• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 1: nguoi-ke-chuyen-trong-vb-tu-su-lop-9_09012022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 1: nguoi-ke-chuyen-trong-vb-tu-su-lop-9_09012022"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KIỂM TRA MIỆNG

- Ngôi kể là gì? Có mấy hình thức kể?

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

- Có hai hình thức kể:

+ Kể theo ngôi thứ nhất.

+ Kể theo ngôi thứ ba.

(2)

Tiết 70:

I/ Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

1/ Người kể chuyện trong văn bản tự sự.

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

(3)

Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mặt hung hung đỏ, hấp háy…Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:

- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.

Lũ trẻ trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:

- Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.

Dứt lời ông lão lật đật đi thẳng sang bên gian nhà Bác Thứ.

Chưa đến bậc cửa ông lão đã bô bô:

- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết…cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt Gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

( Làng – Kim Lân)

(4)

? Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?

- Đoạn trích kể về tâm trạng vui tươi của ông Hai khi hay tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải

chính.

? Ai là người kể về sự việc này?

- Người kể chuyện không xuất hiện.

(5)

? Em hiểu thế nào là người kể chuyện trong văn bản tự sự?

- Người kể chuyện là người đứng ra kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện trong tác phẩm.

- Có 2 hình thức kể chuyện:

+ Là người tham gia vào câu chuyện, là 1 nhân vật trong truyện được chứng kiến và kể lại

+ Là người không tham gia vào câu chuyện, không phải là 1 nhân vật nhưng được chứng kiến toàn bộ sự việc

(6)

2/ Hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự.

- Kể theo ngôi thứ nhất: người kể thường xưng tôi, chúng tôi…

VD: Chiếc lược ngà, Lão Hạc(Nam Cao), Trong lòng mẹ(Nguyên Hồng), Hai cây phong(Ai-ma- tốp) (2 mạch kể chuyện: tôi - chúng tôi)

- Kể theo ngôi thứ 3: người kể giấu mặt: Lặng lẽ Sa Pa, Chuyện người con gái Nam

Xương(truyện truyền kì), Làng, Tức nước vỡ bờ(tiểu thuyết) …

(7)

“…Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi một

hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

-Tôi sẽ mang về trả lại cho cháu.

-Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.”

( Trích ”Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)

(8)

? Đoạn trích kể về ai, về sự việc gì?

- Đoạn trích kể về anh Sáu trao chiếc lược cho người bạn nhờ đưa lại cho con mình trước giờ phút hi sinh.

? Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?

- Người kể chuyện là Bác Ba, người chứng kiến mọi chuyện.

? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

(9)

- Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

 Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất.

? Đặc điểm của người kể chuyện theo ngôi thứ nhất?

- Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất :

thường là nhân vật của truyện hay nhân vật chứng kiến câu chuyện.

(10)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

-Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau,rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đât này !

Anh thanh niên vừa gào,kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng,nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

- Chào anh.- Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh.- Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng,như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh- những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

- Chào anh.

( Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

(11)

? Đoạn trích kể về ai? Kể về sự việc gì?

- Đoạn trích kể về cuộc chia tay giữa anh thanh niên với cô kĩ sư và bác họa sĩ.

? Ở đây ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên ( có phải là một trong các

nhân vật ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó) ?

(12)

-Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật được nói tới.

- Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. Người kể dường như biết tường tận mọi hoạt động của từng người: “anh thanh niên vừa vào, kêu lên; “cô kĩ sư mặt đỏ ửng”; “bỗng nhà họa sĩ già quay lại”…

? Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? ( chuyện được kể

theo ngôi thứ mấy? Nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?)

(13)

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba. Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì

ngôi kể và lời văn phải thay đổi hoặc là xưng

“tôi” hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện và lời văn và thể hiện đúng tính cách, tâm trạng của nhân vật. Như thế người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.

- Những câu “giọng cười đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ

gặp lại ta nữa hay nhìn ta như vậy” … là nhận xét những người nào, về ai?

(14)

- Những câu “giọng cười đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ

gặp lại ta nữa hay nhìn ta như vậy” … chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Câu nhận xét thứ 2, người kể chuyện như nhập vào nhân vật

anh thanh niên để nói hộ tình cảm và suy nghĩ của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của

người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính

khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.

(15)

? Hãy nêu những căn cứ để có nhận xét:

người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư

hành động của các nhân vật?

(16)

Căn cứ

Chủ thể đứng ra kể chuyện (là ai) Đối tượng miêu tả( là những gì)

Ngôi kể (thứ nhất hay thứ ba) Điểm nhìn và lời văn

 Người kể ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật,…Đó chính là kể chuyện theo ngôi thứ ba.

(17)

? Đặc điểm người kể chuyện theo ngôi thứ ba trong văn bản tự sự?

- Người kể chuyện theo ngôi thứ ba: là người kể giấu mình, nhưng cái nhìn của người kể này lại có mặt tất cả mọi nơi trong văn bản, đã

biết hết mọi sự việc, nhìn thấu được nhân vật trong truyện.

- Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện, kết nối các sự việc, giúp người đọc hiểu về các nhân vật, đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể.

3/ Vai trò của người kể chuyện.

(18)

• Mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể:

- Người kể trong cuộc thì kể theo ngôi thứ nhất – xưng tôi.

-Người kể chuyện không xuất hiện thì kể theo ngôi thứ ba – vô nhân xưng.

- Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể chuyện.

- Lời kể là lời dẫn dắt, giới thiệu – miêu tả nhân vật, thời gian không gian…phụ thuộc điểm nhìn của người kể ->Lời kể cần linh hoạt.

=> Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít, phụ thuộc lẫn nhau: NGƯỜI KỂ <-> NGÔI KỂ <-> LỜI KỂ

(19)

II/ Luyện tập ( Thảo luận nhóm – n1,2: 1a; n3,4: 1b) 1. a So sánh cách kể ở trong đoạn truyện trích “trong

lòng mẹ” với cách kể ở đoạn truyện “lặng lẽ SaPa”.

So sánh Lặng lẽ Sa Pa Trong lòng mẹ Người kể Vô nhân xưng Nhân vật “tôi”

Ngôi kể Ngôi thứ ba Ngôi thứ nhất

(20)

- Ưu điểm: miêu tả được những diễn biến tâm lí phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.

- Hạn chế: không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật người mẹ, tính khái quát không cao, lời văn đơn điệu.

1b. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất.

Chọn một trong ba nhân vật: ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên là người kể chuyện  Ngôi thứ nhất.

(21)

* Kể lại đoạn truyện theo lời cô kĩ sư trẻ.

Tôi bỗng nghe tiếng kêu:

-Trời ơi ! Chỉ còn năm phút nữa!

Tôi nhìn ra sau nhà. Anh thanh niên từ sau nhà chạy ra, tay

anh cầm cái làn. Nghe tiếng kêu thất thanh của anh thanh niên tôi bỗng dâng trào lên một niềm thương cảm sự cô đơn của

anh. Tôi thong thả đứng lên đi lại chỗ ông họa sĩ thì chợt nghe tiếng kêu:

-Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đầy này!

-Anh vo tròn chiếc khăn tay cặp giữa cuốn sách để đưa tôi. Hai má tôi đỏ ửng, tôi rụt rè đưa tay ra nhận chiếc khăn một cách ngượng nghịu.

(22)

? Xác định ngôi kể và điểm nhìn của người kể chuyện trong đoạn văn sau:

Phải, người họa sĩ vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình…sự thử thách.

* Người kể giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, điểm nhìn của người kể chuyện thay đổi liên tục cả ba hình thức: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn thấu suốt.

? Thế nào là kể chuyện theo ngôi thứ nhất? Kể theo ngôi thứ ba? Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?

(23)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

(24)

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

* Đối với bài học tiết này.

- Các hình thức kể chuyện trong văn bản tự sự.

- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

- Ghi lại hình dung của em về người kể chuyện trong một văn bản.

* Đối với bài học tiết tiếp theo:

- Đọc kĩ văn bản chiếc lược ngà:

- Tóm tắt truyện.

- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

- Đọc kĩ trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK/ 202

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân

Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba

- HS viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. Năng

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.... Tìm thêm những truyện tương tự trong

- SV 6: Thạch Sanh giết đại bàng, cứu được công chúa nhưng lại bị Lí Thông hãm hại, trong lúc tìm lối lên, Thạch Sanh gặp và cứu con vua Thủy Tề được vua Thủy Tề tặng

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt

- Trình bày được thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác, đường lối của Đảng và Nhà nước trong vấn đề hợp tác với các nước khác.. - Biết

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,