• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm nghiệm các yếu tố quyết định gần sát mức sinh theo Bongaarts

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kiểm nghiệm các yếu tố quyết định gần sát mức sinh theo Bongaarts "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kiểm nghiệm các yếu tố quyết định gần sát mức sinh theo Bongaarts

NGUYỄN LAN PHƯƠNG

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay ở Việt Nam, mức sinh là một vấn đề được quan tâm đến nhiều hơn cả vì nó là yếu tố trực tiếp tác động tới sự thay đổi dân số của quốc gia. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Các nghiên cứu về mức sinh đã có một hướng di mới từ khi hai tác giả Kingsley Davis và Judith Blake tìm ra được một tập hợp 11 biến số trung gian tác động đến mức sinh. Các biến số được đưa ra dựa trên quá trình tái sinh sản gồm ba giai đoạn: quan hệ tình dục, thụ thai và thai nghén1. Tất cả các yếu tố khác đều là các yếu tố tắc động gián tiếp và ảnh hưởng tới mức sinh thông qua một hay nhiều biến số trung gian.

Các biến số trung gian đã đóng góp một phần đáng kể trong việc giải thích về xu hướng sinh đê ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Giữa hai xã hội chậm phát triển và phát triển cổ thể dễ dàng nhận thấy các biến số trung gian có giá trị cao thấp khác nhau. Chẳng hạn, ở những xã hội tiền công nghiệp, giá trị cao về mức sinh hướng về các yếu tố tách ra với thời điểm thực của việc sinh đẻ và do đó dẫn đến một hoàn cảnh chung thuận lợi cho việc sinh đẻ như kết hôn sớm và tỷ lệ kết hôn cao, ít sử dụng BPTT và như vậy yếu tố nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc giảm sinh. Trái lại, trong các xã hội công nghiệp, kết hôn tương đối muộn; sử dụng và sử dụng có hiệu quả các BPTT là hai yếu tố có giá trị quan trọng nhất trong quá trình giảm sinh.

Từ những luận điểm đã được đưa ra của Kingsley David và Judith Blake, với đặc trưng cơ bản là các yếu tố hành vi sinh vật mà thông qua đó các biến số kinh tế-xã hội, tâm lý, môi trường... ảnh hưởng tới mức sinh, John Bongaarts đã tổng kết thành một tập hợp rút gọn hơn các nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh Lý thuyết của ông đã được đưa ra từ những thập kỷ gần đây hơn, nhằm đánh giá cụ thể về các yếu tố tác động tới mức sinh ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Từ thời điểm hôn nhân, thường được coi là điểm đánh dấu những năm bắt đầu thời kỳ tái sinh sản, cho tới thời kỳ hết khả năng sinh đẻ của người phụ nữ (nếu không có sự phá vỡ hôn nhân) đã xác lập nên những yếu tố quyết định gần sát tới mức sinh là: 1. Kết hôn; 2. Hết khả năng sinh sản; 3. Vô sinh sau đẻ;

4. Có khả năng sinh đẻ; 5. Sử dụng và hiệu quả sử dụng các BPTT; 6. Chết bào thai tự phát và 7. Phá thai.

Trong tất cả các thuận tố được đưa ra, không nhất thiết toàn bộ có giá trị thấp thì mức sinh mới hạ xuống được, mà điều chủ yếu là có một hay vài biến số chủ chất có giá trị thấp đối với mức sinh. Điều này được thể hiện rõ ở các nước công nghiệp hóa, nơi mà việc sử dụng có hiệu quả các BPTT đóng vai trò quan trọng tạo ra giá trị thấp về mức sinh và sự hỗ trợ của các biến số khác như kết hôn muộn và phá thai là không cần thiết.

1. Xem bài Cơ cấu xã hội và mức sinh: Một khung phân tích của Kingsley Davis và Judith Plake trong Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội - 1994.

(2)

Ở Việt Nam, mức sinh đã bắt đầu giảm trong thời kỳ gần đây. Các cuộc tổng điều tra dân số và điều tra dân số giữa kỳ của Tổng cục thống kê đã cung cấp một bức tranh sống động về động thái dân số Việt Nam qua các năm. Nhìn chung, các số liệu định lượng đã cho thấy một khuynh hướng khá tích cực trong việc giảm mức sinh. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mức sinh giảm xuống do tắc động của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khác nhau như sự phát triển kinh tế, yếu tố đô thị hóa, sự gia tăng địa vị phụ nữ, tác động của chương trình KHHGĐ quốc gia... Tuy nhiên, tất cả các yếu tố đó đều có tác động tới mức sinh thông qua bẩy biến số quyết định gần sát đã được Bongaarts đưa ra.

Trong khi có nhiều cuộc khảo sát thu thập số liệu định lượng được tiến hành thì chỉ có rất ít sự phân tích định tính về những cảm nhận của dân cư xung quanh các yếu tố quyết định gần sát tới thức sinh. Nhằm bổ sung thêm vào sự hiểu biết về hoạt động của các yếu tố quyết định gân sát, trong năm 1995, Viện Xã hội học đã thực hiện một cuộc nghiên cứu bằng phương pháp phỏng vấn sâu tại ba khu vực đại diện cho ba trình độ phát triển khác nhau ở miền bắc: nông thôn xa cách thành phố chừng 25 Km - xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, nông thôn gần cách thành phố 20 km-xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm và khu vực đô thị, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây (cách đây không lâu thuộc Hà Nội). Tiêu chuẩn để tuyển lựa các đối tượng phỏng vấn là tất cả phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đã có ít nhất là một con và họ sẵn lòng tham gia phỏng vấn. Mục đích chính của cuộc nghiên cứu là nhằm tìm hiểu tác động của các biến số quyết định gần sát tới mức sinh ở từng khu vực, nơi có các đặc thù khác nhau về khả năng kinh tế, nghề nghiệp và lối sống. Qua cuộc khảo sát, có thể nhận thấy rằng bốn biến số trung gian: tuổi kết hôn, tình trạng vô sinh sau đẻ, sử dụng và hiệu quả của BPTT và phá thai là những biến số có ảnh hưởng lớn tới quá trình giảm sinh ở các khu vực này. Trong bài viết này, chúng tôi muốn phân tích ảnh hưởng thay đổi của 4 yếu tố này ở từng khu vực được nghiên cứu đó.

2. CÁC KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 2.1. Hôn nhân và sự phá vỡ hôn nhân

Quy mô gia đình có liên quan mật thiết tới tuổi kết hôn lần đầu và sự phá vỡ hôn nhân: Trong các xã hội, đặc biệt là ở châu Á, hôn nhằm dược coi là một yếu tố bắt đầu thời kỳ tái sinh sản của người phụ nữ. Do vậy, về mặt lý thuyết, nếu kết hôn sớm, không có sự phá vỡ hôn nhân, thì độ dài thời kỳ tái sinh sản của người phụ nữ sẽ tăng lên và họ hoàn toàn có khả năng sinh nhiều con.

Tuổi kết hôn của phụ nữ Việt Nam (22.3tuổi - ĐTDSGK 1994) là tương đối cao so với chuẩn của các nước trong khu vực. Nhìn chung, trên cả nước, tuổi kết hôn ở đô thị luôn luôn cao hơn so với các khu vực còn lại. Trong cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi kết hôn giảm dần từ khu vực phát triển nhất đô thị, rồi tới khu vực nông thôn gần và nông thôn xa. Nét nổi bật hiện nay của người Việt Nam là muốn có con ngay sau khi cưới và thường là họ sẽ đẻ con cho tới khi có đủ số con mong muốn nên tuổi kết hôn là một biến số quan trọng tác động đến mức sinh ở nước ta. Trong khi thảo luận về vấn đề liên quan đến tuổi kết hôn và lý do tiến tới hôn nhân của các cặp vợ chồng, chúng tôi nhận thấy rằng những người được phỏng vấn không cảm nhận được tuổi kết hôn cao có ảnh hưởng tới số con sinh ra của các cặp vợ chồng. Đồng thời, do ở độ tuổi càng cao phụ nữ càng ít muốn sinh đẻ thêm con nên khi tuổi kết hôn được nâng lên thì đây cũng là một đóng góp thêm trong việc giảm số con trong các gia đình.

"Cưới xong hai vợ chồng có con ngay, em đẻ liền hai đứa vì đẻ con và nuôi con một thể cho xong thì thôi, chỉ bận rộn một vài năm còn để rảnh rỗi làm việc khác" (người số 16 - Dương Quang).

“Ở đây, 30 tuổi trở lên mà đẻ là bị dị nghị "già rồi mà còn đẻ"' (người số 01, xã Kim Sơn) "Em muốn sớm sinh con ngay, đẻ muộn khó, tuổi già, con bé sau này lớn tuổi thì sẽ vất vả hơn" (Case 05, xã Kim Sơn).

Qua sự khác biệt giữa tuổi kết hôn giữa các khu vực trên có thể nhận thấy rằng nó có liên quan mật thiết tới mức sinh.

Ở đô thị, với tuổi kết hôn cao hơn hai khu vực còn lại, thì mức sinh cũng thấp hơn so với khu vực nông thôn gần và nông thôn xa.

(3)

Như vậy, biến số hôn nhân và sự phá vỡ hôn nhân vẫn có một giá trị cao trong tác động tới mức sinh cả ở nông thôn lẫn đô thị.

2.2. Tình trạng vô sinh sau khi dẻ

Trong mô hình của Bongaarts, tình trạng vô sinh sau đẻ là một yếu tố quan trọng nhất nhằm làm giảm sinh trong các xã hội tiền công nghiệp, do họ không có phương cách nào kiểm soát mức sinh mà chỉ đưa vào yếu tố tự nhiên sinh vật. Tình trạng vô sinh sau đẻ thường bị ảnh hưởng bởi những nhân tố chính là việc cho con bú và kiêng cữ sau khi sinh.

Kiêng cữ sau khi sinh da phần chỉ được thực hiện trung bình trong vòng 3-4 tháng đầu sau khi người phụ nữ sinh con.

Trong thời gian đó, kiêng cữ nhằm bảo đảm sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Có rất ít trường hợp kiêng cữ cho đến khi con thôi bú được thực hiện trong những phụ nữ được phỏng vấn. Chính vì vậy yếu tố kiêng cữ không giữ giá trị cao làm tăng thêm tình trạng vô sinh sau đẻ của phụ nữ.

Cho con bú là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng vô sinh sau đẻ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng thời gian mất kinh sau sinh bằng 1/2 thời gian cho con bú. Như vậy, những người mẹ cho con là trong thời gian dài thì kéo dài được thời gian tránh thai mà không phải dùng một BPTT nào. Theo truyền thống dân tộc, đa số phụ nữ Việt Nam đều nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất là trong những tháng đầu tiên sau khi sinh.

Trong 3 khu vực chúng tôi nghiên cứu, thời gian cho con bú sau khi sinh thường kéo dài hơn 1 năm, nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị, nông thôn. Phụ nữ ở thành thị có thời gian cho con bú ít hơn một vài tháng so với các khu vực nông thôn. Điều đó xuất phát từ sự khác biệt trong tính chất công việc cửa hai khu vực đô thị và nông thôn. Ở nông thôn, ngoài công việc đồng áng bận rộn vào lúc cấy gặt, người dân có một khoảng thời gian nông nhàn khá dài, thường là họ làm thêm nghề phụ ở nhà nên có điều kiện cho con bú được nhiều hơn so với những người phụ nữ phải đi làm ở các công sở hoặc làm các công việc buôn bán ở thành phố. Và cũng do phải đi làm sớm nên thời gian mất kinh của họ sẽ ngắn hơn những người được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng trong thời gian đài. Tuy nhiên, tình trạng vô sinh sau đẻ còn ảnh hưởng bởi thời gian, tần suất và kiểu cho con bú. Đối với các phụ nữ cho con bú nhiều lần trong ngày và ít ăn thêm thức ăn rắn, thời gian mất kinh sẽ kéo dài hơn. Biến số này còn cần phải được tìm hiểu thêm. Nhìn chung hiện nay, biến số này không có tác động mạnh tới mức sinh như thời kỳ trước nữa do số con sinh rạ của phụ nữ không nhiều (ở Việt Nam trung bình là 3-4 con) nên sự cách quãng một khoảng thời gian trung bình 1-2 năm không có ảnh hưởng lớn đến số con sinh ra của họ.

2.3. Sử dụng các biện pháp tránh thai

Tất cả mọi ý kiến thu được từ cuộc nghiên cứu đều khẳng định rằng sử dụng BPTT là cách tốt nhất để hạn chế sinh con. Khi đề cập tới vấn đề giảm sinh, việc đầu tiên mà người dân nghĩ tới và nhận thức được là sử dụng BPn như một phương tiện hữu hiệu nhất, có tác dụng tất tới mọi mặt của cuộc sống gia đình. Có thể thấy rằng BPTT là một biến số trung gian có tầm quan trọng nhất ảnh hưởng tới mức sinh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

"BPTT có lợi cho sức khỏe, hạn chế được số con" người số 02 - Kim Sơn.

"Khi áp dụng BPTT tôi thấy có nhiều lợi ích cho gia đình như gián cách thời gian để con để làm kinh tế, bảo đảng sức khỏe cho phụ nữ" - Người số 13 - Xã Kim Sơn.

"Theo tôi, mọi người đều muốn áp dựng BPTT. Cả biện pháp hiện đại và truyền thống để hạn chế sinh đê cho gia đình họ" - Người số 19 - Thị xã Sơn Tây.

Trong tất cả các phụ nữ có chồng tham gia phỏng vấn, hầu hết họ đều đang sử dụng hoặc đã sử dụng một BPTT nào đó, cho dù đó là biện pháp hiện đại hay truyền thống. Tuy nhiên, về cơ cấu sử dụng BPTT là khác nhau ở 3 khu vực nghiên cứu. Thị xã Sơn Tây là nơi có cơ cấu sử dụng BPTT là đa dạng nhất. Tuy chưa nhiều nhưng số người sử dụng các phương pháp hiện đại như bao cao su.thuốc tránh thai

(4)

đã bắt đầu xuất hiện. Xã Kim Sơn và Dương Quang thì phần đông người được phỏng vấn chỉ sử dụng vòng tránh thai. Hai biện pháp hiện đại mới được phổ biến trong chúng năm gần đây qua chương trình tiếp thị xã hội và các kênh phân phối KHHGĐ tại cấp cơ sở là thuốc uống và bao cao su thì ở Dương Quang không có người nào sử dụng.

Tuy sử dụng BPTT (nhất là biện pháp tránh thai hiện đại) là một yếu tố đóng góp tích cực cho giảm mức sinh, nhưng nhìn chung quan điểm của người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn còn yếu lệch lạc đối với các BPTT hiện đại. Đã từ lâu, người dân chỉ quen sử dụng vòng để tránh thai và có nhiều người đã có tâm lý là tránh thai nên sử dụng vòng mà thôi, cho dù có nhiều người không thích hợp với biện pháp này. Cũng có thể thấy rằng vòng có nhiều ưu điểm cho người sử dụng, đặc biệt là khu vực nông thôn, khi họ không có nhiều tiền để chi cho việc tránh thai và do không nhận được thông tin đầy đủ về các biện pháp mới nên người dân có nhiều cách nhìn nhận sai lầm về BPTT hiện đại. Thêm vào đó, sự liên kết chặt chẽ của cộng đồng làng xóm khiến cho họ có tâm lý ngại ngùng khi muốn tiếp cận với các phương pháp mới cho dù là phải mua hay được cấp phát.

" Nam giới có thể dùng bao cao su nhưng tôi thấy không quen dùng vì quan hệ với vợ chứ có cho bởi đâu mà phải tránh bệnh tật". Người số 05 - Xã Kim Sơn.

"Tôi biết như thế là đủ rồi, thêm nữa làm gì, mọi cái cũng đến thế thôi. Ở nhà quên chỉ cần đặt vòng hoặc triệt sản, còn Hà Nội hay các nơi khác có dùng gì thì dùng chứ tôi không biết" - Người số 07 - Xã Dương Quang.

"Em có nghe nói có những BPTT khác nhưng do đã từng dùng vòng rồi cùng không chú ý và đi mua thì ngại lắm, rất xấu hổ." Người số 12 - xã Kim Sơn.

Sau khi có nhiều biện pháp mới, hiện đại và độ an toàn cao như triệt sản, thuốc, bao cao su..., được giới thiệu trên các kênh phân phối dịch vụ KHHGĐ, đã bắt đầu có nhiều người chuyển sang các phương pháp mới đổ. Sự thay đổi này được thể hiện rõ ở khu vực đô thị. Mọi người dân ở đô thị, tuy có sử dụng hay không sử dụng đều có một sự hiểu biết khá chính xác về các biện pháp mới. Đặc biệt, trong cuộc phỏng vấn, người phụ nữ khi trao đổi về các vấn đề xung quanh đời sống tình dục có thái độ cởi mở hơn so với các khu vực nông thôn.

Hiểu biết về các BPTT cũng tương đối chính xác, cho thấy công tác truyền thông dân số đã được thực hiện và có tác dụng đối với người dân. Những lý do đưa ra nhằm biện hộ cho việc không dừng BPTT hiện đại thường phản ánh thói quen và sở thích sử dụng của các cặp vợ chồng. Đây là điểm khác biệt khá nhiều giữa hai khu vực và cho thấy sự tiến bộ về địa vị phụ nữ ở khu vực đô thị.

2.4. Nạo hút thai

Ở Việt Nam, nạo hút thai có chiều hướng ngày một gia tăng trong những năm gần đây, khoảng 13,5% tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tính trung bình là 1.25 ca/người đã sử dụng dịch vụ này (ĐTDSGK - 1994).

Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rõ xu thế chung về nạo hút thai là phụ nữ sống ở thành thị thực hiện dịch vụ này nhiều hơn, vùng nông thôn xa (xã Dương Quang) là nơi ít người nạo hút thai nhất.

Nguyên nhân dẫn tới việc nạo hút thai thường là do không sử dụng BPTT hoặc dùng các biện pháp truyền thống, không có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, những phụ nữ sau khi sinh thường không áp dựng BPTT ngay do có một quãng thời gian mất kinh tương đối dài thường có thai ngoài ý muốn và phải thực hiện dãn cách sinh bằng nạo hút thai.

Cách nhìn nhận về vấn đề nạo hút thai của người dân có sự khác biệt rõ rệt theo khu vực cư trú.

Ở đô thị nơi mà số trường hợp nạo hút thai nhiều nhất, phụ nữ tin rằng đó là một biện pháp giảm sinh tiện lợi khi họ không muốn sinh thêm con và bị lỡ kế hoạch. Chính vì vậy, họ có thai độ khá là thuận lợi cho việc nạo hút thai. Bên cạnh đó, do có ưu điểm là các cơ sở y tế thực hiện dịch vụ này khá là nhiều nên người dân rất dễ dàng và thuận tiện tiếp cận. Trái lại, người dân các xã thuộc ngoại thành Hà Nội tuy

(5)

cũng có những trường hợp nạo hút thai nhưng nhìn chung thì nhiều phụ nữ có chồng vẫn mang đậm tư tưởng truyền thống, họ coi nạo hút thai là một điều trái với đạo lý, và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của gia đình. Các cuộc phỏng vấn đã cho thấy rằng, có rất nhiều người ở các xã này phải sinh thêm con ngoài ý muốn do họ đã lỡ có thai nhưng không muốn thực hiện nạo hút thai ở các cơ sở y tế, những vùng còn tồn tại những rào chắn tâm lý nặng nề về sử dụng BPTT hiện đại và nạo hút thai, thì số con trung bình sinh ra trong các gia đình thường cao hơn các khu vực khác.

"Chị thì nạo hút vô tư, không có suy nghĩ hay xấu hổ gì cả vì làm như thế có lợi cho cả đất nước và gia đình" - Người số 18 - thị xã Sơn Tây.

"Chồng chị cũng chỉ thích có hai con thôi nhưng bị vỡ kế hoạch mới phải đẻ thêm đứa nữa không nạo thai vì sợ thất đức". Người số 02 - Xã Kim Sơn.

“Em không đề nghĩ đến phá thai, mới nghe đến đã sợ rồi vì bị đau và sợ bị con oán" Người số 03 - Dương Quang 3. CÁC NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung đã được thực hiện, có thể nhận thấy việc quá trình giảm mức sinh trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam có được dưới tác động chủ yếu của việc sử dụng BPTT. Các biến số về nạo hút thai và kết hôn có tác dụng hỗ trợ nhằm tạo ra các giá trị thấp về sinh đẻ.

Quan sát thấy có ba yếu tố có tác dụng mạnh nhất tới việc chấp thuận và sử dụng BPTT. Thứ nhất, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các cặp vợ chồng nhận thấy cần phải hạn chế số con tới mức tối thiểu để vừa thỏa mãn nhu cầu về con cái, duy trì nòi giống, vừa có nhiều điều kiện để làm kinh tế hơn. Thứ hai, khung cảnh văn hóa đã thay đổi, việc sử dụng các BPTT đặc biệt là các biện pháp hiện đại đã được chấp nhận rộng rãi hơn. Những tư tưởng truyền thống, không khuyến khích sử dụng BPIT tuy vẫn còn tồn tại nhưng đã dần bị mai một đi. Thứ ba, chương trình KHHGĐ quốc gia với sự tài trợ của nhà nước và một số tổ chức quốc tế đã thiết lập nên một mạng lưới dịch vụ về KHHGĐ tới tận cấp cơ sở nhằm phổ biến các kiến thức về tránh thai và cung cấp dịch vụ thuận tiện cho người sử dụng.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà có tới 35% số phụ nữ có chồng không sử dụng BPTT và 21.2% phụ nữ sử dụng BPTT truyền thống, có độ tin cậy thấp, thì nạo hút thai không có lợi cho sức khỏe phụ nữ nhưng đó là một phương cách cuối cùng được đưa ra nhằm cắt giảm số con sinh ra trong một gia đình. Nếu chất lượng và dịch vụ KHHGĐ tốt hơn, giá trị của biến số này sẽ đi xuống trong thời gian sắp tới.

Biến số tuổi kết hôn cũng có giá trị tương đối cao đối với giảm mức sinh, sau biến số về sử dụng BPTT và nạo phá thai. Do đặc điểm của phụ nữ Việt Nam là thường bắt đầu quá trình tái sinh sản ngay sau khi kết hôn và chấm dứt sinh đẻ bằng sử dụng BPTT. Vào thời điểm đã có đủ số con mong muốn. Chính vì lẽ đó, tác động của biến số sử đụng BPTT thường chỉ có sau khi họ có đủ số con mong muốn. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, giá trị của các quan hệ hôn nhân chưa được nâng cao tới mức cần thiết để giảm mức sinh nên sử dụng BPTT là biến số giữ vị trí chủ đạo trong thời kỳ này.

Qua phân tích sự hoạt động của các biến số trung gian tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có một số điểm, nếu được cải thiện hơn thì sẽ có ảnh trưởng tích cực tới tiến trình giảm mức sinh ở Việt Nam.

1. Nên có những chính sách kinh tế xã hội phù hợp hơn để khuyến khích người dân thực hiện quy mô gia đình nhỏ.

Một số chính sách gần đây đã được thực hiện ở nông thôn như chia ruộng đất cho người dân cho thấy có một vài điểm khuyến khích sinh con và kết hôn sớm.

2. Nâng cao địa vị và học vấn của phụ nữ. Cuộc nghiên cứu đã cho thấy địa vị của phụ nữ ở nông luôn côn khá thấp.

Phụ nữ ít được giao lưu và tiếp xúc với các hoạt động xã hội nên tuổi kết hôn thấp và có nhiều người có ý kiến sai lệch về các BPTT và đối tượng cũng như thời gian cầu sử dụng.

(6)

3. Cần thực hiện đa dạng hoá các BPTT và mở rộng hơn nữa mạng lưới cung cấp đến các khu vực nông thôn. Đẩy mạnh công tác thông tin-giáo dục-truyền thông nhằm cung cấp cho người dân các thông tin cập nhật về các BPTT hiện đại, những tác dụng và ảnh hưởng của nó để tránh những hoài nghi trong tâm lý người dân đã sử dựng hoặc có tiềm năng sẽ sử dụng chúng.

Tài liệu tham khảo

1. Việt Nam - Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ 1994- Kết quả chủ yếu. Nhà xuất bản Thống kê, 5-1995 2. Kiến thức và sử dựng các biện pháp tránh thai, các loại hình và sự khác biệt. Nhà xuất bản Thống kê.

5/1996

3 . Thực tiễn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tại Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê , 5- 1996

4. Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội- 1994 5. PHẠM BÍCH SAN: Nhu cầu không được đáp ứng và không sử dụng tránh thai ở Việt Nam. Báo cáo trình bày trong hội nghị quốc tế Nhu cầu không dược đáp ứng trong KHHGĐ và các yếu tố quyết định mức sinh, Viện Xã hội học 3- 1996.

6. Các kết quả phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung về Nhu cầu không được đáp ứng trong KHHGĐ tại ba khu vực: Thị xã Sơn Tây, Xã Kim Sơn, Xã Dương Quang. Viện Xã hội học-1995.

7. Việt Nam - Phân tích tình hình phụ nữ và trẻ em. UNICEF- 1994

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nghiên cứu này sẽ cung cấp một phương pháp mô hình hoá hỗ trợ việc phân tích các yếu tố tác động đến quyết định thuê

Các vị thuốc hoạt huyết hóa ứ dùng trong nham chứng với tác dụng chính là thông kinh chỉ thống, có thể phối hợp với các phương pháp điều trị của YHHĐ

Tiêu chuẩn lựa chọn: Các cặp vợ chồng (2314 người) có tiền sử ST, TCL của những lần mang thai tự nhiên, sảy thai và/ hoặc thai chết lưu chưa rõ nguyên

• Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh. • Tại sao nói rằng:Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là

Trong các phương pháp trước tiên định ra một hàm đối tượng (objective function), còn gọi hàm trị giá (cost function), rồi dùng một thuật toán tối ưu hóa để cực đại hóa

a) Rút kinh nghiệm những năm trước, việc nhập và trình duyệt dữ liệu trên hệ thống phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT được tiến hành đúng tiến độ, công tác

- Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để

Phân bố không gian của các đơn vị cấu trúc TO x trong mô hình AS2 lỏng tại 2000 K Ngoài các khảo sát các đơn vị cấu trúc, thì trật tự gần của AS2 còn được phân tích