• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trên thân nhiệt kế, nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37 oC là nhiệt độ trung bình của cơ thể

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trên thân nhiệt kế, nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37 oC là nhiệt độ trung bình của cơ thể"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Câu 1: (2,0 điểm)

Mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình 1,8 mm/năm do hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Nhiệt độ gia tăng làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên làm ngập lụt nhiều vùng đất thấp trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong năm nước được dự báo sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Theo dự báo nếu mực nước biển dâng lên 1 m thì sẽ có 39 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 20 % diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập,

khoảng 10% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng... H1: Sông băng tan chảy do hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Em hãy cho biết:

a/. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng nước biển dâng?

b/. Nguyên nhân này liên quan đến hiện tượng vật lý nào mà em đã học?

c/. Em hãy nêu định nghĩa về hiện tượng vật lý trên và cho một ví dụ thực tế khác Câu 2: (2,0 điểm)

Nhiệt kế y tế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ, có giới hạn đo từ 35 oC đến 42 oC và độ chia nhỏ nhất là 0,1 oC. Trên thân nhiệt kế, nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37 oC là nhiệt độ trung bình của cơ thể. Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân của nhiệt kế y tế có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.

Em hãy cho biết:

a/. Nhiệt kế y tế hoạt động dựa trên hiện tượng gì?

b/. Vì sao nhiệt kế y tế chỉ có giới hạn đo từ 35 oC đến 42 oC?

c/. Do nhiệt kế y tế có cấu tạo đặc biệt ở ống quản, vậy trước khi dùng nhiệt kế y tế em phải làm gì? Vì sao?

d/. Để đo nhiệt độ của khí quyển em có thể dùng nhiệt kế y tế được không? Nếu không thì ta phải dùng loại nhiệt kế nào?

H2: Nhiệt kế y tế

Câu 3: (2,0 điểm)

Khi đun nước, mẹ bạn An luôn dặn dò rằng không được đổ nước quá vạch “Max” ghi trên bình đun nước (H3)

a/. Theo em, khi đun nước đã có sự dãn nở của những chất nào?

b/. Em hãy so sánh sự dãn nở vì nhiệt của những chất đó.

c/. Nếu bạn An đổ nước đầy bình sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Từ đó, theo em lời dặn dò

của mẹ bạn An là đúng hay sai? H3: Bình đun nước

Câu 4: (2,0 điểm) Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều hiện tượng liên quan đến sự bay hơi chẳng hạn như:

(2)

H4: Cây mía. H5: Cây xương rồng. H6: Phơi quần áo. H7: Đất đai khô cằn.

Người ta thường chặt bớt lá mía tích trữ nước cho thân mía giúp tăng năng suất cây trồng.

Ở cây xương rồng, lá thường biến thành gai, để giảm thiểu tối đa sự thoát nước giúp cây có thể sống ở vùng thời tiết khắc nghiệt ở sa mạc.

Khi phơi quần áo, người ta thường trải rộng quần áo, phơi ở những nơi có nắng, gió sẽ giúp quần áo mau khô hơn.

Vào những mùa hè nắng gắt, hạn hán kéo dài một số vùng đất bị khô cằn, sông ngòi bị cạn khô.

Em hãy cho biết:

a/. Theo em, sự bay hơi là gì?

b/. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Em hãy kể tên các yếu tố đó.

c/. Ở cây xương rồng, lá thường biến thành gai là ứng dụng của yếu tố nào để giảm thiểu tối đa sự thoát nước?

Câu 5: (2,0 điểm)

Người đầu tiên định ra thang nhiệt độ là nhà vật lí người Đức - Fahrenheit. Ông lấy nhiệt độ ở hai điểm - băng tan chảy và nước sôi, làm hai điểm cơ bản rồi chia độ lên trên nhiệt kế thủy ngân. Trên cột thủy ngân, ông chia khoảng cách giữa hai điểm nhiệt độ thành 180 vạch nhỏ, mỗi vạch nhỏ là 1 độ. Đó là độ Fahrenheit, biểu thị bằng "F". Tuy nhiên, ông không đặt điểm băng tan là 0 oF, mà là 32 oF, như vậy điểm sôi của nước là 212 oF. Hiện nay, thang nhiệt độ Fahrenheit vẫn còn được sử dụng ở các nước và khu vực như Anh, Châu Bắc Mĩ, Châu Đại Dương, Nam Phi v.v.

Cách xác định thang nhiệt độ thứ hai là do nhà thiên văn người Thụy Điển - Celsius, đề xuất năm 1742. Nhiệt kế và hai điểm nhiệt độ cơ bản mà ông chọn dùng hoàn toàn giống như Fahrenheit, vẫn là điểm băng tan và điểm sôi của nước, song Celsius lại chia đều cột thuỷ ngân thành 100 vạch, mỗi vạch là 1 °C. Ông đặt điểm tan chảy của băng là 0°C, như vậy điểm sôi của nước là 100 °C. Rõ ràng là thang nhiệt độ của Celsius sử dụng tiện lợi hơn thang nhiệt độ Fahrenheit. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều dùng loại thang nhiệt độ này.

Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a/. Theo em, 100 oC và 0 oC sẽ tương ứng với bao nhiêu oF?

b/. Vào mùa đông, ở nước Anh có nhiệt độ khoảng 36 oF còn vào mùa hè nhiệt độ khoảng 86 oF.

Em hãy áp dụng công thức trên để chuyển đổi 36 oF và 86 oF sang oC?

--- HẾT ---

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 – 2018

(3)

Lưu ý

- Sinh hoạt nhóm để thống nhất biểu điểm, đáp án trước khi chấm.

- Sai đơn vị: - 0,25 đ ( chỉ trừ một lần cho một loại đơn vị).

- Học sinh trình bày khác đáp án nhưng đúng thì vẫn chấm điểm bình thường.

Câu 1: (2,0 điểm) a/. Do băng tan. [0,5 đ]

b/. Sự nóng chảy. [0,5 đ]

c/. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. 0,5 đ Cho đúng ví dụ. 0,5 đ

Câu 2: (2,0 điểm)

a/. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất. 0,5 đ

b/. Vì nhiệt độ cơ thể con người chỉ từ 35 oC đến 42 oC. 0,5 đ

c/. Phải vẩy mạnh nhiệt kế y tế 0,25 đ để thủy ngân trong ống quản tụt xuống hết bầu nhiệt kế

0,25 đ.

d/. Không 0,25 đ. Dùng nhiệt kế rượu. 0,25 đ

Câu 3: (2,0 điểm)

a/. Chất rắn (vỏ bình nước) 0,25 đ và chất lỏng (nước) 0,25 đ.

b/. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 0,5 đ

c/. Nước tràn ra ngoài. 0,5 đ Lời dặn của mẹ bạn An là đúng. 0,5 đ

Câu 4: (2,0 điểm)

a/. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. 0,5 đ

b/. Phụ thuộc vào 3 yếu tố. 0,25 đ Kể đúng mỗi yếu tố. 0,75 đ

c/. Làm giảm 0,25 đ diện tích mặt thoáng 0,25 đ.

Câu 5: (2,0 điểm)

a/. 212 oF 0,25 đ ; 32 oF 0,25 đ.

b/. Tính đúng đáp số 2,2 oC 0,75 đ và 30 oC 0,75 đ.

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế y tế (nhiệt kế thủy ngân), nhiệt kế rượu (nhiệt kế treo tường), nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại..?. Phát biểu

Giải: Khi bơm xe quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong ruột bánh xe dãn nở nhiều hơn vỏ xe bị vỏ xe ngăn cản khí sẽ gây ra lực lớn làm nổ lốp vì vậy ta không bơm

Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép), nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một

PHI ẾU ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH.

Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng và ngay trên mặt thoáng của chất lỏng. ở một nhiệt độ

Độ không đảm bảo đo (ĐKĐBĐ) của phép hiệu chuẩn nhiệt kế thủy tinh – thủy ngân chuẩn được tính toán từ các sai số ảnh hưởng đến các phép đo nhiệt độ khi hiệu chuẩn,

Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong & trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôI.. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ

Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu?. Vì nhiệt độ sôi của rượu nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước, nếu