• Không có kết quả nào được tìm thấy

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1 SỞ GD & ĐT LONG AN

(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN NĂM HỌC 2016 - 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN (Chuyên) I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng, tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.

2. Giám khảo cần linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm (do đặc trưng bộ môn Ngữ Văn); khuyến khích những bài văn có cảm xúc và sáng tạo.

3. Điểm toàn bài là tổng điểm bài văn (10,0 điểm).

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Đáp án Điểm

Câu 1

Hồi ức về mẹ bao giờ cũng tươi mát và sinh động. Ta càng xa tuổi thơ thì hồi ức đó càng rõ rệt, dễ hiểu và thân thiết.

(N.V. Sengunốp) Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

4,0 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt

chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách nhưng hợp lí, có sức thuyết phục; cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

▪ Nêu được vấn đề nghị luận 0,25

▪ Giải thích

- Hồi ức: Nhớ lại điều bản thân đã trải qua một cách có chủ định.

- Tươi mát, sinh động: Cảm giác dễ chịu, ưa thích, đầy sức sống.Rõ rệt, dễ hiểu, thân thiết: dễ nhìn thấy, nhận ra, gần gũi, gắn bó.

→ Hồi ức về mẹ bao giờ cũng tạo được niềm vui và niềm tin vào cuộc sống.

Khi trưởng thành, hồi ức về mẹ càng sâu sắc, gắn bó và gần gũi.

1,0 0,25 0,25

0,5

▪ Bàn luận

- Nhớ về mẹ với những ấn tượng sâu sắc, lòng biết ơn và niềm tự hào.

+ Mẹ mang nặng đẻ đau, yêu thương dạy dỗ. Những gian lao, vất vả, những hi sinh thầm lặng của mẹ trong cuộc sống đời thường. Những lo toan cho tương lai, hạnh phúc của con.

+ Những hồi ức về mẹ luôn theo suốt đời con, nuôi con khôn lớn, tiếp sức cho con vào đời.Mẹ là nguồn vui mỗi lúc thành công, là ngọn lửa sưởi ấm lúc cô đơn, buồn tủi; là cánh tay nâng mỗi khi con yếu đuối, bi quan hay thất bại.

- Khi con người trưởng thành, có nhiều sự trải nghiệm, kinh nghiệm sống thì hồi ức về mẹ càng sâu sắc.

- Cuộc đời đổi thay, lòng người sâu cạn, nhưng có một điều chắc chắn trong cuộc đời mỗi người sẽ luôn hiện hữu, vẹn nguyên nghĩa nặng của mẹ, công lao của cha. Tuy nhiên, trong uộc sống vẫn còn đó những người con không cảm nhận được công lao của đấng sinh thành, sống vô trách nhiệm với cha mẹ.

2,0 0,5

0,5

0,5

0,5

▪ Nhận thức và hành động 0,5

▪ Đánh giá vấn đề nghị luận 0,25

Câu 2 Vẻ đẹp của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không

kính (Phạm Tiến Duật) và Ánh trăng (Nguyễn Duy). 6,0

1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; vận dụng nhuần

(2)

Trang 2

nhuyễn các thao tác cơ bản như phân tích, bình luận, tổng hợp, so sánh...; kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về hai tác giả và hai bài thơ, thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần có ý thức nêu bật vẻ đẹp của con người Việt Nam, cần làm rõ các ý chính:

Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề

+ Giới thiệu Nguyễn Tiến Duật và bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính;

Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.

+Khái quát vẻ đẹp của con người Việt Nam qua hai bài thơ.

0,5

0,25

0,25

Tổng: giới thiệu chung (xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác, nội dung cảm xúc của hai bài thơ,…).

Phân tích, chứng minh

- Vẻ đẹp của con người Việt Nam qua bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính với những nét phẩm chất, tính cách cao đẹp.

+ Tư thế ung dung, hiên ngang.

+ Tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm.

+ Tình đồng chí, đồng đội và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam ruột thịt.

→Đó là vẻ đẹp của một thế hệ thanh niên thời chống Mỹ cứu nước: tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Vẻ đẹp của con người Việt Nam qua bài thơ Ánh trăng được thể hiện qua tâm tình của người chiến sĩ.

+ Sống gắn bó với trăng, với thiên nhiên nghĩa tình, với nhân dânlúc thơ ấu và khi trưởng thành, đi kháng chiến ở rừng.

+ Những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc sống tiện nghi hiện đại, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian lao cùng vầng trăng tình nghĩa. Bất chợt đối diện với vầng trăng, anh giật mình, thức tỉnh lương tâm;trào dâng cảm xúc và quá khứ ùa về trong tâm thức.

→ Đó là vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới (chiến tranh đi qua). Vẻ đẹp thể hiện trong sự gắn bó ân tình của con người với thiên nhiên, với đất nước, nhân dântrong lời nhắc nhở phải biết sống thủy chung, uống nước nhớ nguồn.

0,5

1,75 0,5 0,5 0,5 0,25

1,75 0,5 1,0

0,25

Hợp

Ra đời ở những thời điểm khác nhau, hai bài thơ đã thể hiện chân thực vẻ đẹp của con người Việt Nam: vẻ đẹp cao cả của người lính giữa sự khốc liệt của chiến tranh; vẻ đẹp trong ý thức của người lính khi trở về với cuộc sống đời thường biết nhìn lại chính mình, thức tỉnh lương tâm sau những lỗi lầm, biết hướng mình tới Chân-Thiện-Mĩ.

0,5

Đánh giá khái quát nghệ thuật hai bài thơ (thể thơ, hình ảnh thơ, biện pháp tu từ đặc sắc, ngôn ngữ, giọng điệu...).

0,5

Đánh giá vấn đề nghị luận. 0,5

- Hết -

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Qua đoạn thơ 1 của bài thơ Từ ấy, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực

Trên cơ sở gợi ý của đoạn trích từ bức thư học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau đây:.. - Những người ta

Thí sinh có thể chọn một số bài thơ (từ 02 bài trở lên – tốt nhất là bao gồm cả thơ Việt Nam và thơ nước ngoài) tiêu biểu, phù hợp để minh chứng cho yêu cầu của

- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một

- “Ghi chép” trong hồi kí là hình thức viết, kể, sáng tác dựa trên sự thật cuộc sống, đồng thời có sự sáng tạo, ghi sao cho thành truyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc..

2/ Nêu cảm nghĩ về bài thơ (Cảm nhận theo từng câu/ từng cặp câu) + Câu dẫn dắt vào nội dung chính của câu thơ cần phân tích. + Chép câu thơ/ cặp

- Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau :

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Phạm Tiến Duật và hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, thí sinh có thể diễn đạt và trình