân. Học sinh đọc và hiểu được kí hiệu “”.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, bảng phụ, phiếu học tập,...

2. Học liệu: Sgk, sbt, ....

III. Tiến trình dạy học Tiết 1

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 7 phút) a) Mục tiêu :

- Học sinh nhận ra được con số đã được làm tròn và con số ban đầu.

- Tạo bước đệm cho việc đưa ra khái niệm làm tròn số.

- Giúp HS cảm nhận được lợi ích của việc làm tròn số.

(2)

b) Nội dung: HS được yêu cầu:

Trả lời câu hỏi của bài toán mở đầu: “Tại sao trong bản tin có thể dùng số 12,9 triệu thay thế cho số 12 870 506 ?”

c) Sản phẩm: Các ý kiến phát biểu của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc bài toán mở đầu, suy nghĩ và hoạt động theo nhóm 4:

- Trả lời câu hỏi: “Tại sao trong bản tin có thể dùng số 12,9 triệu thay thế cho số 12 870 506 ?”

* HS thực hiện nhiệm vụ:

- Thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến trong nhóm.

* Báo cáo, thảo luận:

- GV mời 3 nhóm đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của nhóm mình.

- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét.

* Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét các câu trả lời của HS sau đó kết luận: Số 12,9 triệu là số làm tròn của số 12 870 506.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy muốn làm tròn một số ta làm như thế nào?

Nhóm Ý kiến của nhóm 1

2 3

… 10

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Làm tròn số nguyên (khoảng 36 phút) a) Mục tiêu:

- Hs học được quy tắc làm tròn số nguyên. Biết được kí hiệu “” đọc là “gần bằng”

hoặc “xấp xỉ”.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thực hiện quy tắc làm tròn số nguyên trong hoạt động 1/ SGK.

- GV hướng dẫn HS cách dùng kí hiệu “” và cách đọc kí hiệu đó.

- Học sinh được yêu cầu đọc nhận xét SGK , phát biểu và ghi nhớ quy tắc làm tròn số nguyên.

- Làm các bài tập: Ví dụ 1, Luyện tập 1 (SGK trang 58), làm bài tập 3a; 4a,b phần vận dụng (SGK trang 60)

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở.

d) Tổ chức thực hiện:

(3)

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 1: (khoảng 16 phút)

- GV đưa ra hoạt động trải nghiệm 1, yêu cầu HS đọc phần hướng dẫn trong SGK/T57.

- GV yêu cầu một vài HS nêu cách làm tròn số 2 643 235 theo ý hiểu của bản thân.

- GV yêu cầu HS thực hiện làm tròn số 2 643 235 đến hàng nghìn và hàng triệu vào vở.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe và quan sát GV giới thiệu cách làm tròn số 2 643 235 đến hàng nghìn và hàng triệu.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và thực hiện làm tròn số 2 643 235 đến hàng nghìn, hàng triệu vào vở.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả thực hiện HĐ1.

- GV yêu cầu vài HS nêu dự đoán và phát biểu cách làm tròn số nguyên.

- HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV hướng dẫn HS cách dùng kí hiệu “” và cách đọc kí hiệu đó.

- GV chính xác hóa kết quả của HĐ1, chuẩn hóa cách làm tròn số nguyên. (Nội dung nhận xét SGK trang 58).

1. Làm tròn số nguyên

* Hoạt động 1

a) 2 643 235  2 643 235 2 643 000 Vậy 2 643 235  2 643 000

b) 2 643 235 3 643 235 3 000 000 Vậy 2 643 235  3 000 000

* Chú ý:

“” : “gần bằng” hoặc “xấp xỉ”.

* Nhận xét: SGK/T58

* GV giao nhiệm vụ học tập 2: (khoảng 8 phút)

- Hoạt động cá nhân làm Ví dụ 1 SGK trang 58.

- Hoạt động theo cặp làm bài Luyện tập 1 SGK trang 58.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.

* Củng cố

Ví dụ 1 (SGK trang 58)

a) Do chữ số hàng trăm là 3 nhỏ hơn 5 nên: 125 356  125 000

b) Do chữ số hàng trăm nghìn là 8 lớn hơn 5 nên:

- 123 856 789  - 124 000 000 Luyện tập 1 (SGK trang 58)

(4)

* Báo cáo, thảo luận 2:

- Lời giải ví dụ 1.

- Kết quả luyện tập 1.

- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.

a) Do chữ số hàng nghìn là 1 nhỏ hơn 5 nên: 321 912  320 000

b) Do chữ số hàng triệu là 5 bằng 5 nên:

- 25 167 914  - 30 000 000

* GV giao nhiệm vụ học tập 3: (khoảng 12 phút)

- GV yêu cầu HS làm bài tập 3a; 4a,b phần vận dụng SGK trang 60.

- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sau.

Bài tập: Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta tính đến 0 giờ ngày 1/4/1999 cho biết:

Dân số nước ta là 76 324 753 người, trong đó có 3695 cụ từ 100 tuổi trở lên.

Em hãy làm tròn các số 76 324 753 và 3695 đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo hình thức nhóm 4.

* Báo cáo, thảo luận 3:

- Các nhóm treo bảng phụ sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và đánh giá.

* Kết luận, nhận định 3:

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả và cho điểm nhóm.

* Vận dụng

Bài 3a (SGK trang 60 ) :

a) 221 + 38  220 + 40 = 260 Bài 4a,b (SGK trang 60):

a) 21. 39  20. 40 = 800 b) 101. 95  100. 95 = 9500 Bài tập:

* Làm tròn số 76 324 753

+ đến hàng chục: Vì chữ số hàng đơn vị là 3 nhỏ hơn 5 nên

76 324 753  76 324 750

+ đến hàng trăm: Vì chữ số hàng chục là 5 bằng 5 nên

76 324 753  76 324 800

+ đến hàng nghìn: Vì chữ số hàng trăm là 7 lớn hơn 5 nên

76 324 753  76 325 000

* Làm tròn số 3695

+ đến hàng chục: Vì chữ số hàng đơn vị là 5 bằng 5 nên

3695  3700

+ đến hàng trăm: Vì chữ số hàng chục là 9 lớn hơn 5 nên

3695  3700

+ đến hàng nghìn: Vì chữ số hàng trăm là 6 lớn hơn 5 nên

3695  4000

 Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)

(5)

- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học, xem lại các bài tập đã chữa.

- Học thuộc: quy tắc làm tròn số nguyên.

- Đọc nội dung phần còn lại của bài, tiết sau học tiếp.

Tiết 2

Hoạt động 2.2: Làm tròn số thập phân (khoảng 30 phút) a) Mục tiêu:

- Hs học được quy tắc làm tròn số thập phân. Biết được quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả trong các phép tính.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thực hiện quy tắc làm tròn số thập phân trong hoạt động 2/

SGK.

- GV hướng dẫn HS cách xác định hàng “phần mười”; “phần chục”;... của một số thập phân.

- Học sinh được yêu cầu đọc nhận xét SGK , phát biểu và ghi nhớ quy tắc làm tròn số thập phân.

- Làm các bài tập: Ví dụ 2, Luyện tập 2 (SGK trang 59), làm bài tập 1; 3b,c,d phần vận dụng (SGK trang 59; 60)

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GV giao nhiệm vụ học tập 1: (khoảng 10 phút)

- GV đưa ra hoạt động trải nghiệm 2, yêu cầu HS đọc phần hướng dẫn trong SGK/T58.

- GV hướng dẫn HS “hàng phần mười”; “hàng chục” của 1 số thập phân.

- GV yêu cầu một vài HS nêu cách làm tròn số 76,421 theo ý hiểu của bản thân.

- GV yêu cầu HS thực hiện làm tròn số 76,421 đến “hàng phần mười”; “hàng chục” vào vở.

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe và quan sát GV giới thiệu cách làm tròn số 76,421 đến “hàng phần mười”;

“hàng chục”.

- HS cả lớp quan sát, lắng nghe và thực hiện làm tròn số 76,421 đến “hàng phần mười”;

“hàng chục” vào vở.

2. Làm tròn số thập phân

* Hoạt động 2

a) 76,421  76,400  76,4 Vậy 76,421  76,4

b) 76,421  86,421  80,000  80 Vậy 76,421  80

* Nhận xét: SGK/T59

(6)

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả thực hiện HĐ2.

- GV yêu cầu vài HS nêu dự đoán và phát biểu cách làm tròn số thập phân.

- HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV chính xác hóa kết quả của HĐ2, chuẩn hóa cách làm tròn số thập phân.

* GV giao nhiệm vụ học tập 2: (khoảng 8 phút)

- Hoạt động cá nhân làm Ví dụ 2 SGK trang 59.

- Hoạt động theo cặp làm bài Luyện tập 2 SGK trang 59.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

- HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.

* Báo cáo, thảo luận 2:

- Lời giải ví dụ 2.

- Kết quả luyện tập 2.

- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 2:

- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.

* Củng cố

Ví dụ 2 (SGK trang 59)

a) Do chữ số hàng trăm nghìn là 9 lớn hơn 5 nên làm tròn số 96 975 052 đến hàng triệu là:

96 975 052  97 000 000 b) Ta có:

96 975 052 = ( 96 975 052 : 1 000 000)

= 96,975052 triệu người.

Vậy dân số của Việt Nam là 96,975052 triệu người.

Làm tròn số thập phân 96,975052 đến hàng phần trăm là:

96,975052 triệu  96,98 triệu.

Luyện tập 2 (SGK trang 59)

a) Do chữ số hàng phần trăm là 6 lớn hơn 5 nên: -23,567  -23,6

b) Do chữ số hàng phần nghìn là 4 nhỏ hơn 5 nên:

- 25,1649  - 25,16

* GV giao nhiệm vụ học tập 3: (khoảng 12 phút)

- GV yêu cầu HS làm bài tập 1; 3b,c,d phần vận dụng SGK trang 59; 60.

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

- HS thực hiện các nhiệm vụ trên theo hình thức nhóm bàn.

* Vận dụng

Bài 1 (SGK trang 59):

Ta có: 7 762 912 358 =

(7 762 912 358 : 1 000 000 000)

= 7,762912358 tỉ người

a) Làm tròn số 7,762912358 đến hàng phần mười.

(7)

* Báo cáo, thảo luận 3:

- Các nhóm treo bảng phụ sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và đánh giá.

* Kết luận, nhận định 3:

- GV đánh giá kết quả của các nhóm, chính xác hóa kết quả và cho điểm nhóm.

Do chữ số hàng phần trăm là 6 lớn hơn 5 nên: 7,762912358 tỉ  7,8 tỉ

b) Làm tròn số 7,762912358 đến hàng phần trăm.

Do chữ số hàng phần nghìn là 2 nhỏ hơn 5 nên: 7,762912358 tỉ  7,76 tỉ Bài 3 (SGK trang 60 ) :

b) 6,19 + 3,82  6,2 + 3,8 = 10 c) 11,131 + 9,868  11,1 + 9,9 = 21 d) 31,189 + 27,811  31,2 + 27,8 = 59

3. Hoạt động luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu:

- HS vận dụng và luyện tập quy tắc làm tròn số nguyên và là tròn số thập phân để giải quyết một số bài tập.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu làm các bài tập 2, bài tập 4c,d SGK trang 60.

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:

- Lời giải các bài tập 2, bài tập 4c,d SGK trang 60 d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GVgiao nhiệm vụ học tập:

- Làm các bài tập: Làm các bài tập 2;

4c,d SGK trang 60.

* HS thực hiện nhiệm vụ :

- HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân.

- Hướng dẫn, hỗ trợ bài 2: để tính được quãng đường AB ta cần tính được chu vi của đường tròn => lấy chu vi đường tròn nhân số vòng => Quãng đường AB.

* Báo cáo, thảo luận 1:

- GV yêu cầu đồng thời: 1 HS lên bảng làm bài tập 4c, 1 HS lên bảng làm bài tập 4d, 1 HS lên bảng làm bài tập 2.

- Cả lớp quan sát, làm vào vở hoặc nháp và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 1:

Bài 4c, d (SGK trang 60):

c) 19,87 . 30,106  20. 30 = 600 d) (-10,11). (-8,92)  (-10). (-9) = 90 Bài 2 (SGK trang 60):

Chu vi đường tròn bánh xe là : 700 . 3,14 = 2198 (mm)

Quãng đường AB là :

2198 . 875 = 1 923 250 (mm) Đổi: 1 923 250 mm =1,923250 km Ta có: 1,923250 km  1,9 km

Vậy quãng đường AB dài khoảng 1,9 km.

(8)

- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS, cho điểm HS.

4. Hoạt động vận dụng (khoảng 5 phút)

a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học về làm tròn số nguyên, làm tròn số thập phân từ đó ước lượng được kết quả trong các phép tính. Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết bài toán có nội dung thực tế.

b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà:

- Học thuộc cách làm tròn số nguyên, số thập phân. Đọc phần có thể em chưa biết trong SGK trang 60. Làm các bài tập sau:

Bài 1: Làm tròn số nguyên 2 384 352 đến:

a) Hàng trăm b) Hàng triệu

Bài 2: Theo trang https://danso.org/viet-nam/ tính đến ngày 12/7/2021 dân số Việt Nam là 98 192 840 người. Sử dụng số thập phân để viết dân số Việt Nam theo đơn vị triệu người. Sau đó làm tròn số thập phân đó đến:

a) Hàng phần mười b) Hàng phần trăm

- Chuẩn bị giờ sau: các em hãy ôn lại tỉ số, tỉ số phần trăm đã học ở Tiểu học và đọc trước nội dung bài 9: Tỉ số. Tỉ số phần trăm SGK trang 61.

- Thực hiện nhiệm vụ cá nhân

c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở d) Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung: In phiếu bài tập (khoảng 3 phút)

- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ. (khoảng 2 phút)

- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

- GV chọn một số HS nộp bài vào thời điểm thích hợp ở buổi sau, nhận xét, đánh giá quá trình

- GV nhận xét, đánh giá chung bài của các HS nộp bài để các HS khác tự xem lại bài làm của mình.

https://danso.org/viet-nam/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, … để nêu

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tương tự, … để nêu được khái niệm số