• Không có kết quả nào được tìm thấy

lai tế bào sinh dưỡng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "lai tế bào sinh dưỡng"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 19 VÀ BÀI 20

Câu 1: Trong chọn giống, phương pháp chủ yếu để tạo ra các đột biến nhân tạo là

A. lai tế bào sinh dưỡng. B. sử dụng các tác nhân vật lí, hoá học.

C. lai khác dòng. D. lai xa.

Câu 2: Mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây trồng là A. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể.

B. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.

C. làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng.

D. loại bỏ tính trạng không mong muốn.

Câu 3: Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước:

I. Cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng.

II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

IV. Tạo dòng thuần chủng.

Tổ hợp các câu đúng là:

A. I → IV → II. B. III → II → IV. C. IV → III → II. D. II → III → IV.

Câu 4: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc chỉ áp dụng có hiệu quả đối với

A. bào tử, hạt phấn. B. vật nuôi, vi sinh vật.

C. vật nuôi, cây trồng. D. cây trồng, vi sinh vật.

Câu 5: Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào?

A. Vi sinh vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Động vật.

Câu 6: Phương pháp gây đột biến nhân tạo ít có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào?

A. Vi sinh vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Động vật.

Câu 7: Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật?

A. Gây đột biến nhân tạo kết hợp với lai tạo.

B. Lai khác dòng kết hợp với chọn lọc.

C. Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang dại.

D. Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc.

Câu 8: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là

A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.

B. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.

Câu 9: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen ?

A. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. Lai tế bào xôma khác loài.

C. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin.

D. Tự phụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.

Câu 10: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là

A. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

B. chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xôma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

C. chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

D. chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.

Câu 11: Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp

A. lai khác loài. B. gây đột biến. C. chuyển gen. D. nhân bản vô tính.

(2)

Câu 12: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp

A. nuôi cấy hợp tử. B. cấy truyền phôi.

C. kĩ thuật chuyển phôi. D. nhân giống đột biến.

Câu 13: Khâu nào sau đây không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi?

A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành mỗi phôi riêng biệt.

B. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia hân ra thành nhiều phần nhỏ rồi chuyển vào hợp tử.

C. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành một thể khảm.

D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người.

Câu 14: Mục đích của kĩ thuật di truyền (công nghệ gen) là

A. tạo ra sinh vật biến đổi gen phục vụ lợi ích cho con người hoặc tạo ra các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.

B. gây ra các đột biến gen hoặc đột biến NST từ đó chọn được những thể đột biến có lợi cho con người.

C. tạo ra các biến dị tổ hợp có giá trị, làm xuất hiện các cá thể có nhiều gen quý.

D. tạo ra các cá thể có các gen mới hoặc NST mới chưa có trong tự nhiên.

Câu 15: Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật

A. chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.

B. chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào E.coli.

C. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit.

D. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận.

Câu 16: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường A. chuyển nhân từ tế bào cho sang tế bào nhận.

B. chuyển một đoạn ADN bất kì từ loài này sang loài khác bằng lai tế bào xôma.

C. chuyển một gen từ loài này sang loài khác bằng thể truyền.

D. chuyển plasmit từ tế bào cho sang tế bào nhận.

Câu 17: Trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit làm thể truyền, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo ra theo quy trình nào?

A. Chuyển ADN ra khỏi tế bào cho  tách plasmit ra khỏi tế bào nhậnvi khuẩn  cắt ADN vừa tách những đoạn (gen) cần thiết và cắt plasmit.

B. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết  tách gen vừa cắt và plasmit ra khỏi tế bào cho và tế bào vi khuẩn  nối gen vừa tách vào plasmit.

C. Cắt ADN từ tế bào thể cho thành những đoạn (gen) cần thiết và cắt mở vòng plasmit  chuyển gen và plasmit vừa cắt vào tế bào nhận  trong tế bào nhận, gen vừa cắt được nối vào plasmit mở vòng nhờ enzim nối.

D. Tách ADN của tế bào thể cho và tách plasmit khỏi tế bào chất của vi khuẩn  cắt mở vòng plasmit và ADN thể cho ở những đoạn (gen) cần thiết  nối gen vừa cắt vào ADN của plasmit đã mở vòng.

Câu 18: Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân tử ADN (cho và nhận) được nối với nhau theo nguyên tắc bổ sung nhờ enzim

A. ADN – pôlimeraza. B. ADN – restrictaza.

C. ADN – ligaza. D. ARN – pôlimeraza.

Câu 19: Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là

A. ADN – pôlimeraza. B. ADN – restrictaza.

C. ADN – ligaza. D. ARN – pôlimeraza.

Câu 20: Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là

A. tế bào động vật. B. vi khuẩn E.coli. C. tế bào thực vật. D. tế bào người.

Câu 21: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì?

A. Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào thể nhận.

B. Là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn.

C. Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit.

D. Là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn.

(3)

Câu 22: Kĩ thuật chuyển gen đã ứng dụng loại kĩ thuật nào sau đây?

A. Kĩ thuật gây đột biến nhân tạo. B. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.

C. Kĩ thuật xử lí enzim. D. Kĩ thuật xử lí màng tế bào.

Câu 23: Làm thế nào để nhận biết việc chuyển phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận đã thành công?

A. Chọn thể truyền có các dấu chuẩn (gen đánh dấu) dễ nhận biết.

B. Dùng CaCl2 làm dãn màng tế bào hoặc xung điện.

C. Dùng xung điện làm thay đổi tính thấm của màng sinh chất.

D. Dùng phương pháp đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.

Câu 24: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của

A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào.

C. công nghệ sinh học. D. kĩ thuật vi sinh.

Câu 25: Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của một sinh vật?

A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.

B. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen.

C. Loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó.

D. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường.

Câu 26: Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp bêta carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ

A. phương pháp lai giống. B. Công nghệ tế bào.

C. gây đột biến nhân tạo. D. công nghệ gen.

Câu 27: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của

A. dùng kĩ thuật vi tiêm. B. kĩ thuật cấy gen nhờ vectơ là plasmit.

C. lai tế bào xôma. D. gây đột biến nhân tạo.

Câu 28: Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành

A. đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

B. đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gen cần chuyển và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.

C. đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.

D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.

Câu 29: Cho các thành tựu:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.

(3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng công nghệ gen là:

A. (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (1), (4).

Câu 30: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật chuyển gen?

A. Tạo cây bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.

B. Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.

C. Tạo giống lúa vàng.

D. Tạo ra cừu Đôly.

Câu 31: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen?

A. Tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa.

B. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm.

C. Tạo chuột hắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống.

D. Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông, tạo được giống bông kháng sâu bệnh.

Câu 32: ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật chuyển gen được đưa vào trong tế bào E. coli nhằm

A. ức chế hoạt động hệ gen của tế bào E. coli.

B. làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của E. coli.

C. làm cho ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN vi khuẩn.

(4)

D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi thực hiện phân tích đa thức thành nhân tử các biểu thức phức tạp ta thường sử dụng phối hợp cả ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử cơ bản: phương

Gµ Tam Hoµng:... Gµ

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến hình thái của phôi như phôi có nhiều mảnh vụn tế bào, phôi có kích thước các phôi bào không đồng đều, phôi bào đa nhân, phôi có số

Do đó mà các thiết bị tham gia vào mô hình này sẽ được hưởng lợi từ việc mô hình huấn luyện được học từ nh iều nguồn dữ liệu từ khác nhau , giúp đưa ra kết quả,

Tinh hoàn ở lỗ bẹn nông 32,3% cao hơn các tác giả khác do chúng tôi chẩn đoán, theo dõi ngay sau sinh và có điều trị bằng nội tiết tố, tư vấn lợi ích của phẫu

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bản chất các khối u ở phổi: các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp CLVT, chụp cộng hưởng từ, chụp PET/CT…và các kỹ

Gµ Tam Hoµng:... Gµ

Câu 23: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện