• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Gò Me| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Gò Me| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Gò Me

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em thích.

Trả lời:

Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa...

Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh

Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh Ta cởi áo lội dòng sông ta hát

Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát Rừng núi lùi xa

Đất phẳng thở chan hoà.

Sóng toả chân trời buồm trắng.

Nam Bộ Nam Bộ

Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa

Bến nước Mê Kông tôm cá ngập thuyền Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.

Cửu Long Giang ta ơi (Nguyên Hồng)

Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

Trả lời:

(2)

Nam Bộ có nhiều cửa sông đổ ra biển, chính vì vậy thiên nhiên nơi đây rất trù phú, đa dạng. Con người nơi đây cũng rất hiền hậu, hào phóng, trọng nghĩa, trọng tình.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Hình dung: Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me

- Ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me: không gian trông ra biển, ruộng vây quanh, bốn mùa có gió mát, âm thanh leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò, ánh sáng của đốm hải đăng đêm đêm.

2. Hình dung: Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me Những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me:

- Những chị, những em má núng đồng tiền.

- Tay tròn, nghiêng nón làm duyên - Véo von điệu hát cổ truyền

- Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò …”

3. Hình dung: Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me Những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me

- Những cây me với lá xanh và những quả me cong như lưỡi liềm.

- Tiếng chim cu gáy giữa trưa.

- Những bông lúa chín

- Gió đìu hiu xao xuyến bờ tre

* Sau khi đọc

Nội dung chính “Gò Me”: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên và con người nơi miền quê Gò Me. Từ đó gửi gắm nỗi nhớ và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

(3)

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một con người phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Qua nỗi nhớ của nhà thơ cảnh sắc Gò Me hiện lên rất chân thực, gần gũi:

- Quê hương trông ra biển

- Có đồn hải đăng tắt, loé đêm đêm - Có con đê cát đỏ

- Có tiếng leng keng nhạc ngựa

- Có ruộng vây quanh với những bông lúa chín.

- Ao làng có nước trong vắt như mắt người yêu.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đo cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Trả lời:

- Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết:

+ Những chị, những em má núng đồng tiền

(4)

+ Tay tròn, nghiêng nón làm duyên.

+ Véo von điệu hát cổ truyền: “ – Hò … ơ … Trai Biên Hoà luỵ gái Gò Me/ Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò …”

+ Thưở ấu thơ, cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới hàng me nghe thổi sáo

- Những chi tiết đó cho em cảm thấy con người nơi đây rất đẹp, đặc biệt là con gái Gò Me, ngoài ra họ còn vô cùng hiền hậu, chân phương, lạc quan, yêu đời.

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu đò gợi cho em suy nghĩ về nỗi nhớ quê hương và con người của nhà thơ.

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Bài thơ “Gò Me” có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích hình ảnh nào.

Vì sao?

Trả lời:

Em thích hình ảnh người con gái Gò Me má núng đồng tiền, ngồi giã me bên trã để nấu canh chua. Đây là một hình ảnh đại diện cho con gái Gò Me và con người nơi đây: đẹp mà giản dị, chân phương.

Câu 5 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện thông qua việc tác giả nhớ lại cảnh sắc và con người nơi đây. Các hình ảnh được hiện lên rất chân thực

(5)

và sâu sắc. Bằng việc sử dụng biện pháp điệp ngữ, lặp lại câu hò ở cuối bài thơ, tác giả như muốn khẳng định về vẻ đẹp con người nơi đây.

Câu 6 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

Trả lời:

Một số tác phẩm mà em đã đọc, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự là: Cô Tô (Nguyễn Tuân), Cù Lam Chàm (Nguyễn Mạnh Tuấn), …

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn thơ trên đã quay về quá khứ để thuật lại tuổi thơ đầy dữ dội và dịu êm của tác giả. Mở đầu đoạn thơ là từ cảm thán “Ôi”, nó như nói lên cảm xúc nhớ thương và đầy xúc động. Nhớ về tuổi thơ ấy là nhớ về biết bao kỉ niệm: cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới hàng me nghe tre thổi sáo. Trong không gian xanh mát của đồng quê, tiếng lòng của nhà thơ như hoà vào làm một với những cánh bướm, cánh chim chao lượn trên bầu trời. Hai câu thơ cuối đã được tác giả so sánh rất thú vị, nằm dưới hàng me xanh, tác giả ngắm nhìn những quả me non “cong vắt lưỡi liềm”, là “như dải lụa mềm lửng lơ”. Bằng việc sử dụng từ ngữ rất chân thực, giản dị kết hợp bới biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, người đọc chắc hẳn cũng đã cảm nhận được nỗi nhớ quê hương tha thiết thông qua việc kể lại tuổi thơ của tác giả.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản “Chuyện cơm hến” và những từ từ có nghĩa tương đương với những từ ngữ được dùng trên toàn dân... Tác

căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai tôi yêu đất nước này như thếC.

Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác – người

Sự gắn kết giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn trong văn bản được thể hiện bằng nhiều biện pháp (phép) liên kết, gắn với những phương tiện (từ ngữ) liên

* Nội dung chính: Khắc họa cảnh chiều thu đẹp mộng mơ bên sông Hương dưới con mắt của đứa con xa trở về say sưa ngắm nhìn cảnh vật của quê hương mình, qua đó

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó

Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa.. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ