• Không có kết quả nào được tìm thấy

Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của bức tranh, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của bức tranh, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 (HDC gồm 04 trang) Câu 1 (8,0 điểm)

I. Yêu cầu về kỹ năng

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, khả năng bày tỏ quan điểm riêng.

- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; vận dụng tốt các thao tác lập luận; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

II. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở hiểu ý nghĩa của bức tranh, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có căn cứ xác đáng. Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng:

1. Giải thích (2,0 điểm)

- Câu nói của Pawel Kuczynski gợi mở ý tưởng của ông thể hiện trong các tác phẩm hội họa: đằng sau sự hài hước ẩn chứa những hiện thực gai góc, những sự thực đáng buồn trong cuộc sống.

- Ý nghĩa của bức tranh:

+ Bức tranh vẽ hình ảnh của một cậu bé cầm điều khiển game đang say mê, chăm chú vào trò chơi. Đặc biệt, đứa trẻ đang chơi game từ sợi dây người phụ nữ phơi đồ tạo nên sự hài hước màu đen – trong lúc đứa trẻ thích thú, vô tư với trò chơi của mình thì người thân đang lao động một cách vất vả.

+ Bức tranh gợi lên một hiện thực đầy chua xót, tồn tại không ít trong cuộc sống hiện nay – con người vô tư hưởng thụ niềm vui từ bao vất vả, hi sinh của người khác.

2. Bàn luận (4,0 điểm)

- Đây là một hiện tượng tồn tại không ít trong xã hội và dần trở nên phổ biến trong giới trẻ với những biểu hiện như: hưởng thụ công sức, thành quả mà người khác mang lại nhưng không hề bận tâm, suy nghĩ; coi việc đón nhận sự quan tâm, tình yêu thương, thậm chí là sự hi sinh của người thân như một điều tất yếu; bên cạnh những người đang hi sinh một cách thầm lặng làm những công việc dù nhỏ bé nhưng hữu ích cho cuộc sống lại có những người vô tư hưởng thụ, lãng phí thời gian và cuộc đời mình vào những việc làm vô bổ, vô nghĩa... (dẫn chứng từ hiện tượng cụ thể)

- Nguyên nhân: do được bao bọc, nuông chiều; vô tâm, vô cảm; thiếu trách nhiệm,...

- Lối sống này đáng lên án vì:

+ Khi ta thờ ơ trước những vất vả, cực khổ của người khác, chỉ biết tận hưởng niềm vui của mình đồng nghĩa với việc ta nhẫn tâm, vô ơn, thể hiện sự méo mó về nhân cách.

+ Không ai có thể dành cho ta tình yêu thương, lòng vị tha và sự hi sinh vô hạn nên niềm vui xây nên từ những vất vả, hi sinh của người khác sẽ không bền lâu; hạnh phúc thực sự phải là sự trao đi và nhận lại.

+ Khi vô tâm với chính những người thân của mình, chúng ta không biết quan tâm đến những người xung quanh, điều này sẽ làm hủy hoại dần những mối quan hệ tốt đẹp.

+ Sự vô tâm ngày hôm nay có thể là khởi đầu cho những tội lỗi lớn hơn của ngày mai 3. Mở rộng vấn đề (1,0 điểm)

(2)

2

- Tìm niềm vui từ những trò giải trí không phải là xấu nhưng không thể đắm chìm trong nó, quên đi thực tại.

- Sự hi sinh nào cũng cần xứng đáng với người được đón nhận nó.

4. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) Cách cho điểm

- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấ n đề một cách sâu sắc, thuyết phục; văn có giọng điệu.

- Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấ n đề cơ bản rõ ràng nhưng chưa thâ ̣t sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 3- 4: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả.

- Điểm 1-2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả .

- Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không làm bài.

Câu 2 (12,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng

Có kĩ năng viết bài nghị luận văn học; bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; có tri thức chính xác, phong phú về vấn đề nghị luận; phân tích đoạn trích rõ định hướng; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận…; văn viết có giọng điệu.

II. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể làm nhiều cách, song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận (0,5 điểm) 2. Giải thích (2,5 điểm)

- Ý kiến khẳng định giá trị mới mẻ, lớn lao, sâu sắc của Truyện Kiều trong việc cất lên

“tiếng nói thương thân, xót thân” của con người cá nhân tự ý thức.

- Tiếng nói thương thân, xót thân là tiếng nói của nhân vật / người viết trong tác phẩm, bày tỏ nỗi đau đớn, xót xa, thương tiếc cho thân xác, thân phận con người bị chà đạp.

- Người xưa thường không trọng thân, xót thân, thậm chí có xu hướng xem thân thể cha mẹ cho là một cái gì đó rất phù du. Trong văn học trung đại, khi nhân vật làm việc nghĩa, họ thường có cảm giác thanh thản, hạnh phúc, thậm chí không biết đến nỗi đau thể xác hay tinh thần (VD: Ngọc Hoa cắt thịt dâng mẹ mà không thấy đau...).

- Thực ra, trong văn học trung đại Việt Nam - văn học đề cao cái vô ngã, phi ngã, đây đó ta cũng đã bắt gặp vài ba tiếng nói thương thân, xót thân song không nhiều. Chỉ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, tiếng nói ấy mới trở nên tập trung, cô đọng và rõ nét nhất. Dễ nhận ra, trong Truyện Kiều xuất hiện dày đặc từ “thân”, những từ thể hiện sự tự ý thức của con người cá nhân cũng rất nhiều như: “phận”, “mình”, “riêng”. (dẫn chứng).

- Lí do: Truyền thống nhân đạo của văn học Việt Nam; ở thời đại Nguyễn Du sống, vấn đề thân phận, quyền sống của con người - đặc biệt là người phụ nữ - trở nên nhức nhối; sự

(3)

3

nhạy cảm của một thiên tài;… tất cả kết đọng tạo nên một áng Kiều bất hủ, tạo nên tiếng nói thương thân, xót thân vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.

3. Chứng minh qua hai đoạn trích Trao duyên và Nỗi thương mình (8,0 điểm) 3.1. Tiếng nói tự thương thân, xót thân trong “Trao duyên”

Tiếng nói thương thân, xót thân vang lên mãnh liệt, quằn quại, đau đớn trong giờ phút đỉnh điểm của trao duyên, gắn liền với bi kịch tình yêu tan vỡ:

- Kiều ý thức rõ trao duyên nhưng không thể trao tình, thậm chí duyên đã trao đi mà tình càng thêm nặng.

- Kiều tự xót xa cho thân phận mình, tự thấy mình là người mệnh bạc, tự thấy mình còn sống mà như đã chết – thác oan.

- Kiều thấy rõ nỗi đau của mình khi hình dung ra một tương lai Thúy Vân hạnh phúc bên Kim Trọng còn linh hồn nàng trở về trong ngọn gió, không siêu thoát được vì còn mang nặng lời thề.

- Kiều ý thức được phận bạc, sự lỡ dở tình duyên của mình: Phận sao...lỡ làng 3.2. Tiếng nói tự thương thân, xót thân trong “Nỗi thương mình”

Nguyễn Du tái hiện sự trỗi dậy của ý thức cá nhân ở Kiều trong thân phận kĩ nữ chốn lầu xanh:

- Kiều ý thức về cuộc sống của mình chốn lầu xanh với bao bẽ bàng, đớn đau, tủi nhục.

- Kiều tự thức tỉnh, tự xót xa, thương cảm cho thân phận mình.

- Kiều nuối tiếc quãng thời gian tươi đẹp trong quá khứ, xót xa cho thân xác bị chà đạp, nhân phẩm bị đọa đày trong hiện tại.

- Kiều thương thân mình không có niềm vui, hạnh phúc trong cảnh ngộ phải mua vui cho khách làng chơi.

3. Đánh giá, mở rộng (1,0 điểm) - Khẳng định ý kiến đúng đắn.

- Tiếng nói thương thân, xót thân của Kiều thể hiện sự tự ý thức cao độ về nỗi đau, cảnh ngộ hiện tại của bản thân nhân vật, càng làm cho phẩm chất của Kiều ngời sáng hơn bao giờ hết -> làm nên kiểu nhân vật nếm trải, con người tự ý thức.

- Biết thương thân, xót thân trên cả hai khía cạnh: thân thể và thân phận, thân xác và nhân phẩm của bản thân, đó là điều mới mẻ chưa từng có trong văn học trung đại Việt Nam.

Tiếng nói thương thân, xót thân ấy thực ra xuất phát từ thái độ trọng thân, đề cao thân (thân xác, thân thể, thân danh, thân phận con người) - một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du góp phần làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm và báo hiệu sự trỗi dậy của ý thức cá nhân của nền văn học dân tộc.

(4)

4

- Bài học với người sáng tác và nghệ sĩ.

Cách cho điểm

- Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, tri thức phong phú, lập luận sắc sảo; không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt.

- Điểm 10-11: Đáp ứng được hầu hết các ý cơ bản, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.

- Điểm 8-9: Đáp ứng được phần lớn những ý cơ bản, mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.

- Điểm 6-7: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 4-5: Bài viết sơ sài, tri thức văn học nghèo nàn, phân tích dẫn chứng hời hợt, mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 1-2-3: Chưa hiểu rõ vấn đề, kĩ năng làm văn đuối, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc không làm bài.

* Lưu ý: Giám khảo nắm yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một

Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường chủ nhân - nhà bình luận văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu

Ông lấy nhiệt độ ở hai điểm - băng tan chảy và nước sôi, làm hai điểm cơ bản rồi chia độ lên trên nhiệt kế thủy ngân.. Trên cột thủy ngân, ông chia khoảng cách

- Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.. - Hiểu đó là tài sản quý nhất

- Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt

Bài 1: Tìm một số thành ngữ tương ứng với chuyện: Ếch ngồi đáy giếng.. Bài 2: Tình huống xảy ra trong tiết học Văn khi các

Trình bày đợc đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm..

 Đoạn thơ thể hiện một cách cảm động cảnh ngộ và thân phận đau thương của nàng Kiều, diễn tả thành công tâm trạng của Kiều đồng thời cho thấy sự thấu hiểu và đồng