• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
52
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22

NS: 14/02/2022

NG:21/02/2022 Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2022

TẬP ĐỌC

ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).

+ Ghi chép được những chi tiết quan trọng vào sổ tay.

+ GV giới thiệu biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ giúp HS nhận biết và nêu được công dụng của các biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Lồng ghép thêm kiến thức về hình ảnh trong thơ.

- Đọc diễm cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước

*CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài; GV giới thiệu biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ giúp HS nhận biết và nêu được công dụng của các biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

*GT: Thay đổi câu hỏi như sau:

Câu 1: Những ngày thu đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?

Câu 2: Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba?

Câu 3: Nêu 1, 2 câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm.

CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ SGK - HS: SKG, vở ôLy

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- GV cho HS nghe 1 đoạn bài hát "Giải phóng Điện Biên". Và trả lời câu hỏi:

Bài hát nhắc đến chiến thắng lịch sử nào của đất nước ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài: Chiến thắng ĐBP đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Ngược dòng lịch sử, theo chân nhà thơ Nguyễn Đình Thi, chúng ta cùng về thăm lại phố phường Hà Nội xưa trong

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe

(2)

thời kì kháng chiến chống TD Pháp.

Trên chiến khu Việt Bắc, nhà thơ đã tái hiện lại vẻ đẹp của Hà Nội xưa như thế nào, cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài ngày hôm nay: "Đất nước"

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

(18 phút) a) Luyện đọc:

- GV nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- GV phân đoạn: mỗi khổ thơ là một đoạn.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn của bài.

+ GV kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ hơi: chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre, phấp phới…

+ Yêu cầu HS giải nghĩa các từ: đất nước, hơi may, chưa bao giờ khuất,...

+ Yêu cầu HS xác định cách đọc, luyện đọc:

“ Gió thổi mùa ....cốm mới.

Tôi nhớ...xa.

- Sau lưng thềm...đầy.

- Mùa thu ...khác rối.

- Gió thổi...phới

- Trời thu....tiếng đất.”

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- GV nêu khái quát cách đọc và đọc mẫu toàn bài.

b) Tìm hiểu bài

- GV yêu cầu HS đọc hai khổ thơ đầu bài thơ, trả lời:

+ “Những ngày thu đẹp và buồn”

được tả trong khổ thơ nào?

+ Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ 3?

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên đất trời trong mùa thu mới?

- GV tiểu kết, chuyển ý.

- GV yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:

+ Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.

- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc cách ngắt nghỉ.

- HS đọc theo cặp - HS theo dõi

- HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu.

- Rừng tre phấp phới, trời thu thay áo, trong biếc, nói cười thiết tha,…

- Biện pháp nhân hoá

1. Cảm xúc của tác giả trước sự thay đổi của đất nước.

- HS đọc đoạn còn lại, trả lời.

- Lòng tự hào: trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta

- Lòng tự hào về truyền thống: nước

(3)

bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ 4 và thứ 5?

* Tìm từ ngữ nhắc lại nhiều lần trong bài ?

- Giáo viên giảng: Các từ trời xanh đây – núi rừng đây đi kèm với điệp ngữ của chúng ta, đã nhấn mạnh niềm tự hào, niềm hạnh phúc của tác giả về quyền làm chủ của người Việt Nam đối với đất nước mình. Hình ảnh những cách đồng thơm mát/ngả đường bát ngát/dòng sông đỏ nặng phù sa được miêu tả theo cách liệt kê như vẽ ra trước mắt chúng ta khung cảnh đất nước bao la, tươi đẹp.

- GV tiểu kết, chuyển ý

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét chốt ý đúng.

- Giáo viên yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính của bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại ND bài

3. Hoạt động luyện tập (12 phút) - Gọi 4 HS đọc nối tiếp và yêu cầu HS nêu giọng đọc, cách đọc từng khổ.

- Treo bảng phụ khổ 3, 4.

- Gọi HS đọc mẫu, yêu cầu HS tìm từ cần nhấn giọng.

- Yêu cầu HS luyện đọc cặp 2 - Gọi 3 HS thi đọc.

- Tổ chức cho HS nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

- Gọi HS thi đua đọc thuộc lòng nối tiếp các khổ.

- Nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút) + Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương đất nước, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc?

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài.

những người chưa bao giờ khuất, rì rầm, vọng nói về.

- HS nêu: trời xanh đây – núi rừng đây;

của chúng ta,

2. Tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.

- 2, 3 HS nêu.

- HS tự ghi nội dung vào vở

*Bài thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc.

- 2, 3 HS nhắc lại.

- HS đọc và nêu giọng đọc của từng khổ.

- HS lắng nghe và dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng.

- HS luyện đọc cặp 2

- HS thi đọc diễn cảm, lớp nhận xét.

- HS nhẩm, đọc thuộc lòng.

- HS thi đua đọc thuộc lòng.

- Bình chọn bạn đọc hay nhất, đúng nhất.

- Vài HS nêu

(4)

- Về nhà đọc bài thơ cho mọi người trong gia đình cùng nghe

- Ghi chép được những chi tiết quan trọng vào sổ tay

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

- Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng phụ - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"để:

Nêu cách tính vận tốc, quãng đường.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Bài toán 1: HĐ nhóm

- GV đưa đề bài toán 1 và yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:

+ Vận tốc ô tô 42,5km/giờ là như thế nào ?

+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?

+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ?

- HS đọc ví dụ

+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.

+ Ô tô đi được quãng đường dài 170km.

+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là :

170 : 42,5 = 4 ( giờ )

(5)

+ 42,5km/giờ là gì của chuyển động ô tô ?

+ 170km là gì của chuyển động ô tô ? + Vậy muốn tính thời gian ta làm thế nào ?

- GV khẳng định: Đó cũng chính là quy tắc tính thời gian.

- GV ghi bảng: t = s : v Bài toán 2: HĐ nhóm

- GV hướng dẫn tương tự như bài toán 1.

- Giải thích: trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.

- GV cho HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu Công thức tính thời gian, viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ba đại lượng : s, v, t

km km/giờ giờ

+ Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.

+ Là quãng đường ô tô đã đi được.

- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

- HS nêu công thức

- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả Giải

Thời gian đi của ca nô 42 : 36 =

6

7 (giờ)

6

7 giờ = 1

6

1 giờ = 1 giờ 10 phút.

Đáp số: 1 giờ 10 phút - HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức.

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1(cột 1,2): HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính thời gian

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt từng phần của bài toán, chia sẻ cách làm:

+ Để tính được thời gian của người đi xe đạp chúng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- HS đọc

- Yêu cầu tính thời gian - HS nêu

- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:

s (km) 35 10,35

v (km/h) 14 4,6

t (giờ) 2,5 2,25

- 1 HS đọc đề bài

- HS tóm tắt, chia sẻ cách làm

- Lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc

- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm:

Bài giải

Thời gian đi của người đó là :

(6)

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài - GV quan sát, giúp đỡ HS

23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ) Đáp số : 1,75 giờ

- HS đọc bài và làm bài sau đó báo cáo giáo viên

Bài giải

Thời gian bay của máy bay là:

2150 : 860 = 2,5 (giờ) 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút Máy bay bay đến nơi lúc:

8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút

Đáp số: 11 giờ 15 phút 3. Hoạt động vận dụng : 5 phút)

* Củng cố - dặn dò:

- GV chốt: s =v x t;

v= s :t t = s :v

- Nêu cách tính thời gian?

- HS nghe - HS nêu - Chia sẻ với mọi người cách tính thời

gian khi biết vận tốc và quãng đường của một chuyển động đều.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

NS: 14/02/2022

NG:22/02/2022 Thứ ba ngày 22 tháng 02 năm 2022

TẬP LÀM VĂN

Tiết 53: ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI ( 1 Tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được trình tự tả; tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.

- Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Giáo dục HS yêu thích môn học, yêu quý cây cối, yêu thiên nhiên.

*CV 3799: Điều chỉnh thay bài tập 2 thành hãy tưởng tượng cuộc trò chuyện của các loài cây trong khu vườn. Viết đoạn văn kể về cuộc trò chuyện đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm - HS: SKG,VBT

(7)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu tên các loại cây mà em biết (Mỗi HS chỉ nêu tên một loại cây).

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài và ghi bảng.

2. Hoạt động thực hành (30 phút)

Bài 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Gọi HS đọc bài văn và các câu hỏi.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.

- GV nêu lần lượt từng câu hỏi:

a) Cây chuối trong bài được tả theo trình tự nào ?

+ Còn có thể tả lá cây cối theo trình tự nào nữa ?

b) Cây chuối được tả theo cảm nhận của các giác quan nào ?

+ Có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?

c) Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.

- GV kết luận: Tác giả đã nhân hoá cây chuối bằng cách gắn cho cây chuối những

- HS chơi trò chơi - HS lắng nghe.

- 2 HS đọc bài văn và các câu hỏi.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trả lời các câu hỏi trước lớp:

a) Cây chuối trong bài được tả theo từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con - cây chuối to - cây chuối mẹ.

+ Tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

b) Theo ấn tượng của thị giác: thấy hình dáng của cây, lá, hoa.

+ Để tả cây chuối ngoài việc quan sát bằng mắt, còn có thể quan sát cây chuối bằng xúc giác, thính giác (để tả tiếng khua của tàu chuối mỗi khi gió thổi), vị giác (để tả vị chát của quả chuối xanh, vị ngọt của trái chuối chín), khứu giác (để tả mùi thơm của chuối chín....) + So sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời.

Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn; Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non...

+ Nhân hóa: Nó là cây chuối to, đĩnh đạc; chưa bao lâu nó đã nhanh chóng thành mẹ; cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết…

- HS nghe

(8)

từ ngữ:

+ Chỉ đặc điểm, phẩm chất của người:

đĩnh đạc, thành mẹ, hơn hớn, bận, khẽ khàng.

+ Chỉ hoạt động của người: đánh động cho mọi người biết, đưa, đành để mặc.

+ Chỉ những bộ phận đặc trưng của người: cổ, nách.

- GV chiếu bảng có ghi sẵn các kiến thức về văn tả cây cối và yêu cầu HS đọc.

Bài 2: Hãy tưởng tượng cuộc trò chuyện của các loại cây trong khu vườn. Viết 1 đoạn văn về cuộc trò chuyện đó.

- Gọi HS đọc bài tập.

+ Em hãy tưởng tượng cuộc trò chuyện của các loại cây trong khu vườn và viết đoạn văn về cuộc trò chuyện đó.

- Nhắc nhở:

+ Chú ý dùng biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá khi viết đoạn văn về cuộc trò chuyện của các loại cây để đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Phát huy trí tưởng tượng khi viết.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn vào vở.

- Yêu cầu HS làm phiếu lớn, dán phiếu, trình bày.

- Gọi HS khác nhận xét, sửa chữa.

- GV nhận xét

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.

- GV nhận xét những đoạn văn đạt yêu cầu.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút)

+ Theo em, khi viết bài văn tả cây cối cần viết như thế nào để bài văn hay, lôi cuốn người đọc?

- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở; chuẩn bị viết bài văn tả cây cối trong tiết học tới.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt.

- 2 HS đọc nối tiếp.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nghe.

- HS làm việc cá nhân, 2 em làm phiếu lớn.

- 2 HS làm phiếu lớn, dán phiếu, trình bày.

- HS khác nhận xét, sửa chữa.

- 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn về cuộc trò chuyện của các loại cây.

- HS trả lời: sử dụng các biện pháp nghệ thuật, có cảm xúc…

- HS lắng nghe

(9)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 54: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối.

- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu, thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.

BT1 chỉ tìm tữ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

GT: Bài tập 1: chỉ tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm - HS: SKG,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu lại các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ trong BT2 tiết trước.

- GV nhận xét, đánh giá + giới thiệu bài:

Trò chơi đã giúp các con nhớ lại các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ về một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thuộc chủ điểm Nhớ nguồn. Cũng trong chủ điểm này, chúng ta đã được học những phép liên kết câu nào ? Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các con biết thêm một phép liên kết câu mới qua bài : Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.

- Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

*Nhận xét:

Bài 1: HĐ cặp đôi

Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- HS chơi - HS nghe

- HS ghi vở

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc

(10)

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, thảo luận theo câu hỏi:

+ Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?

- GVKL: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối. Ngoài từ vì vậy, những từ nào là từ nối khác, ta chuyển sang BT2.

Bài 2: HĐ cá nhân

Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?

+ Em hãy tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ vì vậy ở đoạn văn trên?

- GV nói: Những từ ngữ có tác dụng nối các câu trong bài được gọi là từ nối.

*Ghi nhớ

- GV hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ của bài.

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Nêu ví dụ minh họa

- GV nhận xét, chuyển ý: Qua phần nhận xét, các con đã biết thế nào là các từ nối. Việc sử dụng các từ nối để liên kết câu có gì thú vị, chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động tiếp theo.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân

Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu.

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập.

- GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn; dãy ngoài tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu, dãy trong tìm từ ngữ nối ở 4 đoạn

thầm lại.

- HS làm bài theo cặp, chia sẻ kết quả + Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.

+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.

- HS nghe.

- HS làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp + Các từ ngữ : tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,…

- HS nghe - HS theo dõi - 3 HS đọc ghi nhớ - HS đọc thuộc lòng

- Cho HS tự nêu VD để nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.

- HS nghe

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc cá nhân. 2 HS làm bài vào bảng nhóm.

(11)

cuối, chú ý tìm QHT hoặc từ ngữ thể hiện mối quan hệ giữa các đoạn.

- Trình bày kết quả

- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 2: Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng - HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.

- GV ghi bảng các từ thay thế HS tìm được

- GV nhận xét chữa bài.

- GV chốt, chuyển ý: Qua các bài tập, cô thấy lớp mình đã nắm được cách dùng các từ ngữ nối để liên kết câu. Vậy cần chú ý gì khi sử dụng phép liên kết câu này, ta cùng chia sẻ với nhau qua hoạt động tiếp theo.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 câu có sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt.

- HS làm bài vào bảng nhóm gắn bài lên bảng, trình bày.

Lời giải:

+ Đoạn 1 : từ nhưng nối câu 3 với câu 2 + Đoạn 2 : từ vì thế (ở câu 4) nối đoạn 2 với đoạn 1; từ rồi nối câu 5 với câu 4.

+ Đoạn 3: từ nhưng (ở câu 6) nối đoạn 3 với đoạn 2; từ rồi nối câu 7 với câu 6.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc cá nhân - Nối tiếp nhau phát biểu.

- Lời giải:

+ Dùng từ nh ưng để nối là không đúng.

+ Phải thay từ nh ưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì.

- HS nghe

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

(12)

- Biết tính thời gian của một chuyển động đều. Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.

- Vận dụng kiến thức làm các bài tập có liên quan.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

+ Giáo dục học sinh đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng phụ.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

nêu cách tính v,s,t.

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận theo câu hỏi, chia sẻ kết quả:

- Bài tập yêu cầu làm gì ?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.

- Lưu ý: Mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2 : HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta làm thế nào?

+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Còn quãng đường ốc sên bò được tính theo đơn vị nào ? - HS tự làm bài, chia sẻ cách làm

- Viết số thích hợp vào ô trống - Tính thời gian chuyển động

- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả

s (km) 261 78 165 96

v(km/giờ) 60 39 27,5 40

t (giờ) 4,35 2 6 2,4

- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi - Ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.

- Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò được lại tính theo đơn vị mét.

- Đại diện HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm:

(13)

- GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV giúp đỡ HS hạn chế trong quá trình giải bài toán này.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài - GV quan sát, giúp đỡ HS

Giải :

Đổi 1,08m = 108 cm

Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là : 108 : 12= 9 (phút)

Đáp số : 9 phút - 1 HS đọc đề.

- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm

Bài giải

Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là :

72 : 96 = 3/4 (giờ) 3/4 giờ = 45 phút

Đáp số : 45 phút - HS làm bài sau đó báo cáo kết quả

Bài giải

Đổi 10,5km = 10 500m Thời gian để rái cá bơi là:

10 500 : 420 = 25 phút Đáp số : 25 phút 3. Hoạt động vận dụng : 5 phút)

* Củng cố - dặn dò:

- Nêu công thức tính s, v, t ?

- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện - Về nhà vận dung cách tính vận tốc,

quãng đường, thời gian vào cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

KHOA HỌC

LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN ( Tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng điện, dây điện.

- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tư duy, Năng lực Tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm, Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi, tìm tòi nghiên cứu khoa học, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

(14)

* GDBVMT: Biết năng lượng không phải là vô tận. Cần khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: TBDH thông minh có sẵn hình ảnh: Hình minh họa trang 94,95,97/SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- VBT, SGK

- Theo nhóm: 1 cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, 1 số vật bằng kim loại, nhựa, cao su, sứ,...

- Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: (3 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi khởi động bằng các câu hỏi sau:

+ Hãy nêu vai trò của điện?

+ Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết?

+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: (34 phút) Hoạt động 1:

+ Bước 1: HS làm việc nhóm

GV giao việc và hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK:

+ Mục đích: tạo ra một dòng điện có nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin.

+ Vật liệu: một cục pin, 1 số đoạn dây, 1 bóng đèn pin.

Bước 2: Làm việc cả lớp

+ Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.

+ Phải lắp mạch điện như thế nào thì mới sáng?

Bước 3: Làm việc theo cặp

- Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem:

- Cực dương, cực âm của pin; chỉ 2 đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.

- Cho HS chỉ mạch kín cho dòng điện

1. Thực hành lắp mạch điện - HS thảo luận

- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.

- HS các nhóm chia sẻ hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.

- HS đọc mục bạn cần biết trang 94, 95 SGK và chỉ cực dương, cực âm của pin;

chỉ 2 đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài.

(15)

chạy qua ( hình 4/95SGK) và nêu được:

+ Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện.

+ Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát sáng.

Bước 4: làm thí nghiệm theo nhóm + QS hình 5/95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì điện sáng. Giải thích tại sao?

+ Lắp mạch điện để kiểm tra. So sánh với kết quả ban đầu. Giải thích kết quả thí nghiệm.

Bước 5: Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.

Hoạt động 2:

Bước 1: Làm việc nhóm

- Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành tảng 96 SGK.

Kết luận:

- Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.

- Các vật bằng sứ, cao su, nhựa,...

không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn hở vì vậy đèn không sáng.

Bước 2: Làm việc cả lớp:

- GV yêu cầu HS từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm

+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.

+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?

+ Kể tên một số vật liệu không cho

- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS thảo luận.

2. Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.

- Lắp mạch điện thắp sáng đèn.Sau đó tách một đầu dây đồng ra kbhoir bóng đèn (hoặc 1 đầu của pin) để tạo ra một chỗ hở trong mạch. (kết quả và kết luận: Đèn không sáng, vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở).

- Chèn 1 số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ,... vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không.

Kết quả:

+ Khi dùng một số vật bằng kim loại chèn vào chỗ hở của mạch điện – bóng đèn pin phát sáng.

+ Khi dùng một số vật bằng nhưa, cao su, sứ,... chèn vào chỗ hở của mạch điện – bóng đèn pin không phát sáng.

- Các nhóm báo cáo kết quả và trả lời câu hỏi.

(16)

dòng điện chạy qua.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng các thiết bị điện ở gia đình cho các bạn biết.

- HS vẽ sơ đồ mạch điện kín và hở.

- GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.

- 3 HS nối tiếp chia sẻ trước lớp.

- 2 HS lên bảng vẽ.

- HS lắng nghe.

TẬP LÀM VĂN

Tiết 54: TẢ CÂY CỐI (1 Tiết) (KIỂM TRA VIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài),

- Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Giáo dục HS yêu thích môn học, yêu quý cây cối, yêu thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm - HS: SKG,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật"

đọc một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả, rễ, thân).

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động thực hành (30 phút) - GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề:

+ Chọn đề phù hợp với mình.

+ GV nhắc HS: Có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước.

Tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn.

+ Chú ý quan sát kĩ cây đó...

- Nhắc nhở HS một vài vấn đề cần lưu ý khi làm bài: cách trình bày, cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt, sử dụng các biện pháp nghệ thuật...

+ Phần mở đầu: Giới thiệu cây định tả

- HS tham gia trò chơi - Học sinh nghe.

- 2 HS nối tiếp đọc đề bài trên bảng phụ và gợi ý trong sgk.

- HS theo dõi GV hướng dẫn.

(17)

theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Phần thân bài: Quan sát kĩ hình dáng của cây đó, biết lợi ích của cây đó,...câu văn trong đoạn phải logic, chọn lọc từ ngữ, chi tiết để tả...

+ Phần kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây đó.

+ Em chọn đề bài nào ? - GV nhắc HS thêm.

- GV giải đáp những thắc mắc của HS.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV nhắc nhở thêm HS còn lúng túng.

- Y/C các tổ trưởng thu bài.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút)

- Về nhà chọn một loài cây khác để tả cho hay hơn.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc nhở, dặn dò.

- HS nêu.

- HS nêu ý kiến.

- HS tự làm bài.

- HS thu bài lên cho GV.

- Lớp theo dõi

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

LỊCH SỬ

BẾN TRE ĐỒNG KHỞI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Qua bài học HS biết được:

- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”).

- Khai thác sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ và các tài liệu liên quan. Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình;

tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó. Khâm phục, biết ơn những người đã dũng cảm đấu tranh phá bỏ áp bức bóc lột.

+ Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Các hình minh hoạ trong SGK.

+ Bản đồ hành chính Việt Nam - Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu.

2.Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

(18)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động Mở đầu:

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với các câu hỏi sau:

+ Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne -vơ?

+ Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nỗi đau chia cắt?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào " đồng khởi " Bến Tre

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân + Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?

+ Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?

- KL: ( GV tham khảo trong SGV) Hoạt động 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre

- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm + Thuật lại sự kiện ngày 17- 1- 1960?

+ Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre?

+ Kết quả của phong trào ?

+ Phong trào có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân như thế nào?

- HS đọc SGK , trả lời câu hỏi

+ Mĩ – Diệm thi hành chính sách “Tố công” “diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải đứng lên phá tan ách cùm kẹp.

+ Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960 mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả + Ngày 17- 1- 1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu cho phong trào " Đồng khởi" tỉnh Bến Tre.

+ Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác.

+ Trong 1 tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn giải phóng nhiều ấp.

+ Phong trào đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào MN ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân

(19)

+ Ý nghĩa của phong trào?

- GV nhận xét kết quả làm việc của học sinh.

công nhân trí thức tham gia ...

+ Phong trào mở ra thời kì mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động ..

- HS nghe 3. Hoạt động Vận dụng.

- Kể tên các trường học, đường phố di tích lịch sử,...liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến địa danh Bến Tre và phong trào đồng khởi Bến Tre.

- HS nêu: Mỏ Cày...

- HS nghe và thực hiện

ĐỊA LÍ CHÂU Á (Tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương. Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Rèn kĩ năng xem, chỉ bản đồ. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.Nhận thức địa lý, tìm hiểu địa lý,vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học

+ HS có ý thức tự giác học tập.

* GDBVMT: GDBĐ: DSNLHQ-TL:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- TBTM có: Quả địa cầu (hoặc bản đồ thế giới).

+ Phiếu học tập của HS.

2. Học sinh: SGK, vở.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 3 phút

- Cho HS hát

- GV tổng kết môn Địa lí học kì I - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:

(20)

Hoạt động 3:

- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục trang 103, SGK và yêu cầu HS đọc bảng số liệu.

+ Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh dân số châu Á với các châu lục khác.?

+ Em hãy so sánh mật độ dân số của châu á với mật độ dân số châu Phi.

+ Vậy dân số ở đây phải thực hiện yêu cầu gì thì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống?

* GDTNLHQ

- Sự gia tăng dân số gây ra hậu quả gì?

=>GV Kết luận: Châu Á có số dân đông nhất và chủ yếu là người da vàng…

3. Dân cư châu á - HS đọc bảng số liệu.

+ Châu á có số dân đông nhất thế giới. Dân số châu á hơn 4,5 lần dân số châu Mĩ, ….

+ Diện tích châu Phi chỉ kém diện tích châu Á có 2 triệu km2 nhưng dân số chưa bằng

4

1 của dân số châu á nên mật độ dân cư thưa thớt hơn.

- Trong các châu lục thì châu Á là châu lục có mật độ dân số lớn nhất.

+ Phải giảm sự gia tăng dân số thỡ việc nâng cao chất lượng đời sống mới có điều kiện thực hiện được.

- Khai thác khoáng sản cạn kiệt ảnh hưởng môi trường, mức sống mỗi người dân thấp

3. Thực hành

- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các Châu lục, Yêu cầu HS đọc bảng số liệu

+ Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?

+ Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh diện tích của Châu Á với diện tích các Châu lục khác trên thế giới.?

* GDBVMT: Dân số tăng có ảnh hưởng

4. Hoạt động kinh tế

- HS quan sát, đọc bảng số liệu

- Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các Châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các Châu lục với nhau.

- Diên tích Châu Á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lần diện tích châu đại dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.

(21)

gì đến khai thác môi trường ?

+ Khai thác môi trường tăng có ảnh hưởng gì đến con người ?

+ Vì vậy ta phải làm gì ?

-> Kết luận: Trong 6 Châu lục thì Châu Á có diện tích lớn nhất.

- Dân số tăng nhu cầu trong cuộc sống cũng cao vì vậy khai thác tài nguyên môi trường càng nhiều - Khai thác nhiều ảnh hưởng đến khí hậu , ô nhiễm môi trường

- Mỗi cặp vợ chồng chỉ đẻ 1- 2 con.

Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí

Sự phân bố và lợi ích của một số hoạt động kinh tế chủ yếu của châu á:

HĐ KT Phân bố Lợi ích

Khai thác dầu - Khu vực Tây Nam Á: ả rập xê - út, I-ran, I rắc,...

- Khu vực Nam Á: ấn độ - Khu vực Đông Nam Á:

Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In- đô-nê-xi--a, Bru-nây,...

- Cung cấp nguồn nhiên liệu có giá trị cao.

Sản xuất ô tô - Tập trung ở Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc

- Là ngành công nghiệp kĩ thuật cao, mang lại giá trị KTcao.

Trồng lúa mỡ - Khu vực Trung Á: Ca-dắc- xtan

- Khu vực Nam Á: ấn độ - Khu vực Đông Á: phía đông bắc Trung Quốc

- Cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho chăn nuôi

Trồng lúa gạo - Nam Á: ấn độ

- Các nước khu vực Đông Nam Á

- Đông Á: Trung Quốc

- Cung cấp nguồn lương thực lớn cho con người, thức ăn để chăn nuôi gia súc.

Trồng bông - Khu vực Trung Á: Ca-dắc- xtan

- Nam Á: ấn độ

- Khu vực Đông Á: Trung Quốc

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt.

Nuôi Trâu, bò - Nam Á: ấn độ

- Khu vực Đông Á: Trung Quốc

- Cung cấp thực phẩm thịt sữa cho con người

- Cung cấp nguyên liệu cho

(22)

ngành chế biến nông sản.

Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

Các vùng ven biển - Cung cấp thực phẩm cho đời sống, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến hải sản.

+ Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế một số nước châu á, em hãy cho biết nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á?

+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu á là gì?

+ Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các nước châu Á?

=>Kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mỡ, thịt, trứng, sữa. Một số nước phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.

+ Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu á

+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu Á là lúa mỡ, lúa gạo, bụng;

thịt, sữa của các loài gia súc như trâu, bò, lợn, gia cầm như gà, vịt.

+ Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh vì các nước châu á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ.

3. Hoạt động vận dụng:

- GV đưa câu hỏi :

- Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên một số cảnh đẹp hoặc địa điểm du lịch nổi tiếng của Châu Á mà em biết cho các bạn cùng nghe.

- HS lắng nghe và trình bày theo hiểu biết của mình.

* Củng cố, dặn dò ( 2 phút)

- GV nhận xét giờ học, dặn dò học sinh về chuẩn bị một số tranh ảnh, tìm hiểu về các địa điểm du lịch, cảnh quan thiên nhiên và con người một số nước Châu Á tiêu biểu.

- HS nêu ý kiến.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

...

...

NS: 14/02/2022

NG:23/02/2022 Thứ tư ngày 23 tháng 02 năm 2022

TẬP ĐỌC

(23)

Tiết 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT 2) - Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ, có tinh thần tự học

CV 3799: Bổ sung thêm đọc mở rộng vào phần 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và đọc một câu chuyên trên internet hoặc báo về truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta, ghi lại nội dung chính của câu chuyện đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ SGK - HS: SKG,VBT

- Bảng phụ để điền BT 2.

- Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5phút) - Tổ chức trò chơi: Gió thổi

- Cách chơi: Gió thổi về tên bạn nào thì bạn đó nói tên 1 bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27. Những bạn sau không nói trùng tên bài.

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (30 phút)

Hoạt động1: Kiểm tra Tập đọc và HTL

- Cho từng HS lên bốc thăm chọn bài.

- Chia thời gian cho HS đọc theo yc của phiếu.

- GV đặt câu hỏi về nội dung vừa đọc.

- Nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2: Tìm ví dụ điền vào bảng - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Thế nào là câu đơn? Câu ghép ?

- Cả lớp chơi

+ Quản trò: Gió thổi, gió thổi + HS: Về đâu, về đâu

+ Quản trò: Bạn Hải

+ HS Hải: bài tập đọc ...

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.

- HS trả lời - HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.

+ Câu đơn là câu do một cụm chủ

(24)

+ Có những loại câu ghép nào ?

- Cho HS thảo luận nhóm 4 trong 5 phút hoàn thành bài

- Gọi các nhóm trình bày kết quả

- GV nhận xét, chốt ý.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép:

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học.

* Củng cố - dặn dò:

- Dặn HS về tiếp tục ôn tập đọc chuẩn bị bài: Ôn tập

ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành.

+ Câu ghép là những câu có từ hai chủ ngữ - vị ngữ trở lên. Hay nói cách khác, câu ghép là những câu có từ hai mệnh đề trở lên, mỗi mệnh đề bao gồm một chủ ngữ, một vị ngữ.

- HS nêu.

+ Câu ghép không dùng từ nối + Câu ghép dùng từ nối

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm.

2 nhóm làm bảng phụ.

- Đại diện trình bày, bổ sung, nhận xét

* Các kiểu cấu tạo câu:

Câu đơn:

- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

- Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

Câu ghép không dùng từ nối:

- Lòng sông rộng, nước trong xanh.

- Lòng sông rộng, nước xanh trong.

Câu ghép dùng quan hệ từ:

- Vì trời nắng to, lại không mưa nên cỏ cây héo rũ.

- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát.

Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:

- Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

- 3 HS đọc.

- HS nêu: câu ghép

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(25)

...

...

CHÍNH TẢ

Tiết 28: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút, đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa của bài thơ, bài văn.

- Tạo lập được các câu ghép theo yêu cầu (BT 2).

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

+ Giáo dục học sinh ý thức chăm chỉ, có tinh thần tự học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu ghi tên từng bài Tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt T2.

- HS: SKG,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5phút) - Tổ chức trò chơi: Truyền điện

- Hướng dẫn chơi: mỗi HS tìm và đọc 1 quan hệ từ hoặc 1 cặp quan hệ từ để nối các vế trong câu ghép. HS đọc đúng truyền điện cho bạn khác. Lưu ý không đọc cặp quan hệ bạn đã nêu trước.

- Gv nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (30 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc và HTL

- Cho từng HS lên bốc thăm chọn bài.

- Chia thời gian cho HS đọc theo yc của phiếu.

- GV đặt câu hỏi về nội dung vừa đọc - Nhận xét .

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2:Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép

- Cả lớp chơi HS 1: QHT và

HS 2: Cặp QHT Tuy ... nhưng HS 3: Cặp QHT Vì ... nên HS 4: QHT hay

...

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút).

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

- HS trả lời câu hỏi của GV.

(26)

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài, yêu cầu HS làm vào vở BT.

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp làm vào bảng phụ.

- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc câu văn của mình.

- GV nhận xét, chốt ý.

3. Hoạt động vận dụng (5 phút) - Tổ chức trò chơi: Ghép đôi

- Hướng dẫn chơi: 1 HS đặt 1 vế của câu ghép, 1 bạn ghép đôi với mình đọc tiếp vế còn lại cho phù hợp để tạo câu ghép.

- Gọi các cặp thực hiện - GV nhận xét, đánh giá

* Củng cố - dặn dò:

- Dặn những em chưa kiểm tra và kiểm tra chưa đạt về chuẩn bị bài: Ôn tập.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- Học sinh đọc.

a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng đều có tác dụng điều khiển kim đồng hồ chạy.

b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng (sẽ chạy không chính xác / sẽ không hoạt động được).

c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”.

- Cả lớp chơi theo cặp đôi - HS nêu, ví dụ:

+ HS1: Nếu hôm nay đẹp trời + HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại - 3 cặp trình bày

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường. Biết đổi đơn vị đo thời gian.

- HS vận dụng kiến thức về tính vận tốc, thời gian, quãng đường, đổi đơn vị đo thời gian để làm các bài tập theo yêu cầu.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Yêu thích môn học

(27)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

- Cho HS chia sẻ trước lớp:

+ Thời gian đi của xe máy gấp mấy lần thời gian đi của ô tô?

+ Vận tốc của ô tô gấp mấy lần vận tốc của xe máy ?

+ Bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên một quãng đường?

Bài 2 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

- HS đọc

- Biết dược vận tốc của ô tô và xe máy.

- HS làm vở, 1 HS lên bảng giải sau đó chia sẻ cách làm:

Bài giải

4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Mỗi giờ ô tô đi được là :

135 : 3= 45 (km) Mỗi giờ xe máy đi được là :

135 : 4,5 = 30 (km)

Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là :

45 - 30 = 15( km) Đáp số : 15 km - HS chia sẻ

-Thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô.

- Vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy

- Cùng quãng đường, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy

- HS đọc

- HS làm vở, 1 HS lên bảng chi sẻ cách làm

(28)

Bài tập chờ

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.

- GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết.

Giải :

1250 : 2 = 625 (m/phút); 1giờ = 60 phút

Một giờ xe máy đi được là : 625 x 60 = 37 500 (m)

37500 m = 37,5 km

Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/ giờ Đáp số : 37,5 km/giờ - HS đọc bài , tóm tắt bài toán rồi làm bài sau đó báo cáo giáo viên

Bài giải

72km/giờ = 72 000m/giờ Thời gian để cá heo bơi 2400m là:

2400 : 72000 = 1/30 (giờ) 1/30 giờ = 2 phút Đáp số: 2 phút 3. Hoạt động vận dụng : 5 phút)

- Vận dụng cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào thực tế cuộc sống

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố - dặn dò:

- Về nhà tìm thêm các bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian để luyện tập cho thành thạo hơn.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

KĨ THUẬT

SỬ DỤNG TỦ LẠNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Trình bày được tác dụng của tủ lạnh, nhận biết được các bộ phận của tủ lạnh, nhận biết được các chức năng trạng thái của tủ lạnh.

- Nhận biết, phân biệt các bộ phận của tủ lạnh.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo + Sử dụng tủ lạnh an toàn, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV : Tranh ảnh minh họa HS: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (3-5 phút)

Em hãy nêu số điện thoại của bố ( hoặc mẹ - 2HS trả lời.

(29)

em)?

Tại sao chúng ta cần nhớ được ít nhất 1 số điện thoại của người thân trong gia đình?

Vì khi có chuyện cần thiết chúng ta cần gọi cho người thân.

-Lớp nhận xét,bổ sung.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (22 phút)

1.Vì sao đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát,

không ẩm ướt? Nhiệt độ xung quanh vị trí tủ lạnh ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt và mức tiêu hao điện năng. Do đó, người dùng nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp. Để đảm bảo thoát nhiệt, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường ít nhất 10cm, vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và nhanh xuống cấp.

Cần đặt tủ lạnh nơi thông thoáng Đồng thời, vị trí đặt tủ lạnh cần tránh các nguồn nhiệt, không đặt tủ lạnh cạnh bếp từ, bếp gas hoặc cửa sổ có mặt trời chiếu sáng trực tiếp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học,

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán