• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2022 TOÁN

Giới thiệu hình trụ, hình cầu I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận dạng được hình trụ, hình cầu. Biết xác định những vật có dạng hình trụ, hình cầu

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- GD Hs phẩm chất trách nhiêm, trung thực: chủ động, học tập qua trải nghiệm, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bộ đồ dùng Dạy-Học toán.

- Bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu :

- Gọi HS nêu bài tập 3 tiết trước.

Nhận xét, chữa bài.

- Giới thiệu bài: Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học.

2. Hđ hình thành kiến thức mới Hoạt động1: Giới thiệu hình trụ và hình cầu:

-Hình trụ:

+GV đưa ra một số hộp có dạng hình trụ cho HS quan sát.

+GV nêu một số đặc điểm của hình trụ.

+GV cho HS quan sát hình vẽ, nhận dạng hình trụ.

-Hình cầu:

+Giới thiệu hình cầu tương tự như hình trụ.Phân biệt hình trụ, hình cầu.

3. HĐ thực hành

Bài 1: Cho HS trao đổi nhóm đôi, ời miệng.

-Một HS nhận xét, bổ sung.

-HS quan sát nhận xét đặc điểm hình trụ, hình cầu.

-Hs làm bài và trình bày kết quả bằng file ảnh qua zalo.

(2)

Lời giải:

Hình A, hình C là hình trụ.

Bài 2: Tổ chức cho HS thảo luận trả lời miệng.

Lời giải:

Quả bóng bàn, viên bi có dạng hình cầu.

Bài 3: Tổ chức cho HS thi tìm đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu .

+Nhận xét tuyên dương hs 4. HĐ vận dụng·

- Dặn HS về nhà làm bài trong vở bài tập.

- Nhận xét tiết học.

- HS làm bài và trình bày miệng

- Hs kể nối tiếp

- HS lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-HS tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép ,biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Chăm chỉ, nhân ái

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm - Học sinh: Vở viết, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS nhắc lại cách nối câu ghép bằng cặp QHT nguyên nhân - kết quả và đặt câu với cặp quan hệ từ này.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS nhắc lại cách nối câu ghép bằng QHT nguyên nhân – kết quả và đặt câu theo yêu cầu.

- HS nghe - HS ghi vở

(3)

2. Hoạt động thực hành:(28 phút)Bài 2: HĐ cá nhân - Cho HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cá nhân - Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài

- HS đọc

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp

a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

+ Nếu như chủ nhật này đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi

+ Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.

- Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả

- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên bảng lớp rồi chia sẻ kết quả

a) Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ rất vui lòng.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại.

c) Nếu không vì mải chơi thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)- Dặn HS học thuộc phần Ghi nhớ.

- Chia sẻ với mọi người về cách nối câu ghép bằng quan hệ từ.

- HS nghe và thực hiện

- Viết một đoạn văn từ 3 - 5 câu có sử dụng câu ghép nối bằng quan hệ từ nói về bản thân em.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

KỂ CHUYỆN Ông Nguyễn Khoa Đăng

(4)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Nhân ái, trung thực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌ

- Giáo viên: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ câu chuyện.

- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Ổn định tổ chức

- Kể lại câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

Điểm danh - HS kể

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) - GV kể chuyện lần 1

- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó trong bài.

- GV kể chuyện lần 2, kết hợp chỉ tranh minh họa.

- GV kể chuyện lần 3

* Hướng dẫn học sinh kể, nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh - Kể chuyện cá nhân

- Thi kể chuyện

- HS lắng nghe

- HS giải nghĩa từ khó - HS theo dõi

- HS đọc

- HS tiếp nối nêu nội dung từng bức tranh.

- HS kể nêu về ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.

- 1, 2 học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện.

(5)

- GV và HS nhận xét, đánh giá. Bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp như thế nào?

- HS nêu

- Chia sẻ lại ý nghĩa câu chuyện cho mọi người cùng nghe.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 18 tháng 1 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. Vận dụng kiến thức để tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

- GD Hs phẩm chất trách nhiệm, trung thực: chủ động, học tập qua trải nghiệm, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, các hình minh họa SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS thi nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1a: HĐ cá nhân

- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán,

- HS đọc đề bài, cả lớp đọc lại đề bài trong SGK

(6)

- HS tìm cách vẽ hình và vẽ thêm đường cao BH của hình thang và hỏi nhau : BH có độ dài là bao nhiêu?

- GV cho 1 HS nêu kq - GV nhận xét , kết luận

Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS quan sát hình - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét HS bài làm của HS

- BH có độ dài là 3cm vì là đường cao của hình thang ABCD.

- HS làm bài vbt

Bài giải

Diện tích của tam giác ABD là:

4 x 3 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích của hình tam giác BDC là:

5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)

Đáp số: 6 cm2 và 7,5 cm2 - HS đọc

- HS quan sát hình

- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Bán kính của hình tròn là:

5 : 2 = 2,5 (cm) Diện tích của hình tròn là:

2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2) Diện tích hình tam giác là:

3 x 4 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần được tô màu là:

19,625 – 6 = 13,625 (cm2) Đáp số: 13,625 cm2 - HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên

Bài giải

Diện tích hình bình hành MNPQ là:

12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình tam giác KQP là:

12 x 6 : 2 = 36 (cm2)

Tổng diện tích của hai hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là:

72 - 36 = 36(cm2)

Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.

3.Hoạt động vận dụng:(3phút) - Chia sẻ với mọi người cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà tìm mối liên hệ cách tính - HS nghe và thực hiện

(7)

diện tích của hình tam giác, hình thang, hình bình hành.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

_______________________________

Tập đọc CAO BẰNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao BằngĐọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ .

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Yêu nước, nhân ái

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên:+ Tranh minh hoạ bài trong SGK.

+ Bản đồ Việt Nam để giáo viên chỉ vị trí Cao Bằng cho học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc bài “Lập làng giữa biển” và trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc và trả lời câu hỏi - HS nghe

- HS ghi bảng 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

- Yêu cầu HS đọc toàn bài

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong bài.

+ Giáo viên kết hợp hướng dẫn phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai (lặng thầm, suối khuất, rì rào) giúp học sinh hiểu các địa danh: Cao Bằng, Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bằng.

- Luyện đọc - Đọc toàn bài thơ

- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.

- Một học sinh đọc tốt đọc bài thơ.

+ 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

+ 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.

- Học sinh luyện đọc

- Một, hai học sinh đọc cả bài.

- HS theo dõi 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)

- Cho HS nêu các câu hỏi SGK và trả lời.

- HS trả lời

(8)

- Các nhóm báo cáo.

- GV kết luận

1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt Cao Bằng?

2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách? Sự đôn hậu của người Cao Bằng?

3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?

4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

- HS nghe

- Phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bằng. Những từ ngữ trong khổ thơ sau khi qua Đèo Gió; ta lại vượt Đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.

- Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận.

Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của Cao Bằng, sự đôn hậu của những người dân thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

- Tình yêu đất nước sâu sắc của những người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được.

“Còn núi non Cao Bằng .. như suối khuất rì rào.”

- Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.

- Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.

Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.

4. Luyện đọc diễn cảm- Học thuộc lòng:(8 phút) - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc

diển cảm một vài khổ thơ.

- Thi đọc diễn cảm - Luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng

- Ba học sinh đọc nối tiếp 6 khổ thơ.

- HS luyện đọc diễn cảm - HS thi đọc

- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.

- HS thi học thuộc lòng 1 vài khổ thơ 5. Hoạt động vận dụng: (2phút)

- Bài thơ ca ngợi điều gì ? - HS trả lời: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ

(9)

- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.

biên cương Tổ quốc.

- HS nghe và thực hiện - Sưu tầm các tranh ảnh về non nước

Cao Bằng rồi giới thiệu với mọi người trong gia đình biết.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 19 tháng 1 năm 2022 Tập làm văn

ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện. Nhận biết được văn kể chuyện, cấu tạo của bài văn kể chuyện

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Chăm chỉ, trung thực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1.

- HS : SGK, vở viết

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- GV yêu cầu hs đọc đoạn văn HS viết lại trong tiết Tập làm văn trước.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS theo dõi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28phút)

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1

- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

- GV nhắc lại yêu cầu.

- HS đọc - HS nghe - Hđ cá nhân

(10)

- Cho HS làm bài - Trình bày kết quả

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

+ Thế nào là kể chuyện ?

+ Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2

- Cho HS đọc yêu cầu + câu chuyện Ai giỏi nhất?

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại câu chuyện.

+ Khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở ý em cho là đúng.

- Cho HS làm bài

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:

1. Câu chuyện có mấy nhân vật?

2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

3. ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

bày kết quả.

- Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa.

- Hành động của nhân vật - Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

- những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu - Bài văn kể chuyện gồm 3 phần:

+ Mở bài + Diễn biến + Kết thúc - HS đọc

- HS làm bài - HS chia sẻ - Bốn nhân vật

- Cả lời nói và hành động

- Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn kể chuyện.

- HS nghe và thực hiện - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức

về văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở tiết Tập làm văn tiếp theo.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

(11)

...

...

________________________________

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Biết phân tích cấu tạo của câu ghép ,thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3).

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Chăm chỉ, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm - Học sinh: Vở viết, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức thi đặt câu ghép ĐK (GT) - KQ

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đặt câu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút):

Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu a, b.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại câu a, b.

+ Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu

- Cho HS làm bài - GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài

- HS đọc

- HS làm bài, chia sẻ kết quả

- Mặc dù giặc Tây hung tàn /nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.

- Tuy rét vẫn kéo dài / , mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS dùng bút chì gạch trong SGK.

- HS chia sẻ

a/ Cần thêm quan hệ từ nhưng + thêm vế

(12)

- GV nhận xét, kết luận

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV chốt lại kết quả đúng

- Chuyện đáng cười ở điểm nào?

2 của câu.

VD: Tuy hạn hán kéo dài nhưng ao nhà em vẫn không cạn nước.

b/ Cần thêm quan hệ từ mặc dù + thêm vế 1 của câu (hoặc quan hệ từ tuy + vế 1)

VD:Tuy trời đã tối nhưng các cô các bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng.

- HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS chia sẻ

Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian CN VN

xảo / nhưng cuối cùng hắn CN

vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 VN

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Tìm cặp quan hệ từ trong câu thơ sau:

Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra

- HS nêu

Nay tuy châu chấu đá voi Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng

cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản để nói về bản thân em.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. Vận dụng kiến thức để tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

(13)

- GD Hs phẩm chất trách nhiệm, trung thực: chủ động, học tập qua trải nghiệm, học mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, SGK, các hình minh họa SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)

- Cho HS thi nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1a: HĐ nhóm

- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán, - HS thảo luận tìm cách vẽ hình và vẽ thêm đường cao BH của hình thang và hỏi nhau : BH có độ dài là bao nhiêu?

- GV cho 1 HS đại diện lên bảng làm bài sau đó chia sẻ

- GV nhận xét , kết luận

Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- GV yêu cầu HS quan sát hình - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, kết luận

- HS đọc đề bài, cả lớp đọc lại đề bài trong SGK

- BH có độ dài là 3cm vì là đường cao của hình thang ABCD.

- HS làm bài nhóm, đại diện lên chia sẻ Bài giải

Diện tích của tam giác ABD là:

4 x 3 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích của hình tam giác BDC là:

5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)

Đáp số: 6 cm2 và 7,5 cm2 - HS đọc

- HS quan sát hình

- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải

Bán kính của hình tròn là:

5 : 2 = 2,5 (cm) Diện tích của hình tròn là:

2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2) Diện tích hình tam giác là:

3 x 4 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần được tô màu là:

19,625 – 6 = 13,625 (cm2) Đáp số: 13,625 cm2 - HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên

(14)

Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét HS bài làm của HS

Bài giải

Diện tích hình bình hành MNPQ là:

12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình tam giác KQP là:

12 x 6 : 2 = 36 (cm2)

Tổng diện tích của hai hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP là:

72 - 36 = 36(cm2)

Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.

3.Hoạt động vận dụng:(3phút) - Chia sẻ với mọi người cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- HS nghe và thực hiện

- Về nhà tìm mối liên hệ cách tính diện tích của hình tam giác, hình thang, hình bình hành.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

CHỦ ĐIỀM THÁNG 1: “NGÀY TẾT QUÊ EM”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Sinh hoạt theo chủ điểm: “Ngày Tết quê em”có một số hiểu biết về truyền thống ngày tết cổ truyền.

- Làm được các sản phẩm về ngày tết.

-GD HS phẩm chất trách nhiệm, yêu nước: Yếu mến trường lớp, quý trong bạn bè và thầy cô giáo, có ý thức xây dựng tập thể lớp. Biết quý trọng những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc

* Kĩ năng sống: Học sinh biết không được đốt pháo và đảm bảo an toàn giao thông trong ngày tết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV : Giáo án, nhạc, các phần quà.

HS : Sổ theo dõi, kế hoạch tuần 20, bài hát, các vật liêu bày mâm ngũ quả và đóng kịch.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu(2p)

(15)

- Lớp phó lên ổn đinh lớp - Khởi động.

2.Nội dung sinh hoạt

* Sinh hoạt theo chủ điểm “Ngày Tết quê em”.(20 phút)

-Gv chuyển hoạt động.

Giới thiệu phần sinh hoạt chủ điểm gồm 2 phần

-Phần 1: Tìm hiểu ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc qua trò chơi Hộp quà bí ẩn.

- Phần 2: Ngày Tết quê em: trong phần này các bạn sẽ thể hiện tài năng, tình cảm giành cho những ngời thân yêu qua tiếng hát, tác phẩm nghệ thuật của mình.

-GV hỗ trợ HS trình chiếu mở hộp quà, câu hỏi trò chơi.

Gv: Các con cảm thấy thế nào?

GV chuyển hoạt động.

* Sinh hoạt chủ điểm Ngày Tết quê em.

Gv tổ chức hs thể hiện các hoạt động trong ngày Tết.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Lớp phó lên cho các bạn khởi động -Học sinh khởi động theo giai điệu bài hát: Ngày Tết quê em

2.Nội dung sinh hoạt

*Tìm hiểu ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc

-Thành- Thủy tổ chức trò chơi: Hộp quà bí ẩn.

-Phổ biến luật chơi:Trò chơi của chúng mình có tên gọi hộp quà bí mật. Các bạn hãy hướng lên màn hình . Trên màn hình là những hộp quà rất dễ thương. Các bạn biết bên trong chiếc hộp chứa gì không?

Phương:Rất chính xác bên trong chiếc hộp có rất, rất nhiều phần quà đang chờ đón các bạn. Để giành được các phần quà này bạn phải vượt qua thử thách mà chương trình đưa ra.

Thủy: Nếu trả lời đúng bạn sẽ nhận được một phần quà của chương trình. Nếu trả lời sai bạn sẽ nhường lại quyền trả lời cho bạn khác.

Phương: Và điều thú vị hơn nữa là các con sẽ được nhận phần quà theo số hộp quà trên màn hình.

-HS lên tham gia chơi

* Sinh hoạt chủ điểm Ngày Tết quê em.

Hs thể hiện các hoạt động theo tổ.

+ Tổ 1 : Đóng vai chúc tết, nhận lì xì.

+ Tổ 2: Bày và thuyết trình mâm ngủ quả.

+ Tổ 3: văn nghệ

- Hs nhận xét, tuyên dương các nhóm - Hs trả lời.

(16)

4. Tổng kết(2 phút) - Liên hệ:

(?)Các con không nên làm gì trong trong dịp Tết Nguyên Đán?

(?)Làm gì giúp bố mẹ chuẩn bị Tết?

-GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

Các con hãy cùng nhau cố gắng thực hiện các phương hướng mà lớp đã đề ra, các con có đồng ý không nào.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 20 tháng 1 năm 2022 Toán

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II) ____________________________________

Tập làm văn

KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Chăm chỉ, nhân ái

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích - HS : SGK, vở viết

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Các em đã được ôn tập về văn Kể chuyện ở tiết Tập làm văn trước.

Cô cũng đã dặn mỗi em về nhà đọc

- HS hát - HS nghe

(17)

trước 3 đề bài trong SGK để chọn cho mình một đề. Trong tiếp Tập làm văn hôm nay các em sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong ba đề các em đã chọn.

- GV ghi bảng - HS chuẩn bị vở

2. Hoạt động thực hành:(28 phút) - GV ghi ba đề trong SGK lên bảng lớp.

- GV lưu ý HS: Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề ba thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật (sắm vai).

- Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.

- GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc.

- HS làm bài

- GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi...

- GV thu bài khi hết giờ

- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe + chọn đề.

Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.

Đề 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.

- HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã chọn

Ví dụ : em muốn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và bạn Hương.

Một bạn thân của em hồi em còn học lớp 3.

Tôi rất khâm phục ông Giang Văn Minh trong truyện trí dũng song toàn. Tôi sẽ kể câu chuyện về ông, về niềm khâm phục, kính trọng của tôi với ông.

Tôi rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh, tôi sẽ kể câu chuyện này theo lời kể của Thạch Sanh.

3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Chia sẻ với mọi người về cấu tạo và cách viết bài văn kể chuyện

- HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

(18)

- Về nhà có thể chọn một đề khác để viết thêm.

- Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 23.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Tập đọc

PHÂN XỬ TÀI TÌNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

-Tích cực, chăm chỉ luyện đọc, nhân ái, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

+ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5 phút)

- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi:

- Chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc

- Phải đi qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

- Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Khám phá: (12phút)

- Mời một HS khá đọc toàn bài.

- GVKL: bài chia làm 3 đoạn

- Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn.

-1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe.

- HS chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến …. Bà này lấy trộm.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến … kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc

(19)

- Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài: Giải nghĩa thêm từ : công đường - nơi làm việc của quan lại; khung cửi - công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ; niệm phật - đọc kinh lầm rầm để khấn phật.

- YC HS luyện đọc theo cặp.

- Mời một, hai HS đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu bài văn : giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài sử kiện của viên quan án; chuyển giọng ở đoạn đối thoại, phân biệt lời nhân vật : + Giọng người dẫn chuyện : rõ ràng, rành mạch biểu lộ cảm xúc

+ Giọng 2 người đàn bà : ấm ức, đau khổ.

+Lời quan: ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.

bài

+ Lần 1: 3HS đọc nối tiếp, phát âm đúng: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp, 1HS đọc chú giải : quán ăn, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn …

- HS luyện đọc theo cặp.

- 2 HS đọc toàn bài - HS lắng nghe.

3. Hoạt động Thực hành: (10 phút) -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

-Y/C HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc đoạn 1 và TLCH, chia sẻ trước lớp + Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:

+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.

+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ

+ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc , TLCH, chia sẻ kết quả

+ Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dửng

(20)

- GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi:

+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?

+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?

Chọn ý trả lời đúng?

- GV kết luận : Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo.

- GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu?

+ Câu chuyện nói lên điều gì ?

dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc và TLCH, chia sẻ kết quả

+ HS kể lại.

+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt.

- Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.

- Nội dung: Truyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án

Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)

- Gọi 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai: người dẫn truyện, 2 người đàn bà, quan án.

- GV chọn một đoạn trong truyện để HS đọc theo cách phân vai và hướng dẫn HS đọc đoạn : “Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật …..chú tiểu kia đành nhận lỗi”

- YC học sinh luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm.

- GV nhắc nhở HS đọc cho đúng, khuyến khích các HS đọc hay và đúng lời nhân vật .

- 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai : người dẫn chuyện, 2 người đàn bà, quan án

- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.

4. Hoạt động Vận dụng: (2phút)

(21)

- Chia sẻ với mọi người biết về sự thông minh tài trí của vị quan án trong câu chuyện.

- GV nhận xét tiết học

-Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện (Truyện cổ tích Việt Nam) Những câu chuyện phá án của các chú công an, của toà án hiện nay.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Ngày soạn: 10/01/2022

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2022 Toán

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Đổi đơn vị đo thời gian.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạ

- Chăm chỉ, trách nhiệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, Bảng đơn vị đo thời gian.

- Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, HLP.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động Khám phá:(15 phút)

* Các đơn vị đo thời gian - Cho HS trả lời câu hỏi:

+ Kể tên các đơn vị đo thời gian mà

(22)

em đã học ?

+ Điền vào chỗ trống - GV nhận xét HS

- Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Kể 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?

+ Kể tên các tháng trong năm? Nêu số ngày của các tháng?

- GV giảng thêm cho HS về cách nhớ số ngày của các tháng

- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.

* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian - GV treo bảng phụ có sẵn ND bài tập đổi đơn vị đo thời gian, cho HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ kết quả

1,5 năm = …tháng ; 0,5 giờ =…phút 216 phút =.. giờ….. phút = .. giờ - HS làm và giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên

- GV nhận xét, kết luận

- HS nối tiếp nhau kể

- HS làm việc theo nhóm rồi chia sẻ trước lớp

- 1 thế kỉ = 100 năm;

1 năm = 12 tháng.

1 năm = 365 ngày;

1 năm nhuận = 366 ngày

Cứ 4 năm lại có một năm nhuận.

1 tuần lễ = 7 ngày ; 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây.

+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004. Đó là các năm 2008; 2012; 2016.

- HS nêu

- HS nghe - HS đọc

- HS làm vở rồi chia sẻ kết quả

1,5 năm =18 tháng ; 0,5 giờ = 30phút 216 phút = 3giờ 36 phút = 3,6 giờ

- HS nêu cách đổi của từng trường hợp.

VD:

1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.

3. Hoạt động thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ

- GV nhận xét và chữa bài

Bài 2: HĐ cặp đôi

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - Mỗi HS nêu một sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ.

VD: Kính viễn vọng - năm 1671- Thế kỉ XVII.

(23)

- HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- HS tự làm bài, chia sẻ cặp đôi

- GV nhận xét và chốt cho HS về cách đổi số đo thời gian

Bài 3a: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, đánh giá

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Đổi các đơn vị đo thời gian

- HS làm vào vở, đổi vở để kiểm tra

6 năm = 72 tháng

4 năm 2 tháng

= 50 tháng 3 năm rưỡi = 42 tháng

0,5 ngày = 12 giờ

3 ngày rưỡi = 84 giờ; …

- Viết số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.

- HS đọc và làm bài, chia sẻ kết quả

72 phút = 1,2 giờ

270 phút = 4,5 giờ

4. Hoạt động Vận dụng:(2phút) - Tàu thủy hơi nước có buồm được sáng chế vào năm 1850, năm đó thuộc thế kỉ nào ?

- Vô tuyến truyền hình được công bố phát minh vào năm 1926, năm đó thuộc thế kỉ nào ?

- Thế kỉ XIX

- Thế kỉ XX

- Chia sẻ với mọi người về mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Chính tả

CAO BẰNG (Nhớ- viết ) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ. Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lý Việt Nam .

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Chăm chỉ học tập, yêu nước, trách nhiệm.

(24)

- GDBVMT: Biết được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh đẹp Cao Bằng, của Cửa Gió Tùng Chinh (Đoạn thơ ở BT3), từ đó có ý thức giữ gìn bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ.

- Học sinh: Vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Khởi động:(3 phút)

- Cho HS thi nêu tên người, tên địa lí Việt Nam:

- 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

- GV nhận xét, kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng

Hs nêu

- Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các tiếng tạo thành tên riêng đó.

- HS nhận xét - Hs ghi vở 2.Hoạt động Khám phá:(7 phút)

- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ + Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên địa thế của Cao Bằng?

+ Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng?

- Yêu cầu HS tìm từ dễ viết sai + Luyện viết từ khó

- 1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng

- Nhưng chi tiết nói lên địa thế của Cao Bằng là: Sau khi qua Đèo Gió, lại vượt Đèo Giàng, lại vượt Đèo Cao Bắc

- HS trả lời

- HS tìm và nêu: Đèo Giàng, dịu dàng, suối trong, núi cao, làm sao, sâu sắc…

- HS luyện viết từ khó HS viết bài chính tả. (15 phút)

- Cho HS nhắc lại những lưu ý khi viết bài

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3.

- Chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai chính tả - HS theo dõi.

- HS theo dõi

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

3. Hoạt động Thực hành: (8 phút) Bài 2: HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài

- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả

- Tìm tên riêng thích hợp với mỗi ô trống

(25)

- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

Bài 3:HĐ cá nhân

- HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân

- Trong bài có nhắc tới những địa danh nào?

- GV nói về các địa danh trong bài:

Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Pù Mo, Pù Xai là các địa danh thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đây là những vùng đất biên cương giáp với những nước ta và nước Lào

- Yêu cầu HS làm bài

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- 1 HS làm vbt Lời giải:

a. Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị Võ Thị Sáu.

b. Người lấy thân mình làm giá súng trong chiến dịch Điện Biên Phủ là anh Bế Văn Đàn.

c. Người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đặt mìn trên cầu Công Lý mưu sát Mắc Na- ma- ra là anh Nguyễn Văn Trỗi.

- Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng có trong đoạn thơ sau.

- HS nêu: Hai Ngàn, Ngã Ba Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xai - HS lắng nghe

- Cả lớp suy nghĩ, làm bài vào vở, chia sẻ kết quả Ngã Ba, Pù Mo, Pù Xai

4. Hoạt động Vận dụng:(2phút) - Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

- Chia sẻ cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam với mọi người.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

Địa lí

CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.

(26)

- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Giáo dục ý thức đoàn kết với nước bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ các nước châu Á.

- HS: SGK, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát bài"Trái đất này là của chúng mình"

- GV treo lược đồ các nước châu Á

và nêu yêu cầu HS chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS chỉ

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) Hoạt động 1: Cam- pu- chia

- Cho HS thảo luận nhóm

- Em hãy nêu vị trí địa lí của Căm -pu- chia?

- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam - pu- chia?

- Nêu nét nổi bật của địa hình Cam - pu chia?

- Dân cư Cam –pu –chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chính? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này?

- Vì sao Cam –pu- chia đánh bắt được nhiều cá nước ngọt?

- Mô tả kiến trúc Ăng- co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân

- HS thảo luận nhóm 3

- Cam pu chia nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực ĐNA, phía bắc giáp Lào, Thái Lan, phía Đông giáp với VN, phía Nam giáp với biển và phía Tây giáp với Thái Lan

- Thủ đô Cam- pu- chia là Phnôm Pênh - Địa hình Cam- pu –chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp có độ cao từ 200 dến 500m - Tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.

- Vì giữa Cam –pu- chia là Biển Hồ, đây là hồ chứa nước ngọt lớn như biển có lượng cá tôm nước ngọt rất lớn - Dân Cam-pu –chia chủ yếu là theo đạo phật, Có rất nhiều đền chùa đẹp,

(27)

Cam- pu -chia?

- Yêu cầu HS trình bày kêt qủa thảo luận nhóm.

+ Kết luận: Cam –pu –chia nằm ở ĐNA, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Cam-pu –chia đang chú trọng phát triển nông nghiệp, và công nghiệp chế biến nông sản.

Hoạt động 2: Lào

- Em hãy nêu vị trí của Lào?

- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào?

- Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?

- Kể tên các sản phẩm của Lào?

- Mô tả kiến trúc Luông Pha- băng.

Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì?

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả

* Kết luận: Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp lào đang được chú trọng và phát triển

Hoạt động 3: Trung Quốc -Hãy nêu vị trí địa lí của TQ?

- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của TQ?

- Em có nhận xét gì về diện tích và dân số nước TQ?

- Kể tên các sản phẩm TQ?

- Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành?

tạo nên phong cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch

- HS trình bày kết quả thảo luận

- Thực hiện tương tự như hoạt động 1 - Lào nằm trên bán đảo Đông dương, trong khu vực ĐNA phía Bắc giáp TQ, phía Đông và Đông Bắc giáp với VN.

phía Nam giáp Căm- pu- chia , phía Tây giáp với Thái Lan , phía Tây Bắc giáp với Mi- an-ma, nước Lào không giáp biển

- Thủ đô Lào là Viêng Chăn

- Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên

- Các sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo

- Người dân Lào chủ yếu theo đạo phật

- TQ nằm trong khu vực ĐNA. TQ có chung biên giới với nhiều nước: Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, VN.

Lào, Mi –a –ma, Ấn Độ…

- Thủ đô TQ là Bắc Kinh.

- TQ có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.

- Từ xưa đất nước Trung Hoa đã nổi tiếng với chè, gốm sứ. tơ lụa. Ngày nay, kinh tế Trung Quốc rất phát triển.

Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô, đồ chơi điện tử, hàng may mặc…

của Trung Quốc đã xuất khẩu sang nhiều nước

- Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng bắt đầu từ thời Tần

(28)

- Yêu cầu HS trình bày kết quả - GV theo dõi bổ sung

- GVkết luận:

Hoạt động 4: Thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam

- GV chia lớp thành 3 nhóm dựa vào tranh ảnh thông tin mà các em đã sưu tầm được

+ Nhóm Lào: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Lào

+ Nhóm Cam -pu – chia: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Cam- pu - chia

+ Nhóm Trung Quốc: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Trung Quốc - Cho HS thi kể về các nước

Thuỷ Hoàng( trên hai ngàn năm) …

3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Các nước láng giềng của Việt Nam có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của nước ta ?

- HS nêu

4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của các nước láng giềng nói trên.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

________________________________

SINH HOẠT TUẦN 20

CHỦ ĐIỀM THÁNG 1: “NGÀY TẾT QUÊ EM”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS biết được một số ưu điểm và hạn chế trong tuầnvề các mặt: Đạo đức, nề nếp, học tập, vệ sinh, lao động và việc thực hiện nội quy của trường, của lớp.và phương hướng tuần tới. Đưa ra phương hướng, nhiệm vụ để thực hiện tuần tiếp, tháng tiếp theo. Sinh hoạt theo chủ điểm: “Ngày Tết quê em”có một số hiểu biết về truyền thống ngày tết cổ truyền.

- Có thói quen thực hiện tốt nề nếp, nội quy trường lớp. Học sinh chủ động tham gia đánh giá, xây dựng phương hướng và các hoạt động trong tiết sinh hoạt. Làm được các sản phẩm về ngày tết.

-GD HS phẩm chất trách nhiệm, yêu nước: Yếu mến trường lớp, quý trong bạn bè và thầy cô giáo, có ý thức xây dựng tập thể lớp. Biết quý trọng những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc

(29)

* Kĩ năng sống: Học sinh biết không được đốt pháo và đảm bảo an toàn giao thông trong ngày tết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Giáo án, sổ theo dõi, nhạc, các phần quà.

- HS : Sổ theo dõi, kế hoạch tuần 20, bài hát, các vật liêu bày mâm ngũ quả và đóng kịch.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu(2p)

- Lớp phó lên ổn đinh lớp - Khởi động.

2.Nội dung sinh hoạt - Gv giới thiêu:

Tiết sinh hoạt lớp tuần 20 gồm có 3 nội dung:

- ND1: Sơ kết thi đua tuần 20 - ND 2: Triển khai kế hoạch, phương

hướng tuần 21

- ND3: Sinh hoạt theo chủ điểm: “Ngày Tết quê em”

-Yêu cầu lớp trưởng điều hành phần sinh hoạt.

-GV Nhận xét, đánh giá hoạt động tuần 20 -Giáo viên nhận xét,tuyên dương những hoạt động mà học sinh đã làm tốt. Đưa ra

- Lớp phó lên cho các bạn khởi động -Học sinh khởi động theo giai điệu bài hát: Ngày Tết quê em

2.Nội dung sinh hoạt - Lắng nghe

-Lớp trưởng lên điều hành phần sinh hoạt

2.1 . Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong tuần 20.(10p)

- Lớp trưởng mời các tổ trưởng lên tổng hợp kết quả thi đua của tổ mình và nêu danh sách các học sinh được tuyên dương trong tổ.

-Đại diện 3 tổ trưởng lên báo cáo, học sinh lắng nghe.

- Lớp phó học tập nhận xét bổ sung - Lớp phó lao động nhận xét bổ sung -Các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến.

-Lớp trưởng tổng kết đánh giá kết quả hoạt động tuần 20

-Mời giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động tuần 20

-HS lắng nghe,đưa ra các giải pháp giúp bạn

2.1 . Đưa ra phương hướng hoạt động tuần 21 .(5p)

-HS lắng nghe

- Các học sinh khác cho ý kiến bổ sung cho phần dự thảo vá các biện pháp để thưc hiện tốt kế hoạch tuần 21

(30)

giải pháp để khắc phục những hạn chế.

-Giáo viên đưa ra dự thảo phương hướng hoạt động tuần 201

-Giáo viên nêu ý kiến bổ sung bản dự thảo và thống nhất thực hiện.

2.3. Sinh hoạt theo chủ điểm “Ngày Tết quê em”.20 phút

-Gv chuyển hoạt động.

Giới thiệu phần sinh hoạt chủ điểm gồm 2 phần -Phần 1: Tìm hiểu ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc qua trò chơi Hộp quà bí ẩn.

- Phần 2: Ngày Tết quê em: trong phần này các bạn sẽ thể hiện tài năng, tình cảm giành cho những ngời thân yêu qua tiếng hát, tác phẩm nghệ thuật của mình.

-GV hỗ trợ HS trình chiếu mở hộp quà, câu hỏi trò chơi.

Gv: Các con cảm thấy thế nào?

GV chuyển hoạt động.

3.2 Sinh hoạt chủ điểm Ngày Tết quê em.

Gv tổ chức hs thể hiện các hoạt động trong ngày Tết.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

4. Tổng kết(2 phút) - Liên hệ:

2.3. Sinh hoạt theo chủ điểm

“Ngày Tết quê em”.20 phút

*Tìm hiểu ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc

- tổ chức trò chơi: Hộp quà bí ẩn.

-Phổ biến luật chơi:Trò chơi của chúng mình có tên gọi hộp quà bí mật. Các bạn hãy hướng lên màn hình . Trên màn hình là những hộp quà rất dễ thương. Các bạn biết bên trong chiếc hộp chứa gì không?

Phương:Rất chính xác bên trong chiếc hộp có rất, rất nhiều phần quà đang chờ đón các bạn. Để giành được các phần quà này bạn phải vượt qua thử thách mà chương trình đưa ra.

Đức: Nếu trả lời đúng bạn sẽ nhận được một phần quà của chương trình. Nếu trả lời sai bạn sẽ nhường lại quyền trả lời cho bạn khác.

Phương: Và điều thú vị hơn nữa là các con sẽ được nhận phần quà theo số hộp quà trên màn hình.

-HS lên tham gia chơi

* Sinh hoạt chủ điểm Ngày Tết quê em.

Hs thể hiện các hoạt động theo tổ.

+ Tổ 1 : Đóng vai chúc tết, nhận lì xì.

+ Tổ 2: Bày và thuyết trình mâm ngủ quả.

+ Tổ 3: văn nghệ

- Hs nhận xét, tuyên dương các nhóm - Hs trả lời.

- HS lắng nghe

(31)

(?)Các con không nên làm gì trong trong dịp Tết Nguyên Đán?

(?)Làm gì giúp bố mẹ chuẩn bị Tết?

-GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

Các con hãy cùng nhau cố gắng thực hiện các phương hướng mà lớp đã đề ra, các con có đồng ý không nào.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

...

_______________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Yêu thích học toán; Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học,