• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vật lí 10 Bài 2: Sự biến dạng | Giải Vật lí 10 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vật lí 10 Bài 2: Sự biến dạng | Giải Vật lí 10 Cánh diều"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2. Sự biến dạng

Mở đầu

Mở đầu trang 113 Vật lí 10:

Trong một chiếc cầu treo như cầu Brooklyn (Brúc-klin), đường cong duyên dáng của dây cáp chính là nét căn bản để tạo nên sự hấp dẫn của nó. Những chiếc cầu này được nhìn nhận vừa như những công trình nghệ thuật vừa như những kì quan kĩ thuật. Nhờ có sự biến đổi hình dạng, tức là biến dạng mà những dây cáp dẻo dai của cầu chịu được những lực rất lớn tác dụng lên cầu.

Biến dạng được phân loại như thế nào?

Trả lời:

Có thể phân biệt biến dạng theo các cách khác nhau:

+ Biến dạng đàn hồi.

+ Biến dạng dẻo.

Ví dụ:

+ Dùng tay kéo dãn lò xo làm nó bị biến dạng, khi tay thôi kéo thì lò xo trở về hình dạng ban đầu, đó là biến dạng đàn hồi.

(2)

Dùng tay kéo dãn lò xo làm nó biến dạng

Thôi kéo, lò xo trở về trạng thái ban đầu

+ Khi dùng tay kéo mạnh làm lò xo biến dạng, thôi tác dụng lực thì lò xo không trở về trạng thái ban đầu thì đó là biến dạng dẻo.

Trong biến dạng đàn hồi có thể chia thành + Biến dạng nén

Ví dụ: Dùng hai tay nén lò xo lại, làm lò xo bị biến dạng, khi buông tay ra, lò xo trở về trạng thái ban đầu.

+ Biến dạng kéo

(3)

Ví dụ: Dùng hai tay kéo dãn một dây cao su như hình vẽ, khi buông tay, dây cao su trở về trạng thái ban đầu.

Ngoài ra còn có biến dạng lệch (hay biến dạng trượt), biến dạng xoắn, biến dạng uốn.

Ví dụ: Lực tác dụng về hai phía làm cho khớp nối bị biến dạng trượt (như hình

vẽ).

Ví dụ: Dùng tay uốn cong một thước nhựa, buông tay ra nó lại trở về trạng thái ban đầu, đó là biến dạng uốn.

Ví dụ: Giữ cố định một đoạn dây đồng, đầu kia tác dụng lực làm dây bị biến dạng xoắn.

I. Biến dạng kéo và biến dạng nén Câu hỏi 1 trang 114 Vật lí 10:

(4)

Thảo luận về kết quả (hình dạng, kích thước) của biến dạng kéo và biến dạng nén ở hình 2.3b và 2.3c.

Trả lời:

- Khi bị biến dạng nén, miếng cao su ngắn lại và bị phình ra ở phần giữa (tăng chiều rộng, giảm chiều dài).

- Khi bị biến dạng kéo, miếng cao su dài ra, phần giữa nhỏ lại (chiều rộng giảm đi, chiều dài tăng lên).

II. Định luật Hooke (Húc) 2. Thí nghiệm

Câu hỏi 2 trang 115 Vật lí 10:

Các kết quả trong bảng 2.1 gợi ý cho bạn mối liên hệ gì? Hãy phát biểu mối liên hệ đó.

Trả lời:

(5)

Độ giãn càng lớn khi lực tác dụng vào lò xo càng lớn. Do lực đàn hồi xuất hiện cân bằng với trọng lực nên ta có mối liên hệ: lực đàn hồi và độ giãn của lò xo tỉ lệ thuận với nhau.

3. Định luật Hooke Luyện tập

Luyện tập 1 trang 115 Vật lí 10:

Dưới tác dụng của một lực kéo 2,5 N một lò xo dài thêm 25 mm. Độ cứng của lò xo là bao nhiêu?

Trả lời:

Đổi 25 mm = 0,025 m

Áp dụng định luật Hooke k F 2,5 100 l 0,025

= = =

 (N/m)

4. Ứng dụng định luật Hooke Luyện tập 2 trang 116 Vật lí 10:

Bảng dưới đây là số liệu của một thí nghiệm về độ giãn lò xo:

Trọng lượng (N)

0 1 2 3 4 5 6

Chiều dài (mm)

100 110 120 130 140 155 180

Độ giãn (mm) ? ? ? ? ? ? ?

a) Độ dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

b) Hoàn thành bảng số liệu.

c) Vẽ đồ thị để biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo.

d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị.

(6)

e) Vùng nào trên đồ thị là vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng?

f) Trọng lượng là bao nhiêu để độ giãn lò xo là 15 mm?

g) Trọng lượng là bao nhiêu để lò xo khi giãn ra có độ dài 125 mm?

Trả lời:

a) Độ dài tự nhiên của lò xo là 100 mm.

b) Hoàn thành bảng số liệu Trọng lượng

(N)

0 1 2 3 4 5 6

Chiều dài (mm)

100 110 120 130 140 155 180

Độ giãn (mm) 0 10 20 30 40 55 80

c) Vẽ đồ thị để biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo

d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi

(7)

e) Vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng được đánh dấu trên đồ thị (khi F từ 0 – 4 N)

f)

(8)

Căn cứ vào đồ thị, ta thấy khi độ giãn của lò xo là 15 mm thì độ lớn trọng lực tác dụng lên lò xo là 1,5 N.

g) Khi lò xo có độ dài 125 mm, thì lò xo đã giãn 25 mm, từ đồ thị ta xác định được trọng lượng của vật là 2,5 N

Vận dụng trang 117 Vật lí 10:

Đồ thị hình 2.9 biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới lò xo và độ giãn của nó (như thí nghiệm trên hình 2.5) với bốn lò xo A, B, C, D.

(9)

a) Lò xo nào có độ cứng lớn nhất?

b) Lò xo nào có độ cứng nhỏ nhất?

c) Lò xo nào không tuân theo định luật Hooke?

Trả lời:

a) Ta có công thức tính độ cứng của lò xo F k= l

Với cùng một lực F thì lò xo nào cứng hơn thì độ dãn nhỏ hơn.

Từ đồ thị ta thấy cùng một lực F thì ∆l1 < ∆l3 < ∆l3 < ∆l4, vậy k1 > k2 > k3 > k4

(10)

Vậy: lò xo D có độ cứng lớn nhất b) Lò xo A có độ cứng nhỏ nhất.

c) Lò xo D và B tuân theo định luật Húc, lò xo A và C không tuân theo định luật Hooke.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 38: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gcn quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toànA. Cho

Biến trở có thể được dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch khi thay đổi trị số điện trở của nó... Bài 10 Biến trở- Điện trở dùng trong

Vì nếu mắc 2 đầu A, B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C không làm thay đổi chiều dài cuộn dây có dòng điện chạy qua.. Nếu mắc

A. Giảm dần đi.. Tăng dần lên. Không thay đổi. Lúc đầu giảm dần đi, sau đó tăng dần lên. Khi con chạy tiến dần về đầu N chiều dài của biến trở tăng dần làm cho điện

Khi đó con chạy sẽ không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua, vì vậy biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở tham gia

Trong thí nghiệm với lò xo và vòng dây cao su, nếu lực kéo quá lớn thì khi thôi tác dụng lực, chúng không thể trở về hình dạng, kích thước ban đầu

Bên trong đồng hồ, bánh răng, thanh răng sẽ chuyển đổi chuyển động thẳng (do kéo nén) của lò xo sang chuyển động xoay tròn, kết hợp với kim chỉ, mặt đồng hồ hiển thị

Vật đàn hồi là vật sẽ lấy lại hình dạng ban đầu của nó khi lực gây ra biến dạng đàn hồi ngừng tác dụng.. - Lò xo sinh ra lực khi bị biến dạng tác dụng vào quả nặng,