• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Tiết 30 Ngày giảng:

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiếp)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức HS biết được:

- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,vẽ được sơ đồ NN một cách giản tiện nhất.

- Hiểu được từng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.

2. Kĩ năng

-Hs nhận biết được một số cơ quan bộ máy nhà nước trong thưc tế.

-Học sinh biết chấp hành thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, những qui định của chính quyền địa phương và qui chế học tập của nhà trường.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, sống và học tập theo pháp luật.Tôn trọng nhà nước CHXHCNVN.

*GD kĩ năng sống

-HS cần có kĩ năng phân tích so sánh,giải quyết vấn đề,tư duy sáng tạo,hợp tác.

4. Năng lực - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị

1.Chuẩn bị của thầy

- SGV, SGK, Hiến pháp 1992, bảng phụ 2. Chuẩn bị của trò

- Đọc phần thông tin, sự kiện; trả lời câu hỏi bên dưới; tìm hiểu sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.

III. Phương pháp

-PP: hảo luận nhóm, xử lí tình huống, vấn đap - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, chia nhóm

IV. Hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp (1’)

(2)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

Câu hỏi: Bản chất của Nhà nước ta là gì? Vì sao lại mang bản chất đó? Cho ví dụ thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta.

Dự kiến phương án trả lời: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

Ví dụ: Công dân được quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội.

3.Bài mới

Giới thiệu bài (1’)

Bộ máy Nhà nước ta được tổ chức với cơ cấu như thế nào? Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước là? Để tìm hiểu chúng ta sang bài hôm nay:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(tt)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của thông tin, sự kiện/ SGK.

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình...

- Kĩ thuật hỏi trả lời - Thời gian: 10 phút - Hình thức: cá nhân

Hoạt động của GV-HS Nội dung chính

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp phần thông tin, sự kiện.

- Cho học sinh quan sát sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.

? Bộ máy nhà nước ta được phân chia thành mấy cấp? Tên gọi từng cấp?

HS nêu trong SGK

? Mỗi cấp có những cơ quan nào?

Những cơ quan của từng cấp?

I.Thông tin sự kiện 1. Quan sát, đọc

2. Nhận xét

- Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phân chia làm 4 cấp:

+ Cấp trung ương.

+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh).

+ Cấp xã (phường, thị trấn .

(3)

- Lưu ý: Mỗi cấp gồm có 4 cơ quan theo sơ đồ , riêng cấp xã có 2 cơ quan (HĐND và UBND)

- Cấp TW: Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao.

- Cấp tỉnh (TP trực thuộc TW): HĐND tỉnh (TP), UBND tỉnh (TP), TAND tỉnh (TP), VKSND tỉnh (TP).

- Cấp huyện (quận, thị xã, TP trực thuộc tỉnh): HĐND huyện (quận, thị xã), UBND huyện (quận, thị xã), TAND huyện (quận, thị xã), VKSND huyện (quận, thị xã).

- Cấp xã (phường, thị trấn): HĐND xã (phường, thị trấn), UBND xã (phường, thị trấn).

*Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục đích: HS hiểu được thế nào là bộ máy nhà nước.

- Thời gian: 13 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, nghiên cứu tài liệu - Kĩ thuaath hỏi trả lời

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

- Hình thức: cá nhân

Hoạt động của GV-HS Nội dung chính

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung bài học.

?Em hiểu thế nào là bộ máy nhà nước?

? Bộ máy nhà nước gồm những loại cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan bao gồm những cơ quan cụ thể nào?

II. Nội dung bài học

2.Thế nào là bộ máy nhà nước?

- Bộ máy nhà nước bao gồm 4 loại cơ quan:

+ Cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu của nhân dân: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

+ Cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.

+ Cơ quan xét xử:Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương (tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã), các toà án quân sự.

(4)

? Vì sao gọi Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

- Bổ sung: Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn và bầu ra đại diện cho mình để tham gia làm những công việc quan trọng nhất của nhà nước.

? Quốc hội làm nhiệm vụ gì?

? Chính phủ làm nhiệm vụ gì? Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Bổ sung: Vì Chính phủ do Quốc hội bầu ra để điều hành công việc hành chính nhà nước trong toàn quốc.

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, giới thiệu điều 83, 84 của Hiến pháp 1992.

? UBND làm nhiệm vụ gì? Vì sao được coi là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?

- Bổ sung: Vì UBND do HĐND bầu ra để quản lí, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng Hiến

+ Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã), các viện kiểm sát quân sự.

*Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan:

- Quốc hội: Làm Hiến pháp, luật để quản lí xã hội; quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại...

- Hội đồng nhân dân: Ra nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; ra các nghị quyết về kế hoạch phát triển KT- XH ngân sách, giáo dục, quốc phòng an ninh ở địa phương nhằm nâng cao và ổn định đời sống nhân dân và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Chính phủ: Tổ chức thi hành Hiến pháp, các luật và nghị quyết của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ: Chính trị, KT, VH, XH, quốc phòng và đối ngoại nhằm làm cho đất nước phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

-Uỷ ban nhân dân: Chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.

(5)

pháp và pháp luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước và Quốc hội.

- Giới thiệu điều 123 HP 1992.

? Vì sao HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương?

? Nhiệm vụ của HĐND là gì?

? Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ gì?

- Bổ sung: Viện kiểm sát nhân dân có

nhiệm vụ thực hành công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

- Giới thiệu điều 127, 131, 137 Hiến pháp 1992.

- Nhận xét, giới thiệu điều 119, 120 Hiến pháp 1992.

điều 109, 112 Hiến pháp 1992.

? Nhà nước có trách nhiệm gì đối với nhân dân và đất nước?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đại biểu do mình bầu ra và đối với cơ quan nhà nước?

- Gọi học sinh nhận xét, cho ví dụ.

- Nhận xét, lấy ví dụ chứng minh.

-Toà án nhân dân: Chuyên lo việc giải quyết tranh chấp và xét xử các vụ phạm tội nhằm bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước và góp phần giáo dục con người ý thức tuân theo pháp luật.

+ Viện kiểm sát nhân dân: Thực hành công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

3.Trách nhiệm của nhà nước với nhân dân:

- Nhà nước đảm bảo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.

4.Trách nhiệm của công dân với nhà nước:

- Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra; đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ các cơ quan nhà nước, giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

*Hoạt động 3: Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về nhà nước CHXCN Việt Nam qua các bài tập

(6)

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm - Thời gian: 10 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK - Hình thức: cá nhân

Hoạt động của GV-HS Nội dung chính

Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.

- Gọi học sinh đọc, làm bài tập d.

HS làm việc theo nhóm bàn (3’)

+ Chính phủ làm nhiệm vụ: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.

+ Chính phủ do: Quốc hội bầu ra.

+ Uỷ ban nhân dân: Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Đọc, làm bài tập đ

Vì pháp luật là phương tiện để quản lí xã hội và cũng là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

III. Luyện tập - Bài tập d

+ Chính phủ làm nhiệm vụ: Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật.

+ Chính phủ do: Quốc hội bầu ra.

+ Uỷ ban nhân dân: Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.

Bài tập đ

Vì pháp luật là phương tiện để quản lí xã hội và cũng là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

4.Củng cố (2’)

? Bản thân em đã thực hiện trách nhiệm đối với Nhà nước như thế nào?

- Liên hệ bản thân.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (3’)

- Nắm kĩ nội dung bài học, học bài, làm các bài tập còn lại ở SGK.

- Vẽ, học thuộc sơ đồ phân cấp, phân công bộ máy nhà nước.

- Chuẩn bị bài 18: Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (Xã, phường, thị trấn) + Tìm hiểu tình huống, thông tin SGK.

+ Lấy ví dụ về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp

+ Tìm hiểu kĩ về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và UBND V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

+ Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát. + Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... +

+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. + Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ

+ Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được, đòng thời trong quá trình

Nắm bắt rõ được điểm này, bên bán luôn cố gắng “gài thêm” các điều kiện bất lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng..Vốn là các chủ thể yếu thế về thông tin và

Một số giải pháp tăng nguồn thu ngoài NSNN cho Trƣờng Đại học Hồng Đức Mu ốn tăng mứ c t ự ch ủ tài chính trong th ờ i gian t ới, Trường Đạ i h ọ c H ồng Đứ c c ầ n

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, cơ sở vật chất phục vụ các khóa bồi dưỡng cần được cải thiện hơn. Đánh giá của giảng viên về chất lượng cơ sở vật chất

Abstract: The concept of “public space” occasionally appears in legal documents of the State of Vietnam, especially in laws. On the contrary, in ordinary newspaper articles,