• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8/11/2019 Ngày giảng:15/11

Tiết 25

BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (TIẾP)

I/. Mục tiêu bài học 1/. Kiến thức:

- HS Trình bày được khái niệm thể đa bội, phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội.

- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên nhân rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên.

- Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và cách sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống.

2/. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.

3/. Thái độ:

- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học. Gây được hứng thú cho HS.

- Giáo dục HS ý thức tự học và lòng say mê môn học.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước

+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng các loài sinh vật

+ Có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào đời sống.

4/. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, intenet... để tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.

- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

II/. Chuẩn bị

* GV: - Phiếu học tập.

- Bảng phụ.

* HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.

III/. Phương pháp dạy học - Hỏi đáp nêu vấn đề.

- Vấn đáp - tìm tòi.

- Trực quan.

- Dạy học nhóm.

(2)

- Hỏi và trả lời.

IV/. Tiến trình giờ dạy

1/. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

2/. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

HS : Cơ chế hình thành thể 2n+1 và 2n-1?

Trả lời: Trong GP 1cặp NST không phân li -> 2 loại g/tử: 1 chứa 2NST trong cặp, 1 g/tử không chứa NST nào

Trong thụ tinh:

+ Giao tử có 2 NST trong 1 cặp gặp giao tử bình thường (chứa 1 NST) -> thể 2n+1 + Giao tử không có NST trong 1 cặp gặp giao tử bình thường (chứa 1 NST) -> thể 2n-1 3/. Các hoạt động dạy học:

Đột biến NST xảy ra ở 1 hoặc 1số cặp NST là hiện tượng dị bội thể, xảy ra ở tất cả bộ NST là hiện tượng đa bội thể, vậy hiện tượng đa bội thể là như thế nào? Ta nghiên cứu tiết 27.

Hoạt động: (33 phút) Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể

- Mục tiêu: HS trình bày được các dạng biến đổi số lượng NSTxảy ra ở tất cả bộ NST.

- Phương pháp dạy học: quan sát, nêu vấn đề, giảng giải, động não;vấn đáp - tìm tòi.

- Hình thức tổ chức: hoạt động phân hóa, hoạt động nhóm, cá nhân - Kĩ thuật dạy học:đặt câu hỏi , giao nhiệm vụ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục học sinh thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước

+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng các loài sinh vật

+ Có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ vào đời sống

GV thông báo: Trong tế bào sinh vật bộ NST của loài hầu hết là 2n, tuy nhiên ở 1 số loài có bộ NST là 3n, 4n.

Hệ số của n khác so với thể lưỡng bội như thế nào?

HS: Thu nhận thông tin trả lời câu hỏi: Tăng lên.

GV: Thế nào là thể lưỡng bội?

HS: Thể lưỡng bội có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.

III/. Hiện tượng đa bội thể

-

- Khái niệm :  Là trường hợp bộ NST trong tế bào

(3)

GV:Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

Các cơ thể có tế bào chứa bộ NST 3n, 4n, 5n … gọi là gì?

HS: Cơ thể 3n: thể tam bội; Cơ thể 4n: thể tứ bội; Cơ thể 5n:

thể ngũ bội

GV: Thể đa bội là gì?

Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn 2)

GV: Yêu cầu HS quan sát tranh 24.1 -> 24.4 nhận xét các đặc điểm của thể đa bội: Sự tăng số lượng NST gấp bội lần đã ảnh hưởng như thế nào tới kích thước của cơ thể? Vì sao?

HS: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Kích thước của cơ thể lớn hơn so với cây lưỡng bội. Do quá trình trao đổi chất tăng (hàm lượng ADN tăng).

GV: Chốt lại kiến thức. HS nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

GV thông báo: Sự phát triển số lượng NST: ADN ảnh hưởng tới cường độ đồng hoá, kích thước tế bào.

GV yêu cầu HS qs hình 24.1 24.4, hoàn thành phiếu học tập

Đối tượng q/sát Đặc điểm

Mức đa bội thể Kích thước cơ quan 1) Tế bào cây rêu

2) Cây cà độc dược 3)...

4)...

- Từ phiếu học tập đã hoàn chỉnhYêu cầu HS thảo luận GV: Sự tương quan giữa mức đa bội thể và kích thước các cơ quan như thế nào?

Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào?

HS: Số lượng n lớn -> kích thước lớn.

Có thể nhận biết cây đa bội qua kích thước cơ quan sinh sản, sinh dưỡng lớn hơn thể lưỡng bội.

GV bổ sung: Chỉ đến 1 mức giới hạn nào đó đa bội thể tăng, khi quá giới hạn kích thước sinh vật giảm.

GV: Khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống cây trồng?

HS : Tăng kích thước của thân, lá củ, quả để tăng năng suất của cây cần sử dụng các bộ phận này.

sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (> 2n).

- Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN, trong tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của cơ thể đa bội đối với điều kiện không thuận lợi của MT.

- Dấu hiệu nhận biết là tăng kích thước, hình dạng các cơ quan của cây.

- Ứng dụng:

+ Tăng kích thước của thân cành làm tăng sản lượng gỗ cho cây trồng.

(4)

+ Tăng kích thước của lá, thân, củ của cây trồng và tăng sản lượng cây trồng.

+ Tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt.

4/. Củng cố (6 phút): GV nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài cho HS khắc sâu kiến thức bài học.

A/ Thể đa bội là gì? cho ví dụ?

B/ Đột biến là gì? kể tên các dạng đột biến?

5/. Hướng dẫn HS học ở nhà (2 phút):

GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập theo câu hỏi SGK/71.

GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết SGK/71, nghiên cứu trước tiết 26.

V/. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án dạy học chủ đề tích hợp kiến thức các môn học: Hóa học, Địa lí, Vật lí, Tin học, Mỹ Thuật, Giáo dục công dân, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua bài:

- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài thú.. * BVMT: Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con

Hiện nay, nhận thức của người dân về những vấn đề trên còn chưa đúng với những điều quy định trong Luật Bảo vệ môi trường. * Chính quyền địa phương và nhân dân cần

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

Trong đỏ, các con đường lổng ghép thông qua các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông và tích hợp trong giáo dục nghề phổ thông ở trung tâm kỹ thuật tồng họp

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. - Hướng

- Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo quản sản phẩm, công cụ, đồ dùng, bảo vệ môi trường xung quanh.. - Hướng

Phòng, chống suy thoái, ô nhiễm sự cố môi trường ( chương II);Quy định về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan đến việc sử dụng