• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Đi lấy mật | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Đi lấy mật | Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Đi lấy mật

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh ảnh, phim, thơ văn, ...). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?

Trả lời:

- Một số miền quê của Việt Nam em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật: làng cổ Đường Lâm, làng gốm Bát Tràng, làng Đông Hồ, …

- Nơi để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất: làng gốm Bát Tràng, vì em được chứng kiến rất nhiều đồ gốm và là nơi lần đầu tiên em được tự tay làm gốm.

* Đọc văn bản

1. Hình dung: Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An.

- Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An: quang cảnh buổi sáng đất rừng yên tĩnh, trời không gió, không khí mát lành, hơi lạnh của nước sông ngòi, mượng rạch, đất ẩm, dưỡng khí thảo mộc, ánh sáng trong vắt, nhìn cái gì cũng như bao qua một lớp thuỷ tinh.

2. Theo dõi: Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật.

- Chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của nhân vật Tía nuôi: đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi da beo, lưng mang cái gùi, tay cầm chà gạc, lâu lâu vung tay lên đưa con dao rừng phang nhánh gai để lấy lối đi.

- Chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của thằng Cò: đội cái thúng to tướng, cởi áo ra cuộn lại để lên thúng, trên thúng úp chiếc nón lá rách.

- Chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của nhân vật tôi: chen vào giữa, quảy tòn tèn một cái gùi bé.

- Chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của con Luốc: chạy tung tăng, sục sạo trong các bụi cây.

(2)

3. Theo dõi: Chú ý những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò.

- Những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò:

+ Về tía nuôi, tía nuôi chỉ nghe An thở đằng sau lưng ông cũng biết rằng An đang mệt. An còn quan sát cách Tía nuôi ngồi nghỉ vào một gốc cây ngái, nhồi thuốc lá vào tẩu.

+ Về Cò, An nhận thấy Thằng Co chưa thấp tháp gì, bởi lẽ Thằng Cò có cặp chân như bộ giò nai, suốt ngày lội trong rừng. An còn thấy cách Thằng Cò uống nước:

bưng vò nước, ngửa cổ kề miệng vào cò uống ừng ực.

4. Theo dõi: Cò giảng giải cho An những gì?

- Cò giảng giải cho An cách để nhìn thấy ong mật: nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm cao, nhìn một chỗ trống.

5. Hình dung: vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng.

- Vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng: chim hót líu lo, nắng bốc hương hoa, gió đưa mùi hương lan toả khắp rừng, mấy con kì nhông nằm vươn mình luôn luôn biến đổi màu sắc khác nhau, bên cạnh đó còn có một bầy chim hàng nghìn con đủ các chủng loại: chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ, chim có bộ lông xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti, nhim nhỏ, …

6. Tóm tắt: Nội dung câu chuyện của má nuôi An.

- Câu chuyện của má nuôi An kể về cách đề biết được con ong sẽ đóng tổ ở cây nào, nhánh nào, và bà còn giải thích cho An hiểu kèo là gì, cách để làm kèo và đặt kèo sao cho đúng để ong mật chúa đóng làm tổ.

7. Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật má nuôi:

+ “Chẳng dễ đâu, con ạ!”

+ “Định không đúng chỗ, đoán sai hướng gió chứ sao!”

- Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật An:

+ “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”

(3)

+ “Ủa! Tại sao vậy, má?”

8. So sánh: Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh.

- Sự khác biệt trong cách “thuần hoá” ong rừng của người dân vùng U Minh là: định sẵn cho ong một nơi về đóng tổ, kiểu tổ ong có hình nhánh kèo. Còn đối với những vùng khác, họ nuôi ong trong rất nhiều những cái tổ có hình thù, chất liệu khác nhau: tổ bằng đồng hình chiếc vại, đục thỉnh nhiều hàng lỗ quanh miệng, quanh đáy; tổ bằng đất nung, dùng hai sợi thừng treo trên cành cây…

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Đi lấy mật”:

Văn bản kể về một lần An theo tía nuôi (cha nuôi) và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Trong quá trình đi lấy mật ong, An đã thấy được khung cảnh thiên nhiên vô cùng phong phú và sống động của rừng U Minh. Đồng thời, An còn được Cò giảng giải về cách nhìn thấy con ong mật, và hiểu về phương thức tìm kèo, đóng kèo cho ong mật làm tổ thông qua việc nhớ lại lời kể của má nuôi. Đặc biệt hơn cả, người đọc còn thấy được sự khác biệt trong cách “thuần hoá” ong rừng của người dân vùng U Minh.

(4)

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Chỉ ra mối quan hệ của bốn nhân vật trong đoạn trích.

Trả lời:

- Mối quan hệ của bốn nhân vật trong đoạn trích rất gắn bó, thân thiết và thoải mái giống như một gia đình thực thụ.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?

Trả lời:

- Tía nuôi của An không những là một người con thực thụ của rừng già, là người lấy mật giỏi mà còn là một người cha tinh tế, người trụ cột gia đình vững chãi.

- Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu như:

+ “Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sau bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.”

(5)

+ “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi!”

+ “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu!”

Câu 3 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy.

Trả lời:

- Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của An.

- Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của An: tinh tế, sâu sắc, bao quát nhưng không kém phần tỉ mỉ, chi tiết.

Câu 4 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước thuộc miền Tây Nam Bộ.

- Những điều khiến em khẳng định như vậy vì: Cò là một cậu bé rất khoẻ khoắn,

“đội cái thúng to tướng”, đi cả một quãng đường dài trong rừng nhưng “coi bộ chưa thấm tháp gì”, nó có cặp chân như bộ giò nai, lội rừng suốt ngày. Hơn hết, Cò còn rất am hiểu thiên nhiên rừng U Minh.

Câu 5 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác, ...) ? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.

Trả lời:

- Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua chi tiết:

+ “Tôi đã chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé …”

(6)

+ “Quả là tôi đã mệt thật.”

+ “”Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.”

+ “Thấy rồi!”

+ “Chim đẹp quá! Cò ơi! – Tôi tặc lưỡi kêu lên.”

+ “Tôi muốn hỏi về cái “sân chim”, nhưng vì tự ái và nghĩ nếu … đi tới.”

+ “ Ủa! Tại sao vậy, má?”

- Khái quát đặc điểm, tính cách của An: là một câu bé nhỏ con, hồn nhiên, vô tư, ham học hỏi, chưa từng đi rừng, kiến thức cậu biết chỉ ở trên sách vở.

Câu 6 (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?

Trả lời:

- Đọc đoạn trích, em thấy con người phương Nam thuần hậu, chất phác, còn rừng phương Nam thì mang một vẻ đẹp phong phú, sống động.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.

Đoạn văn tham khảo:

Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bâng, như

(7)

được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỏt cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.. Số lượng dòng trong mỗi bài không

Từ đó, tác giả tự đặt mình vào những trăn trở khi phải đi xa quê, rằng liệu còn có thể cảm nhận được một mùa gió trọn vẹn

Bằng việc sử dụng từ ngữ rất chân thực, giản dị kết hợp bới biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, người đọc chắc hẳn cũng đã cảm nhận được nỗi nhớ quê hương tha thiết

Vũ Quần Phương khẳng định như vậy vì nếu không cảm nhận hết được cái tài của Nguyễn Đình Thi, ta chỉ nghĩ đơn thuần rằng bài thơ này là miêu tả về thiên nhiên

- Khi chưa chó sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng bằng cách đoán nghĩa của các từ ngữ chứa từng yếu

- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và không để lại cảm giác khiếp sợ mà cho thấy vẻ đẹp hùng

- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và không để lại cảm giác khiếp sợ mà cho thấy vẻ

Bố Ni-cô-la lại tỏ ra sốt sắng giúp cậu con trai làm bài văn vì: Trong khi bố đang yêu cầu Ni-cô-la chọn về người bạn thân nhất để miêu tả và bố sốt sắng muốn biết