• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thu ngân sách nhà nước:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thu ngân sách nhà nước:"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - Dự BÁO

Thu ngân sách nhà nước:

Thực trạng

và giải pháp trong thời gian tới

ĐÀO THỊ HỒ HƯƠNG*

* Khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng

Trong giai đoạn 2016-2020, mặc chịu tác động của đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020, nhưng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu, như: quy thu càng tăng, cấu thu theo hướng hựp hơn... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thu NSNN cũng phải đôì mặt với không ít khó khăn, thách thức. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng thu NSNN giai đoạn 2016-2020, từ đó định hướng đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn thu NSNN luôn phát triển ổn định, bền vững.

THực TRẠNG

Theo Điều 5, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015), thu NSNN baogồm:Toànbộ cáckhoản thu từ thuế, lệphí; Toàn bộ các khoản phíthu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; Các khoản phí thu từcác hoạt động dịch vụ do đơn vịsự nghiệp cônglập và doanhnghiệp (DN)nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản viện trợkhônghoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho ChínhphủViệt Nam và chính quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, nguồn thu từ thuếvà phí là nguồn thuquan trọng nhất.

Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành theo thẩm quyền và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều chính sáchvề tài chính, thuế phù hợp với tình hình thực tế và các cam kết hội nhập.

Cụ thể là trìnhQuốchội thông quaLuật Quản lý thuế sửa đổi; Nghị quyết về khoanh tiền nợthuế,xóatiền phạtchậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN;

xây dựng đề án mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu NSNN; xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về quảnlý đối với DN có giao dịch liên kết...

Ngànhtài chính cũngđã phôi hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành triểnkhai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu NSNN, quyết liệt thu hồi nợ thuế;

tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chông chuyển giá,buôn lậu, gianlận thương mại. Việc cải cách hành chínhtrongcác lĩnhvực thuế, hảiquanđược đẩymạnh, với 100% cơ quan thuế ở địa phương triển khai hệ thông khai thuế qua mạng...Thực hiệnthủtục hải quan điện tửtại tất cả các đơn vị hải quan; triển khai cổng thanh toán điện tử tại các cục hải quan. Mở rộng kết nôì thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công qua Cơ chế một cửa quốc gia; trao đổichứng nhận xuất xứ điện tử mẫu D với 5 nước ASEANquaCơ chế một cửa ASEAN; thựchiện thuthuế bằng phương thức điệntử.

Nhờ vậy, riêng trong 4 năm (2016-2019), thu NSNN đạt 5,38 triệu tỷ đồng, bằng 77,3% mục tiêukế hoạch cảgiai đoạn 2016-2020. Trong đó, tổng thudo cơ quan thuế quảnlý (không bao gồm thu từ thoái vốn) đạt 4,35 triệu tỷ đồng, vượt 8,5% dựtoán; tăng trưởng thu bình quàn 11,8%/năm [4],

Cũng trong 4 năm (2016-2019), với việc triển khai quyết liệt các giải pháp quản lýthu,đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, quản lý chặt chẽ côngtác đăng ký, kê khai, nộp thuế, tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ nợ đọng thuế, ngành thuế đã đạtđược nhiều tiến bộcả về quymô,tốc độvà cơcấu thu. Cụ thể, quy mô thu ngân sách năm 2019 gấp 1,55 lần so với năm 2015, trong đó, thu NSNN do cơ quan thuế quản lý gấp 1,56 lần. Tốc độ tăng trưởngthu NSNN bìnhquân giai đoạn đạt 11,6%/năm, trong đó, thu NSNN do cơ quan thuếquản lý tăng 11,8%/năm. Tỷ lệ huy động NSNN trên thu nhập bình quân đầungười (GDP) bình quân giai đoạn đạt 25,5% GDP. Trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí, lệ phí đạt 21,2% GDP, caohơn mục

Economy and Forecast Review

11

(2)

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DựBÁO

tiêuđề ra theo Nghị quyết số' 25/2016/QH14 của Quốc hội về kếhoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 (tỷ lệ huy động vào NSNN không tháp hơn 23,5% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí, lệ phíkhoảng 21% GDP) [4],

Thu NSNN cũng có cơ cấu ngày càng bền vững hơn, phù hợp với xu hướnghội nhập kinh tê quốc têvới hàng loạt các hiệp định cắtgiảmthuế quan, giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng thu nội địa chiếm khoảng 80,9%

tổng thu NSNN, thu ngânsáchgiảm dần sựphụ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô và hoạt động xuất - nhập khẩu (tỷ trọng thu dầu thô trong tổng thu NSNN giảm từ 12,9% củagiai đoạn 2011-2015xuống còn 3,9%giai đoạn 2016-2019; thu cân đôi từ hoạtđộng xuất - nhập khẩugiảm từ 17,7% xuống còn 14,6%) [4].

Sang năm2020,dịch Covid-19đã làmsụt giảm sâu sốthu ngân sách của năm 2020, đặc biệt là từ tháng 4 đếnnay.Cụ thể,để hỗ trợcho DN, ngườidân vượt qua khó khăn do đại dịchCovid-19 gây ra,Bộ Tài chính đã trìnhChính phủ trình cấp có thẩm quyềnban hành kịp thời các giải phápmiễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN, như: Nghị quyết củaQuốc hội sô'107/2020/

QH14, ngày 10/06/2020về kéo dài thờihạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; sô' 116/2020/QH14, ngày 03/08/2020 giảm 30% số thuếthu nhập DN phải nộp năm2020 đô'i với DN, hợp tác xã, đơnvị sựnghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; các nghị quyết của úy ban Thường vụ Quốc hội: so 954/2020/UBTVQH14, ngày 02/6/2020 nâng mức giảm trừ gia cảnh thuê thu nhập cá nhân;

số 979/2020/UBTVQH14, ngày 27/7/2020 điều chỉnh giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trườngđôi với nhiên liệu bay từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020;số 1148/2020/UBTVQH14, ngày 12/12/2020 điều chỉnh giảm 30% mức thuế bảovệ môi trường đôi với nhiên liệubaytừ ngày01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021...

Bên cạnh việc tập trungthực hiện tốt các luậtthuế và nhiệm vụthu NSNN năm 2020, ngaytừđầu năm Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơquan thuế, hảiquan khẩn trương triển khai các giải pháp thu NSNN tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinhdoanh, đi đôi với việctăng cườngkiểm tra, giám sát, giảm thiểu việc lợi dụng chính sách để trục lợi. Theo Bộ Tài chính, tínhđến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng tiền thuế, thuê đất, phí và lệphí được gia hạn, hoặcmiễn, giảm; Trong đó:

(i) Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất khoảng 87,2 nghìntỷđồng; (ii) Miễn, giảmcác khoản thuế, phí, lệ phíkhoảng 36,4 nghìn tỷ đồng.

Cơ quanthuế, hải quan cũng đã tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo củacâp ủy, chính quyền địa phương, phôi hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để làm tót công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn; đẩy mạnh chông thátthu, chuyển giá, gian lận thương mại, trôn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế;

quyết liệt xử lý và thu hồi nợ đọng thuế. Nhờ vậy, đã giảm tỷ lệ nợ đọng thuế trên thu ngân sách. Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng thu nội địa đã giảm từ mức 8,5%

tại thời điểm cuối năm 2016 xuốhg còn 6,3% tại thời

điểm cuối năm 2020; tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu trên tổng thu nội địa đã giảm từ mức5,7% tại thờiđiểm cuối năm 2016 xuống còn khoảng 4,1% tại thời điểm cuốinăm 2020.

Có thểnói, bằng các biệnpháp tài khóa đồngbộ, quyết liệtnêu trên, kếthợp với chính sách tiềntệ và các chính sáchkinh tế khác, đã cơ bản giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng kinh tế ở mức cao so vớithế giớivàkhu vực, tăng trưởng quý saucao hơn quý trước. Qua đó, thu NSNN cũng đạt cao hơn so với đánh giá báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ Mười (tháng 10-11/2020), với tổng thu cân đối NSNN ước đạt 1.507,1 nghìn tỷ đồng, bằng 98% dự toán (giảm 31,9 nghìn tỷ đồng), tăng gần 184 nghìn tỷ đồng so báo cáoQuốc hội,tỷ lệ động viên vào NSNN đạt khoảng 23,9%GDP, huyđộng từ thuê và phí đạtkhoảng 19,1% GDP; trong đó:

thunội địa đạtxấpxỉ 100% dự toán; thu từ dầu thô đạt 98,3% dựtoán (giảm 602 tỷ đồng); thutừ hoạtđộng xuất - nhập khẩu đạt93,8% dựtoán, thucân đốingân sách từ hoạt động xuất - nhập khẩu (sau khi trừ hoàn thuếgiá trị gia tăng) đạt 86,2%

dựtoán (giảm 28,6 nghìntỷ đồng). Theo phân câp quản lý, thu ngân sách trung ươngbằng khoảng 90%, giảm khoảng 89 nghìn tỷ đồng so với dự toán; thu ngân sách địa phương đạt 108,6%, vượt 56,8 nghìn tỷđồng so dự toán [2].

Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng thu NSNN đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra (100,4%), đạt mức rất tích cực trong điều kiện thu NSNN năm 2020 khó khăn, tăng trưởng kinhtế thâ'p hơnrất nhiều so với dựkiến.

Cơ cấu thu NSNN bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ 68% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 85,5% năm 2020 (Kếhoạch là 84%-85%), tỷ trọng thu dầu thôvà thucânđốitừ hoạt động xuất- nhập khẩu giảm từ30% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 14,2% năm 2020 [2],

MỘT SỐ HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thu NSNN cũng đang bộc lộ nhiềuhạn chế,cụ thểlà:

- Cơ câu thu NSNN mặcdù đã có sự chuyển hướng tích cực, song chưa thật bền vững; thu từ xuất - nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thu NSNN.

Trong cơ câ'u thu NSNN theo thành

12

Kinh tế và Dự báo

(3)

phần kinh tế, đóng góp từ khu vực DN nhà nước sụt giảmmạnh, tỷ lệ đóng góp của khu vực DNFDI cũng có xu hướng giảm(một phần do các hoạt độngchuyển giá). Trongcơ cấu theo khu vực, tỷ trọng thutừ DN ngoài nhà nước còn thấp. Các khoản thu từ nhà đất chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng trong cả giai đoạn.

-Cơ sở nền tảng động viên nguồnthu vào NSNN chưa vững chắc. Tốc độ thu NSNN giảm dần, do hiệu quả nền kinh tế chưacao. Nguồn thu NSNNchưa thực sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất, kinh doanh, từ hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nềnkinh tế, còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tô bển ngoài (như: thu từ bán dầu thô,thu thuế xuất-nhậpkhẩu...). Các DN của Việt Nam hầu hết là có quy mô nhỏ và vừa, vein mỏng, sức cạnh tranh yếu, nên kết quả sản xuất, kinh doanh chưa cao;môitrường đầutư, kinh doanh chưa thật sựthuận lợi.

- Tỷ trọng thuếgián thu, tuy khá tương đồng với các nước đang phát triển có thu nhập thấp, song vẫnlà khá cao xét theo xuthế pháttriển; tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân quá thấp; tỷ trọng thuế thu nhập DN khá cao, thểhiệngánh nặng thuế đối với các DN còn lớn; tỷ trọngthuếtài sản còntháp thể hiệnchưa khai thác hết khả năng tăngthu...

- Tinh trạng thất thu thuế, nhất là ở khu vực ngoài quốc doanh chậm được cảithiện; công tác kê khai thuế, quản lý thuế đối với người nộp thuế là hộ kinh doanhcònkhông ít hạn chế.

- Thu NSNN qua các năm đều cao hơn so với dự toán trước đó (trừ năm 2012). Điều này đặt ra yêu cầu về công tác dựbáo thu NSNN cần chính xác và sát với thực tế hơn. Bên cạnh đó, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan một số địa phương có thể muôn dự báo thu ngân sách ở mức thấp hơn so với thu ngân sách thực tế hàng năm đểtừ đó có khoản thưởng vượt thu từ ngân sách trung ương.

- Quymô thu ngân sáchcó xu hướng giảm dần, trong khi nhu cầu chi vẫn rất lớn, dẫntới cân đôithu -chi NSNNngày càng căng thẳng. Bội chi NSNN năm 2020 ước khoảng 248,5 nghìn tỷ đồng.

Tính chung 5 năm (2016-2020), bội chi NSNN bình quân khoảng 3,6% GDP.

Nghĩa vụ trả nợtrựctiếp của Chính phủ so với thu NSNN cao; cụ thể: năm2019 ước khoảng 18%; năm 2020, khả năng thu NSNN không đạt mục tiêu sẽ làmáp lực trả nợ tăng lên, tiến rất sát ngưỡng

25% đặt ra trong giai đoạn 2016-2020, cao hơn khá nhiều so với mức 15,8% cuốinăm 2016.

CÁC GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN

Tại kỳ họpthứ Mười(tháng 10-11/2020),Quốc hội đã thông qua Kếhoạch pháttriển kinh tế - xã hội 2021, vớimục tiêu tăngtrưởngkinhtế đạt 6%; kiểm soátlạm phát trong phạm vi 4%... Dự toán NSNN năm 2021 cũng được Quôc hội thông qua, với các chỉ tiêu trong về thuNSNN là,- dựtoán thu là 1.343,3nghìn tỷ đồng;

trong đó: (i) dựtoán thu nội địa 1.133,5nghìn tỷ đồng;

(ii) dựtoán thu dầu thô 23,2nghìntỷđồng;(iii) dự toán thu cân đôi từ hoạt động xuất nhập khẩu 178,5 nghìn tỷđồng; (iv) thu viện trợ 8,1 nghìn tỷ đồng. Đê’cóthể đạtđược mục tiêu đề ra, cũng nhưđảm bảo cơ câuthu NSNNbềnvững, thì trongnăm2021 và nhữngnămtới, theo tácgiả, cần lưu ýcác giải pháp sau:

Thứnhất, rà soát tổng thể hệ thốngchínhsáchthuế, tăng cườngsự bền vững thuNSNN cả vềquy mô và cấu.Theođó, các chínhsách thuế (thuế giá trị gia tăng;

thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập DN; thuế thunhập cá nhân; thuế nhà, đất..) cần được rà soát để đảmbảo nguyên tắc: Mởrộng cơ sở tính thuếthông quamở rộng phạm vi, đối tượng chịu thuế, từng bước thu hẹp diện miễn, giảm thuế; Đơn giản hoá và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế thông qua việc tiếp tục cải cáchcác quytrình, thủtục về kê khai, nộpthuếvà quản lý thuế;Chủ động có chính sách đểđộng viên vào ngân sách cácnguồn thu tiềm năng nhưthuế bấtđộng sản,các khoản thuliên quan đến tài nguyên. Cơcấu thu NSNN cần điều chỉnh hợp lý hơn, bổ sungcác nguồn thutiềm năng nhưthuếtài sản, các khoản thu liên quanđến tài nguyên, tài sản nhànước đểcó thêm nguồn lực chotái cơcâu nền kinhtế và thực hiện cơ câu lại NSNN.

Nâng cao chất lượng công tác dự báo thu NSNN ở cấp chính quyền địa phương và chính quyền trung ương; Hạn chế các tác nhân chủ quan nhằm làm sai lệch dự báo thu. Qua đó, giúp đảm bảo kếhoạchthu- chimột cáchchuẩn xác.

Cải cách chính sách thuế theo hướng phải bao quát hết tất cả nguồn thu; cùng với đó, cần đưa vàoáp dụng cácloại thuế mớiđể quản lýnguồn thu vànâng caovai trò điều tiết; rà soát lại các loại thuế đangáp dụngđối với từng lĩnh vựccụthể để đảm bảo thu công bằng, thu nhiều hơn đối vớinhững nhómngành nhiều lợi nhuận, nhưng lại đóng góp thuế chưa tương xứng; chú trọng thuế môi trường,thuế tàinguyên... tăng cường cácbiện phápquảnlýcủa cơ quan thuế.

Thứ hai, chú trọng hơn đếnviệc nuôi dưõngnguồn thu. Trong bôicảnhbịảnhhưởng do đạidịch Covid-19, DN đang gặp rất nhiều khó khăn, vì thế các giải pháp hỗ trợ DN là cần thiết. Bởi, DN chính làđối tượng nộp thuế nhiều nhất cho NSNN. Tuy nhiên, việc đề xuất cácchính sách đặc thù cótác động đến thu, chi NSNN cầnđược xem xétthận trọng, không làm tràn lan.

Bêncạnh việc tập trung thực hiệnhiệu quả cácgiải pháp về tài khóa, tiền tệ đã ban hành, cần tiếp tục cải

Economy and Forecast Review

13

(4)

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - Dự BÁO

thiện môi trườngkinh doanh, tháo gỡ khókhănchoDN và cá nhân bịảnh hưởng của dịch Covid-19, thu hút và chủ động tiếp nhận các dòng vốn đầu tư nước ngoài, phục hồităng trưởng kinhtế.

Các ngành, các cấp, chính quyền địa phương cần chỉđạo các lựclượng chức năngtrênđịa bàn phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, hải quan tăng cường công tác quản lýthu phù hợpvớitừng lĩnh vực, địa bàn,đối tượng thu; đẩy mạnh chông thất thu, chuyển giá,gian lận thương mại, trôn thuế; đôn dóc xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, tập trung xử lý kịp thời hồ sơ giãn thuế và tiền thuê đất theo quy định, không gây khó khăn, phiền hà cho DN và hộ kinh doanh.

Ngoài ra, cần tạoracác độnglực mới để kích thích kinh tế phát triển, thông qua việc ưu tiên đầu tư hơn vào các ngành kinh tếcó tiềm năng, cần phát triển khu vực tư nhânđể trở thành cốt lõi của nền kinh tế.

Việc đổi mới mô hìnhtăng trưởng dựa trên nền tảng là năng suất lao động và đổi mới sáng tạo là rất cần thiếtphải tiếp tục. Để tăng năng suấtlao động, thì cần thu hút FDI vào các hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp có giá trị cao hơn. Tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kết nối một chuỗi giá trị tạo liên kết với giữa DN nướcngoài với DN trong nước, giữa DN nhà nước và DN ngoài quốc doanh; giữa các DN lớn và DN nhỏ và vừa... đảm bảo sự phát triển kinh tế mang tính ổn định và bền vững.

Thứba, cấu lại chi NSNN, nhằm đảm bảo thu đủ chi; xác định nhu cầu chi ngân sách phù hợp với khả năngđộng viên ngân sách. Theo đó, chi NSNN phải được cơ cấu lại theo hướng gắn với các định hướng ưu tiên chính sách phát triển của đất nước kết hợp với việc coi trọng tínhkỷ cương, kỷ luật trong việc thựchiện các nhiệmvụ chi NSNN. Khu vực đơn vị sự nghiệp công phải được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để giảm bao câp từNSNN, chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội trong việc tiếp cận với các dịch vụsự nghiệp công.

Thứtư, tăng cường các biện pháp quản lý của quan thuế. Trong bôi cảnh Cách mạng Công nghiệp

4.0, cần sô'hóa quy trình quản lý thuế;

các hoạt độngquảnlý thuế cần dựa trên thông tin minh bạch và áp dụng kiểm tra dựa trên rủi ro để quản lý tuân thủ tốt hơn. Đồng thời, cần đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thu (mở rộng thực hiện hóa đơnđiện tử, khai thuế qua mạng cho các DN, triển khai nộp thuế điệntử...), đơn giảnhóa thủ tục, rút ngắn thời gian, vừa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, vừatậptrung đầyđủ kịp thời nguồn thu vào NSNN. Biện pháp này khôngchỉgiúp tăng cườnghiệu suất, hiệu quả quản lý thuế để tối đa hóa số thu, mà còn giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và cảithiện môi trường kinh doanh mộtcách căn bản.

Thứ năm, cần tiếp tục khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuếgiảm thất thu cho NSNN. Cơ quan quản lý thuế có thểcó thêm nhiều thông tin củacác đôi tượng nộp thuế khi thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến. Hệ thông ngân hàng đóng vai trò là trung gian thanhtoán, đồng thời, cũng là đầu môi cung cấp thông tin cần thiết cho các cơquan quản lý thuê nhằmcó được sự thông nhất đốì với những sô liệu về thuếmà cơquan quản lý thuế có được, đểtừđó đưa ra những đốì tượngcókhả năng không tuân thủ các nghĩa vụ về thuế, nhất là đôi với các sắc thuế, như:

thu nhập cá nhân, thu nhập DN và các đối tượng có thu nhập cao dễ trốn thuế sẽ đượckiểm soát chặtchẽ hơn khi các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng trở nên phổ biến.o

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2016). Nghị quyết sô 07-NQ/TW, ngày 18/11/2016 vềchủ trương, giảipháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảmbảo nền tài chínhquốc gia antoàn, bền vững

2. Bộ Tài chính (2021). Báo cáo đánhgiá công tácđiều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước năm 2020, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021, Tài liệu phụcvụ Hộinghị ngành Tài chính ngày 08/01/2021

3. Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính (2019). Cải cách chính sách thuế gópphần thúc đẩyđổi mới môhĩnh tăng trưởng và cơ cấu lại nềnkinh tế, Diễn đàn Tài chính Việt Nam tháng 9/2019

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (2019). Hoàn thiện hệ thôngchính sách thuế đểcơ cấu lại nguồn thungânsách bền vững, Tạp chí Cộngsản, số 924,tháng 8/2019

5. Vương Thị Thu Hiền, Vũ Thị TâmThu (2020). Đổi mới cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bềnvững, Tạp chí Tài chính, kỳ 1+2, tháng01/2020

6. Bùi Quang Phát (2020). Một trao đổi về thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017, truy cập từ http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-trao-doi-ve-thu-ngan-sach- nha-nuoc-o-viet-nam-giai-doan-2009-2017-318230.html

14

Kinh tê và Dự báo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

khẩu và các nguồn thu khác. Nguồn thu NSNN tại các địa phương là nguồn chủ yếu hình thành nên tổng thu NSNN. Số liệu trên cho thấy mức chênh lệch rất lớn về thu

yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực của bộ máy kiểm soát chi; Qua công tác nhằm tổ chức đánh giá việc chấp hành chế độ, chính sách pháp luật về quản lý

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

Qua đó, đòi hỏi Cơ quan quản lý Nhà nước về Dược cần tiếp tục xây dựng những đề án phát triển phù hợp tình hình nước ta cũng như khuyến khích, hỗ trợ các

Một số công trình đã nghiên cứu và luận giải về cơ sở lý luận của phân cấp quản lý đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN, phân tích thực trạng phân bổ và cấp phát sử dụng vốn NSNN

Quan tâm chỉ đạo sự phối hợp công tác giữa các cơ quan: Tài chính - Thuế - Kho bạc - Hải Quan trên địa bàn, đảm bảo cho công tác điều hành NSNN có hiệu quả, đồng thời ban hành cơ chế

Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình quản lý chi ngân sách huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Qua phân tích những tồn tại và nguyên nhân, từ thực tiễn điều hành NSNN tại địa phương

Thứ tư, Tư vấn khách hàng áp dụng các biện pháp nhằm giảm rủi ro về mức độ chấp nhận để cho vay Một số chỉ tiêu định hạng tín dụng có thể khắc phục bằng cách nâng cao năng lực quản