• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ KSCL HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ KSCL HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ ---&---

ĐỀ KSCL HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian : 60 phút)

ĐỀ BÀI:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái của câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ nào?

A, Thất ngôn bát cú đường luật B, Song thất lục bát

C, Thất ngôn tứ tuyệt D, Ngũ ngôn

Câu 2: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của tác giả nào?

A, Thạch Lam B, Vũ Bằng

C, Xuân Quỳnh D, Minh Hương

Câu 3: Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ “Chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” (Xuân Quỳnh)

A, Tiết kiệm, dè sẻn B, Âu yếm, vỗ về

C, Quan tâm, chăm sóc D, Giữ gìn, nâng niu Câu 4: Văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc thể loại gì?

A, Kí sự B, Hồi kí

C, Tùy bút D, Truyện ngắn Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A, Học ăn, học nói, học gói học mở.

B, Gió mơn man dìu dịu.

C, Một đêm mùa xuân.

D, Trăng lên.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A, Tiếng suối chảy róc rách.

B, Lan được thầy giáo khen

C, Trời mưa to

D, Hoa đua nhau khoe sắc Câu 7: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A, Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề . B, Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó

C, Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.

D, Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

Câu 8: Mục đích viết văn bản đề nghị là gì?

A, Làm cho người đọc hiểu rõ những tư tưởng, đạo lí, phẩm chất quan hệ.

B, Tổng hợp trình bày tình hình sự việc.

C, Nêu ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết

D, Làm sáng tỏ một nhận định.

PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1: (2 điểm):

Cho đoạn thơ sau:

(2)

“Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ Cục, cục tác, cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”

a, Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b, Chỉ rõ biện pháp tu từ trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: (6 điểm)

Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí :

“Lá lành đùm lá rách”

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề.. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về

-Vấn đề trong đời sống thường do đề bài nêu lên nhưng cũng có thể do người viết tự xác định từ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, chẳng hạn: Thế nào là lòng yêu

Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức,

Như vậy, ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình đi đến thành

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc niềm tin sâu sắc về sức mạnh của cái đẹp, cái thiện, nó có thể tỏa rạng trong bất

Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và

Vậy chúng ta hãy thử đặt câu hỏi, đó là những trường hợp đã phát hiện do tử vong hoặc một tổ chức bệnh viện nào đó thấy bất thường và tố cáo, vậy còn bao

Tuyển tập Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc Tư gồm sáu truyện ngắn, mỗi truyện ngắn là một điểm nhìn của các nhân vật khác nhau về nỗi buồn của đời người.. Trong đó có