• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vài nét về thực trạng sức khỏe và y tế nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vài nét về thực trạng sức khỏe và y tế nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Vài nét về thực trạng sức khỏe và y tế nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc

NGUYỄN KHÁNH BÍCH TRÂM

ức khỏe và y tế nông thôn các tỉnh miền núi đang trở thành vấn đề đáng lưu tâm của nhiều ngành nhiều cấp. Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng sức khỏe và y tế nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc (qua đợt kiểm tra kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành trong tháng 10 và tháng 11 năm 1992) cho phép chúng tôi lý giải đôi điều liên quan.

S

1. Điều kiện tự nhiên: Đây là yếu tố khách quan tác động mạnh đến đời sống của đồng bào các dân tộc. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở miền núi cao, hai bên bờ suối, ven sông hoặc ven hồ. Đặc biệt đồng bào dân tộc sống ở khu vực tây bắc là ở gần hoặc lưu vực sông Đà. Hệ thống hồ sông Dù đã tạo nên những biến đổi thuận lợi về khí hậu và thủy văn trong toàn khu vực như mùa đông tiết trời trở nên ấm và ẩm hơn, không còn sương muối. Mùa hè khí hậu đỡ khô nóng.

2. Điều kiện lao động sản xuất

Do cư trú chủ yếu ở vùng núi cao, có độ dốc lớn sản xuất chính của đồng bào các dân tộc thiểu số là canh tác nương rẫy. Sản xuất lương thực chi ở mức khiêm tốn, còn các khả năng chăn nuôi, làm vườn, sản xuất thủ công chỉ mức độ tự cấp tự túc là chính.

Điều kiện và năng lực sản xuất như trên chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng ở mức tối thiểu. Chẳng hạn, theo kết quả khảo sát kinh tế - xã hội tại xã Hiền Lương huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), xã Mường Mùn huyện Tuần Giáo (tỉnh Lai Châu), xã Noong Luông huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình), mức ăn trong các hộ chỉ được đảm bảo khoảng 30%, tức là chỉ được ăn no trong khoảng từ ba đến bốn tháng trong năm, khoảng sáu tháng phải ăn độn mà chủ yếu là ngô và sắn. Còn ba tháng bị thiếu đói, họ phải đào củ mài củ vớn, rau cháo ...

Trẻ em từ ba đến chín tháng tuổi được nuôi trong tình trạng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, ngoài sữa mẹ chỉ được ăn thêm các chất bột hầu như không có chất protein, trừ một vài ngày lễ, tết, giỗ hoặc săn bắn được thú rừng. Không những lượng calo trong bữa ăn không bảo đàm mà cơ cấu protein, mỡ, bột cũng không cân đối, chưa kể các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể cũng thiếu vắng trong bữa ăn. Phải chăng đó là nguyên nhân của nhiều loại bệnh như bướu cổ, lao, suy dinh dưỡng... của trẻ em các dân tộc hiện nay.

3. Điều kiện sinh hoạt

Theo số liệu điều tra tại xã Thống Nhất thuộc tỉnh Hòa Bình tháng 11.1992 thì 100% số hộ không có chuồng nuôi súc vật riêng xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu) với 648 hộ mà chỉ có 48 hộ có chuồng nuôi súc vật riêng, bốn hộ có giếng nước sạch... Đồng bào dân tộc nói chung đã có được tập quán nuôi trâu dưới sàn nhà, nhưng hiện nay do nạn trộm cắp khá phố biến nên nhiều nhà buộc phải làm chuồng trâu bò và gia súc ngay dưới gầm nhà sàn để ở. Những tập quán sinh hoạt như sử đụng hố xí hở, thả rông gia súc, không nằm màn khi đi rừng làm nương rẫy, cho chúng ta thấy điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém như vậy càng làm tăng môi trường phát sinh và nảy nở các nguồn dịch bệnh

(2)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Diễn đàn… 70

4. Tình hình dịch bệnh và điều kiện chăm sóc sức khỏe nông thôn miền núi

Điều kiện sống như trên là một trong những nguyên nhân trực tiếp tác động đến tình trạng suy giảm sức khỏe cộng đồng và làm xuất hiện lại một số bệnh như là sốt rét, bướu cổ, đau mắt, tiết lị và các loại bệnh này còn có nguy cơ kéo dài. Theo số liệu của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình trong ba năm qua từ 1987 đến 1990 đã có hơn 90 người chết vi sốt rét ác tính. Theo kết quả khảo sát tại 33 xã, phường của các tỉnh miền núi phía Bắc thì tất cả các trạm xá xã đều có quy mô tương đối đồng nhất: một căn nhà cấp bốn khoảng 80 m2 với một gian phòng khám, một gian lưu bệnh nhân (khoảng 8 - 12 cái giường) và một gian phòng nghỉ của nhân viên y tế xã, trang bị và thuốc men nghèo nàn, thậm chí thiếu cả những loại thuốc thiết yếu nhất cho các ca cấp cứu.

Ở các trạm y tế xã, thường không có bác sĩ, chỉ có một y sĩ, một nữ hộ sinh, một y tá. Một số trạm xá xã không có cả nữ hộ sinh và y tá. Ví dụ trạm xá xã Nam Sơn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình chỉ có một y sĩ. Cả năm 1991 số lượng người đến khám và chữa bệnh tại trạm xá này chi có khoảng 100 lượt người. Phải chăng chất lượng khám chữa bệnh ở trạm xá xã không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân xã Nam Sơn hay tiền viện phí không phù hợp với túi tiền của số đồng bào trong xã do đó họ phải tự chữa lấy hoặc tìm đến cơ sở chữa bệnh phù hợp với điều kiện kinh tế của họ.

Đời sống của những cán bộ y tế nông thôn miền núi nói chung cũng gặp nhiều khó khăn. Đó cũng là một nguyên nhân khiến họ không yên tâm phục vụ. Mức lương cao nhất của một cán bộ y tế xã chỉ có khoảng 30.000 đ/tháng nên nhiều người trong số họ chủ động khám chữa bệnh ngoài và kinh doanh thuốc để sinh sống.

Hơn nữa đã lâu nay các trạm xá xã không được cấp kinh phí để hoạt động, mua sắm trang thiết bị và thuốc men.

Để tự duy trì, kinh phí của trạm xá xã dựa vào hai nguồn chủ yếu là ngân sách xã và tiền khám chữa bệnh của nhân dân.

5. Tình hình phát triển dân số và những tác động xã hội của nó

Theo những số liệu thống kê qua các đợt điều tra về sức khỏe và y tế cho tới năm 1992 tại một số điểm ở các tỉnh miền núi, ví dụ xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, số phụ nữ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình đạt tỉ lệ 31 % . Trong điều kiện kinh tế - xã hội và sức khỏe suy giảm như vừa phân tích ở trên, mức sinh cao đang là yếu tố tác động bất lợi cho các quá trình phát triển miền núi. Và thực trạng về kế hoạch hóa gia đình ở bản Tằm xã Cao Sơn như sau: trong số 19 người trên tổng số 47 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai thì 17 người đặt vòng tránh thai, một người triệt sản, một người sử dụng thuốc nam của dân tộc. Trong số 17 người này thì 11 người có hai con. bốn người có từ ba đến bốn con và chỉ có hai người có một con. Trong các buổi phỏng vấn sâu tất cả 17 người phụ nữ đặt vòng tránh thai trả lời rằng họ có nguyện vọng muốn sinh con vào thời điểm khi kinh tế gia đình đã khá hơn. Có thể coi đó là thái độ chấp nhận kế hoạch hóa gia đình ở mức độ thụ động do điều kiện kinh tế khống chế.

Các kết quả khảo sát vừa phân tích cho phép chúng tôi đưa những nhận xét như sau:

Thực trạng sức khỏe và y tế nông thôn miền núi vừa nêu trên đang trong tình trạng báo động và rất cần được nhà nước và các cấp chính quyền địa phương có biện pháp cấp bách giải quyết. Về cách thức tổ chức y tế cơ sở, do địa hình nông thôn miền núi phức tạp và hiểm trở, nên chăng cần bố trí lại trạm xá xã như sau: một bản làng có từ 1 - 2 y sĩ là người địa phương được đào tạo toàn điện về sức khỏe và y tế và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Những người này sẽ tổ chức mạng lưới y tế xóm và họ có trách nhiệm đi khám chữa bệnh lưu động đến từng gia đình trong bản làng theo định kỳ và đột xuất, tiền lương của họ chính là tiền công khám chữa bệnh cho các gia đình với mức độ điều tiết nhất định của xã.

(3)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Ngoài ra, đối với một số cán bộ xã có trình độ tương đối khá có thể hướng dẫn cho họ những kiến thức thông thường về vệ sinh, cách phòng và chữa bệnh trẻ em, người già, chính sách kế hoạch hóa gia đình để họ hướng dẫn lại cho nhân dân trong xã. Đối với các xã miền núi, ngoài mức tăng đầu tư cho y tế, thì sẽ có tác dụng quyết định trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Sự nhận biết về tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp của các bà mẹ ở một số vùng nông thôn

NGUYỄN THỊ HƯƠNG - HOÀNG HIỆP

1. Giới thiệu chung về chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Vào năm 1976, Hội đồng Y tế thế giới đã quyết định về thời hạn đầu tiên cố gắng ngăn chặn mức chết do nhiễm khuẩn hô hấp tại các nước đang phát triển. Hàng loạt số liệu liên quan đến những bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính nghiêm trọng cho phép đi tới kết luận rằng chương trình cần phải dựa trên 3 yếu tố: tiêm chủng, giáo dục về sức khỏe và quản lý ca bệnh ở cấp độ đơn giản. Nhờ đó có thể đưa ra triển vọng giảm đáng kể mức chết do nhiễm khuẩn hô hấp tại những nước có tỷ lệ chết cao vì căn bệnh này (Douglas 1978,1983)

Số liệu đặc trưng theo tuổi được đem so sánh giữa Philippine, Fizi, và Australia cho thấy rằng việc giảm mức chết do tất cả các nguyên nhân có đóng góp tương đối đáng kể của việc giảm mức chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (Douglas 1989). Do vậy, các chương trình y tế nhằm làm giảm mức chết của trẻ em không thể tách rời chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Tuy không nằm trong số những nước được triển khai chương trình thí điểm chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, Việt Nam cũng đã được tồ chức Y tế thế giới (WHO) với sự cộng tác của UNICEF, giúp đỡ và chỉ đạo những hoạt động của chương trình này trong vòng 4 năm trở lại đây (từ năm 1989). Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh xã hội: đó là sự nhận biết của những bà mẹ có con nhỏ về các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại một vài điểm nghiên cứu thuộc đồng bằng Bắc Bộ.

2. Một số nhận định từ cuộc nghiên cứu.

2.1 Cách mô tả dấu hiệu, triệu trứng của các bà mẹ khi trẻ mắc bệnh.

Cuộc nghiên cứu thực chất là cuộc khảo sát sơ bộ về một thực trạng xã hội có liên quan đến chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp quốc gia đang triển khai tại một số khu vực và những khu vực còn lại sẽ đưựoc triển khai trong thời gian tới. Một trong những yếu tố cần tìm hiểu của cuộc nghiên cứu là những từ ngữ địa phương các bà mẹ hay dùng để mô tả căn bệnh này từ đó có căn cứ cho chương trình giáo dục các bà mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ dùng nhiều từ ngữ địa phương nhưng những từ này không khác biệt nhiều với các thuật ngữ y tế. Chẳng hạn các bà mẹ gọi triệu trứng "khó thở" là "nhược thở"

(4)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 72 Diễn đàn…

hay nói về dấu hiệu "không bú được" là "không bắt bú”.

Do mẫu chọn các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đã từng bị nhiễm khuẩn hô hấp, nên số bà mẹ được phỏng vấn thường là còn trẻ và điều này đi kèm với một trình độ văn hóa nhất định. Tuy vậy cuộc nghiên cứu cũng đưa ra kết quả nghiên cứu không mấy khả quan, hầu hết các bà mẹ không trả lời được chính xác những dấu hiệu và triệu trứng của các trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp và nhiều khi không nhận biết được các dấu hiệu về mức độ nhiễm nặng ở đứa trẻ. Có một vài trường hợp bà mẹ còn bỏ qua những dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và trả lời là khi trẻ bị bệnh giun hay bệnh đường ruột. Khi theo dõi và mô tả trẻ bị bệnh, các bà mẹ hay chú ý đến âm thanh phát ra khi trẻ thở mà không chú ý quan sát lồng ngực và nhịp thở của trẻ.

2.2 Cách xử trí của bà mẹ khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.

Để trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì đối với từng trường hợp trẻ bị mắc bệnh xem qua video, câu trả lời của hầu hết các bà mẹ được hỏi là phải đưa trẻ đến trạm xá và kèm theo câu trả lời là cho trẻ uống Ampi, hoặc Peni, Tình trạng chung thường gặp là khi các bà mẹ nghĩ đến điều trị cho con thì khi đó bệnh đã tương đối nặng. Kết quả phỏng vấn 6 thầy thuốc tư tại địa phương đã xác nhận điều đó.

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng dinh dưỡng của trẻ là một trong những yếu tố chính dẫn đến khả năng trẻ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Trong điều kiện sống ở các vùng nông thôn hiện nay, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng khá cao, do đó nguy cơ mắc bệnh là khó tránh khỏi. Như hầu hết các vùng nông thôn nói chung, chỉ có khi trẻ ốm mới được cho ăn những thức ăn giàu chất bổ. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng được chăm sóc đầy đủ và đúng cách. Khi được hỏi qua hình ảnh trên băng video, các bà mẹ chi trả lời về việc dùng thuốc chứ không nói gì thêm về việc chăm sóc hoặc cho trẻ ăn uống như thế nào. Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên và nhiều khi sử dụng mà không có hướng dẫn của thầy thuốc đồng thời khi sử dụng lại không đủ liều là hiện tượng phổ biến ở cả 2 điểm nghiên cứu. Điều này xảy ra một mặt do các bà mẹ có những khó khăn về tài chính, mặt khác do các bà mẹ chưa có kiến thức về cách sử dụng các loại tân dược. Trước mắt, đứa trẻ vẫn có thể khỏi bệnh nhưng liệu rằng điều này có gây trở ngại cho những lần điều trị sau nếu trẻ lại mắc bệnh hay không?

2.3 Vài so sánh giữa hai điểm nghiên cứu

Nhìn chung, cách ứng xử của các bà mẹ khi con ốm ở cả 2 điểm nghiên cứu không có những biệt cách lớn, song cũng có một điểm trội hơn ở thôn Bái Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) nơi chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp được triển khai: các bà mẹ ở Minh Tân không bị lúng túng khi bắt gặp các hình ảnh trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp như ở Thượng Mỗ. ngoài những ảnh hưởng do chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp mang lại, về cơ bản người dân Minh Tân có mức sống cao hơn ở Thượng Mỗ nên việc phòng bệnh và chữa bệnh tương đối hoàn chỉnh hơn. Khi xem những hình ảnh trẻ bị bệnh qua bảng video, hầu hết các bà mẹ ở Thượng Mỗ rất lúng túng, không biết cách mô tả tình trạng của trẻ. Ở lần đầu tiên xem băng, không trả lời nào của các bà mẹ nói về nhịp thở của trẻ, và họ không chú ý quan sát lồng ngực khi trẻ khó thở mà chỉ chú ý đến vẻ mặt của trẻ. Chỉ khi xem đến lần thứ 2 cùng với những câu hỏi có tính chất gợi ý họ mới nhận thấy trẻ thở nhanh và lồng ngực của một số trẻ bị co rút. Tại Minh Tân, câu trả lời của các bà mẹ chưa được chuẩn xác nhưng lưu loát và hàm chứa một số hiểu biết về các dấu hiệu của trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp. Ngoài ra, một số bà mẹ ở đây còn trả lời được cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh, biết công dụng của một số loại kháng sinh.

(5)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(6)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học 73

nhiều trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Một số cháu được đưa đến trạm xá và có vài cháu phải đưa lên huyện điều trị. Còn ở Minh Tân đoàn nghiên cứu cũng đã lưu lại một thời gian nhưng ở thời điểm đó không có cháu nào được đưa đến trạm xá vì nhiễm khuẩn hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh không phải chỉ có một và các bà mẹ thường hay nhắc tới nguyên nhân thay đổi thời tiết. Điều này hay gặp ở cả hai điểm nghiên cứu. Cũng có thể khi đoàn nghiên cứu tại xã Minh Tân thời tiết đang ổn định. Song rất dễ quan sát thấy rằng trẻ ở Minh Tân được chăm sóc tốt hơn, có thể lực tốt hơn ở Thượng Mỗ .

3. Phần kết luận

Một số bệnh hay gặp ở trẻ tại các nước đang phát triển đã được các chương trình y tế quốc gia và quốc tế đầu tư thuốc men chữa trị phòng chống đồng thời tiến hành những chương trình hoạt động song song nhằm tạo ra những hỗ trợ để phòng ngừa. Nhiều nguyên nhân gây bệnh tại các nước nghèo suy dinh dưỡng do mức sống thấp, điều kiện ăn ở mất vệ sinh, nguồn nước bẩn... Trẻ nhỏ là lớp người dễ nhiễm bệnh hơn cả. Để cải thiện điều kiện sống đòi hỏi thời gian lâu dài và nguồn tài chính lớn, do đó trước mắt cần những hoạt động với chi phí không quá lớn nhưng vẫn phải đưa lại những hiệu quả tích cực. Chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là một trong số những chương trình như vậy. Những kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy có rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết song cần thiết phải có chương trình giáo dục về y tế cho các bà mẹ ở nông thôn để họ có thể phòng và đối phó với bệnh tật mà con cái họ mắc phải.

Sức khỏe và bệnh tật của phụ nữ qua khảo sát thực tế

LÊ NGỌC VĂN

heo Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) vì sức khỏe là tình trạng "hoàn hảo về thể lực, tinh thần và phúc lợi xã hội và không thuần túy là sự không có bệnh tật hay tình trạng không ốm yếu". Quan niệm về sức khỏe ở đây bao gồm cả khía cạnh y tế và khía cạnh xã hội, việc chăm lo sức khỏe cho con người không thể chỉ thu hẹp trong khuôn khổ của công việc phòng bệnh và chữa bệnh mà còn bao hàm cả việc đem lại, tạo điều kiện cho con người có một đời sống tinh thần lành mạnh, một phúc lợi xã hội cao. Tất nhiên, không ai quên rằng một cơ thể ốm yếu thì khó có thể có một đời sống tinh thần lành mạnh. Sức khỏe của con người chỉ hoàn thiện khi có đầy đủ các mặt thể chất, tinh thần và xã hội.

T

Quan niệm của Tổ chức sức khỏe thế giới về sức khỏe là cơ sở để chúng ta xem xét đánh giá thực trạng, sức khỏe của phụ nữ Việt Nam - trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thực trạng tình hình sức khỏe của phụ nữ Việt Nam về mặt thể lực.

1 Chiều cao, cân nặng

Điều tra chọn mẫu năm 1990, 1991 của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với các cơ quan y tế ở trung ương và địa phương ở một số vùng, một số địa phương trên phạm vi cả nước cho thấy các chỉ số bình quân về chiều cao, cân nặng của phụ nữ như sau:

(7)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Bình quân

Nơi điều tra Số lượng người

được cân đo Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)

Huyện Kiến Xương (thái Bình) 1197 152 45,18

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) 957 - 50,03

Tỉnh Hải Hưng - 153 -

Tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) - 151 44,8

Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng - 152,8 42,6

Tỉnh Đắc Lắc - 152,4 44,4

Nữ công nhân nông trường

Chè Trần Phú (Hoàng Liên Sơn) 517 152 44,7

Chỉ số chiều cao và cân nặng của phụ nữ ở các vùng lãnh thổ, các nghề nghiệp không có sự khác biệt lớn (trừ cân nặng của phụ nữ Cai Lậy có cao hơn một chút 50,03 kg). Kích thước và chiều cao và cân nặng cũng ít thay đổi ở các lớp tuổi. Nhìn chung thể lực của phụ nữ Việt Nam chưa có sự thay đổi nhiều trong mấy chục năm vừa qua.

Riêng phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) số người sụt cân cao hơn nhiều so với số người tăng cân. Tuổi càng cao số người gầy đi càng tăng, chứng tỏ tình trạng thiếu dinh dưỡng mãn tính ngược với xu hướng tăng tuổi thì tăng cân của phụ nữ các nước công nghiệp phát triển, thừa dinh dưỡng.

So sánh tỉ lệ phụ nữ béo và gầy ở hai huyện Kiến Xương và Cai Lậy:

Địa phương Béo % Gầy %

Kiến Xương 0,5 44

Cai Lậy 6,12 37

Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có cân nặng và chiều cao ở ngưỡng thấp khá cao.

Tỷ lệ phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có cân nặng dưới 38 kg và chiều cao dưới 145cm

Địa phương % cân nặng dưới 38 kg % chiều cao dưới 145 cm

Hải Hưng 6 11

Hà Nam Ninh (cũ) 28 16

Quảng Nam - Đà Nẵng 16 8

Đắc lắc 8 10

Chung 15 11

Trong số 710 phụ nữ ở Kiến Xương và 703 phụ nữ ở Cai Lậy được điều tra về thể lực chỉ có 55,07% ở Kiến Xương và 56,35% ở Cai Lậy được xếp loại thể lực bình thường đáp ứng được những tiêu chuẩn qui định còn lại là những người gầy dưới ngưỡng.

Kết quả nghiên cứu y - sinh học về lao động nữ ở nông thôn miền Bắc các năm 1985 1987 do Phó tiến sỹ Bùi Thanh Tâm và cộng sự Viện Vệ sinh dịch tễ thực hiện cho thấy, nhìn chung lao động nữ ở nông thôn nước ta có tầm vóc nhỏ hơn nam giới cùng lứa tuổi và nhỏ hơn nhiều so với phụ nữ thế giới và các nước kinh tế phát triển. Chiều cao trung bình

(8)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học 75

của chị em là 149,3 cm, thấp hơn nam giới tương ứng ở nhóm tuổi là 4,7 cm. Về trọng lượng cơ thể, cân nặng trung bình của phụ nữ nông thôn miền Bắc 43,3 kg, thấp hơn nam giới 4,5 kg. Độ lớn vòng ngực, trung bình 72,3 cm nhỏ hơn vòng ngực nam giới 5 cm. Từ 40 tuổi trở đi, thể lực phụ nữ giảm sút nhanh chóng, rõ nhất là về cân nặng*

2. Tình hình bệnh tật

Phụ nữ Việt Nam mắc nhiều loại bệnh và tỷ lệ người mắc bệnh cao. Dưới đây là một vài số liệu điều tra xã hội học về tình hình bệnh tật của phụ nữ:

Tình hình mắc bệnh ( theo các chuyên khoa) của phụ nữ ở hai miền Nam, Bắc**

Bệnh Miền Bắc % Miền Nam %

Nội khoa 32,08 38,30

Phụ khoa 49,67 49,65

Tâm Thần kinh 27,25 30,10

Mắt 66,81 50,60

Răng - Hàm - Mặt 31,42 57,24

Tai - Mũi - Họng 38,46 18,41

Da liễu 12,00 15,51

Tỷ lệ mắc bệnh chung là 2,5 bệnh/người cho phụ nữ cả hai miền Nam - Bắc với các bệnh chủ yếu là: phụ khoa, mắt, răng hàm mặt và bệnh nội khoa. Ở miền Bắc bệnh tai - mũi - họng tỷ lệ cao. Ở miền Nam bệnh răng - hàm - mặt tỷ lệ cao hơn. Bệnh phụ khoa khá phổ biến và trầm trọng ở các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, ở Kiến Xương 87,10%, ở Cai Lậy 68,09%, ở các nông trường quốc doanh 42,3%, vùng cói Hải Phòng 52,8%, vùng muối ven biển 54%, công nhân lâm nghiệp 60%, v.v...***

Sốt rét là bệnh khá phổ biến ở nông thôn miền núi 57,6% phụ nữ ở nông trường cà phê Trần Phú (Hoàng Liên Sơn), 57,4% ở nông trường cao su, 76% công nhân lâm nghiệp mắc bệnh sốt rét.

Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 1990 cho thấy phụ nữ nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thiếu máu dưới ngưỡng y tế thế giới là 51,3%, trong đó phụ nữ có thai thiếu máu là 48,8%.

Các bệnh đau lưng, đau đầu, đau khớp là một trong những nỗi băn khoăn, lo lắng chính của 36% phụ nữ nông dân và 30% nữ công nhân lâm nghiệp Vĩnh Phú.

* Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học lao động nữ nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, tháng 3, 1988 (Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ).

** Nguồn: Các khía cạnh xã hội của sức khỏe cộng đồng Bộ Y tế, 4.1990, trang 54

*** Những số liệu không chú thích nguồn là của Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

(9)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

cao các phương pháp chữa bệnh và hiệu quả sử dụng bệnh viện, xây dựng mối quan hệ giữa người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe và hệ thống người phục vụ nhu cầu đó, tạo

Cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học cuối năm 1987 cho thấy nhiều chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước được ban bố trong thời gian qua đã thể hiện những tác động

Sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, giữa hàng nội, hàng ngoại, cộng thêm khó khăn lớn vê nguyên vật liệu, giá cả trong nước và thế giới, thị trường tiêu

Chiến tranh không chỉ tác động mạnh đến hình dạng tháp dân số, mà còn để lại dấu ấn cả trong đặc điểm cơ cáu gia đình ở địa phương: toàn xã có khoảng 25% gia đình

Một nhóm các chuyên gia xã hội học và kinh tế học từ một số cơ quan nghiên cứu do Viện Xã hội học chủ trì đã tham gia dự án thông qua một đề tài nhánh “Các khía cạnh

Dư luận xã hội (DLXH) là thái độ mang tính chất đánh giá của các cộng đồng xã hội được đặc trưng bởi tính phổ biến tương đối, tính mạnh mẽ và bền vững đối với những

Câu 9: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn.. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong

Các bà mẹ ở nhóm can thiệp đã quan sát các bà mẹ trong video và tự so sánh với chính bản thân mình để có được kinh nghiệm cho con bú.T đó, với kinh nghiệm của