• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Phiếu học tập số 2| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Phiếu học tập số 2| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phiếu học tập số 2 1. Đọc

a. Đọc đoạn thơ

tôi yêu đất nước này áo rách

căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai tôi yêu đất nước này như thế

như yêu cây cỏ ở trong vườn

như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương nuôi tôi thành người hôm nay

yêu một giọng hát hay có bài mái đẩy thơm hoa dại có sáu câu câu vọng cổ chứa chan có ba ông áo thờ trong bếp

(Trần Vàng Sao, trích Bài thơ của một người yêu nước mình, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2020, tr.35) b. Chọn phương án đúng

Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Cách trình bày các dòng thơ trong đoạn trích có gì đặc biệt?

A. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong các dòng thơ B. Không viết hoa tên riêng trong các dòng thơ

C. Không viết hoa tiếng mở đầu, không sử dụng dấu câu D. Không sử dụng dấu chấm, dấu phẩy cuối dòng thơ Trả lời:

Đáp án: C

(2)

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong từ ngữ in đậm sau đây: “Tôi yêu đất nước này áo rách”?

A. Nhân hoá B. Hoán dụ

C. Nói giảm nói tránh D. So sánh

Trả lời:

Đáp án: C

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ nào?

Trả lời:

- Tình cảm của nhà thơ với đất nước được thể hiện đậm nét ở những từ ngữ, hình ảnh, dòng thơ:

+ “tôi yêu đất nước này áo rách”

+ “tôi yêu đất nước này thư thế”

+ “yêu cây cỏ ở trong vườn”

+ “yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”

+ “yêu một giọng hát hay”

Câu 2 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Hình ảnh đất nước hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhà thơ?

Trả lời:

- Hình ảnh đất nước hiện lên trong cảm nhận của nhà thơ:

+ “đất nước này áo rách” :ý nói đất nước vẫn còn nghèo, còn khổ.

(3)

+ đất nước nơi có căn nhà dột phên không ngăn nổi gió, nơi có mọi người vẫn yêu nhau và nhớ về nhau, chờ đợi nhau.

+ đất nước nơi có người mẹ chịu thương chịu khó của tác giả.

+ đất nước nơi có người có giọng hát hay

Câu 3 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên là: nhân hoá. Tác dụng nhằm làm cho sự vật trở lên gần gũi hơn, thể hiện được dụng ý của tác giả: cây nhớ cội nghĩa là con người nhớ về quê hương của mình.

Câu 4 (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Các dòng thơ “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió/ vẫn yêu nhau trong từng hơi thở" gợi cho em những liên tưởng gì về đất nước, con người Việt Nam?

Trả lời:

Các dòng thơ trên gợi cho em liên tưởng về một đất nước Việt Nam phải trải qua nhiều khó khăn. Khó khăn ấy chính là cái nghèo của người dân. Tuy vâỵ, con người Việt Nam vẫn dành tình yêu cho nhau, tương thân tương ái giúp đỡ nhau vượt qua nghịch cảnh.

2. Viết

Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người được bộc lộ trong đoạn trích trên.

Đoạn văn tham khảo

Đoạn trích trên đã khiến em vô cùng xúc động về tình cảm của nhà thơ với đất nước, con người. Từng câu thơ trong bài đều được tác giả gửi gắm một tình cảm hết sức chân thành. Mở đầu đoạn thơ, tác giả bộc lộ: “tôi yêu đất nước này áo rách”.

(4)

Từ “áo rách” trong câu thơ trên được sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, ý muốn nói tới một đất nước Việt Nam còn nghèo, còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, tác giả vẫn

“yêu”, dành cho đất nước một tình cảm to lớn. Đất nước đó với “căn nhà dột phên không ngăn nổi gió”, biết bao chông gai và khó khăn như vậy, nhưng con người nơi đây vẫn mạnh mẽ, kiên cường. Bởi lẽ, họ “yêu nhau trogn từng hơi thở/ lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài”. Con người Việt Nam sống bản lĩnh trong nghịch cảnh, luôn biết yêu thương đồng loại của mình. Bên cạnh đó, tác giả còn bày tỏ tình cảm của mình thông qua việc nhắc đến một loạt các hình ảnh: cây cỏ trong vườn, mẹ tôi, giọng hát. Lại một lần nữa, động từ yêu kết hợp với biện pháp tu từ điệp ngữ “như”

và “có” đã nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của tác gỉả dành cho quê hương và con người. Tình yêu đó thật mạnh mẽ, nó xuất phát từ những điều bình dị và quen thuộc nhất, chính điều đó đã giúp cho nhà thơ ngày một trưởng thành. Trong môĩ chúng ta, chắc hẳn ai cũng sẽ có một tình yêu quê hương đất nước theo cách riêng, điều quan trọng là chúng ta không bao giờ được quên những khó khăn trong quá khứ và những điều tuyệt vời xung quanh ta ở hiện tại.

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Trình bày cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ yêu thích.

Trả lời:

Đoạn thơ yêu thích:

“Ơi, con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.”

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, thể hiện một trong những dấu hiệu đặc biệt của mùa xuân, đó là tiếng chim chiền chiện. Khi đọc đến đoạn thơ này, em đã rất ấn tượng với cách nhà thơ miêu tả tiếng

(5)

chim. Thông thường, khi nhắc tới giọng hót của một loài chim, người ta thường dùng những từ ngữ để miêu tả như: véo von, thánh thót, vang rông, … Nhưng với nhà thơ Thanh Hải, tiếng chim đã được ẩn dụ một cách thú vị. Nhà thơ không chỉ cảm nhận tiếng chim bằng việc lắng nghe thông thường, mà còn chạm tới nó bằng nhiều giác quan khác nhau: thị giác và xúc giác. Điều này khiến cho tiếng chim trở nên thật đặc biệt, âm thanh của nó như được đóng băng lại và tạo thành “từng giọt long lanh” giống như những bông tuyết mềm xốp vào mùa đông. Để rồi tác giả phải

“đưa tay” ra hứng. Hứng được bao nhiêu “giọt âm thanh” là cảm nhận được hết giọng hót đầy thánh thót, vang trời của loài chim này. Có thể nói, đây là một trong những hình ảnh mà tôi ấn tượng nhất trong bài thơ viết về mùa xuân này.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bóng dáng anh lặng lẽ ngồi dưới gốc mai vàng, mùa xuân của đất trời vẫn cứ tới rồi qua đi, còn mùa xuân của những người lính thì xin gửi lại nơi núi rừng – chính nơi mà

Tìm đọc một số truyện viết về trải nghiệm tuổi thơ và những tình cảm nuôi dưỡng tâm hồn con người; một số bài thơ bốn chữ, năm chữ viết về tình yêu con người,

Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm

Chính vì vậy, chúng ta thường hay dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để nói đến những người không có cái nhìn bao quát, chỉ biết nhìn một khía cạnh của vấn đề mà

- Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối ngoài Trái đất, … Tất cả những hoạt động

- Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là loại văn bản nghị luận, trong đó người viết làm rõ và bản luận về đặc điểm của một tác phẩm trên các phương

So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên. Chiến công

Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng